21
TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491 - 1585)
Hôm nay ông kể chuyện
Về một người tuyệt vời,
Một nhà thơ, ông trạng,
Buổi Mạc - Lê giao thời.
Vâng, đúng một ông trạng,
Dân gian gọi trạng Trình,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, phải nói,
Cực giỏi và thông minh.
Nào, ông bắt đầu kể.
Cũng không dài lắm đâu.
Các cháu nghe, cố nhớ.
Nào, chúng ta bắt đầu.
*
Có một anh chàng nọ,
Nghèo, chẳng còn gì ăn.
Vợ chau mày, con đói,
Anh ta ngồi bần thần.
Bất chợt, anh ta nhớ,
Hình như xưa tổ tiên
Để lại chiếc ống quyển,
Dặn lúc nào thiếu tiền
Hay tiệt hết đường sống,
Gia cảnh quá bần hàn,
Thì mở ra, trong đó
Có bức thư gửi quan.
Chiếc ống quyển nhỏ bé
Giấu kỹ trên xà nhà,
Qua nhiều đời, ám khói
Được lấy xuống, mở ra.
Bên trong có thư thật.
Anh ta mang bức thư
Đến nhà quan sở tại,
Vẫn chưa rõ thực hư.
Lúc ấy quan đang nghỉ,
Nằm đọc sách trong nhà.
Thấy báo thư Cụ Trạng,
Liền vội vàng đi ra.
Quan vừa đi đến cửa,
Bỗng nhiên có thanh dầm,
Chắc lâu ngày bị mọt,
Rơi đúng chỗ quan nằm.
Quan hoảng hồn, thoát chết,
Liền mở thư ra xem.
Thư có dấu, chữ ký
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bức thư ngắn, chỉ viết:
“Tôi cứu ông vừa rồi.
Vậy xin ông giúp đỡ
Cháu bảy đời của tôi.”
*
Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng,
Một thi nhân diệu kỳ,
Một đại quan chính trực
Và một nhà tiên tri.
Ông sinh ở Vĩnh Lại,
Nay Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Đúng vào thời thịnh trị
Của vua Lê Thánh Tông.
Tên thật Nguyễn Văn Đạt,
Hiệu Cư Sĩ Bạch Vân,
Mẹ là Nhữ Thị Thục,
Giỏi tướng số, thơ văn.
Bà là con quan lớn,
Khó tính khi kén chồng,
Mãi đến lúc luống tuổi
Mới chịu lấy cha ông,
Tức là Nguyễn Văn Định,
Tài năng loại thường thường,
Có tướng sinh quí tử,
Sau dễ thành đế vương.
Để con thành hoàng đế,
Bà đã bắt bố ông
Mười hai giờ đêm ấy
Mới được vào động phòng.
Bố ông, chắc nóng vội,
Vào sớm hơn ít nhiều,
Nên con bà, thật tiếc,
Chỉ đại thần trong triều.
Sau chuyện ấy, bà giận,
Về với bố mẹ mình,
Rồi lấy ông chồng khác,
Rồi tính giờ, năm sinh,
Bà sinh được Trạng nữa,
Lại Lưỡng Quốc Trạng Nguyên,
Trạng Bùng, Mai Nham Tử,
Phùng Khắc Khoan, đại hiền.
Nguyễn Bỉnh Khiêm từ nhỏ
Được bà mẹ cầu kỳ
Dạy đến nơi đến chốn,
Không sót một môn gì.
Về sau, khi khôn lớn,
Tìm thầy tận xứ Thanh,
Lương Đắc Bằng, bảng nhãn,
Giúp hoàn thiện học hành.
Ông thầy này uyên bác,
Từng là quan đại thần,
Sau từ quan, chán nản,
Về quê sống thanh bần.
Cậu trò Bắc học giỏi,
Chăm chỉ và thông minh,
Được thầy trước khi chết
Tặng “Thái Ất Thần Kinh”.
Đó là cuốn sách quí
Ông mang từ nước Tàu,
Về Chu Dịch, bói toán,
Bắt phải học thuộc làu.
Thời ấy chính sự loạn,
Nguyễn Bỉnh Khiêm ở nhà,
Không bon chen thi thố
Chín kỳ thi đại khoa.
Khi nhà Mạc thành lập,
Đời ít nhiều tạm yên,
Ông mới ra thi cử,
Lập tức đậu Trạng nguyên.
Năm ấy bốn lăm tuổi,
Ông được bổ làm quan
Đông Các Đại học sĩ,
Lo soạn thảo công văn.
Ông nhanh chóng thăng tiến,
Đến chức Tả Thị lang
Của bộ Hình, bộ Lại,
Bạn của Thái thượng hoàng,
Tức vua Mạc Thái Tổ.
Tiếc là ông vua này
Đã qua đời quá sớm
Để ấu chúa lên thay.
Chính sự lại nát bét,
Đói kém, mất lòng dân.
Ông dâng sớ đòi chém
Mười tám tên lộng thần.
Trong mười tám tên ấy
Có con rể, Phạm Dao.
Thế mới biết quan Trạng
Chính trực đến mức nào.
Vua không chấp thuận sớ.
Năm Một Năm Bốn Hai,
Sau tám năm tại vị,
Ông về với trúc mai.
Nhưng hai năm sau đó
Vua Mạc lại mời ông
Làm Thượng thư bộ Lại,
Tước hiệu Trình Quốc công.
Cũng nhờ tước hiệu ấy
Ông trở thành Trạng Trình.
Một đại thần hòa nhã,
Liêm khiết và công minh.
Bảy ba tuổi, từ chức,
Ông dựng Am Bạch Vân,
Tức là Lều Mây Trắng,
Rồi xây Quán Trung Tân.
Thỉnh thoảng vua có việc
Lại đón ông vào kinh.
Các quyết định quan trọng
Đều hỏi ý Trạng Trình.
Ông mở lớp dạy học
Bên bờ sông Tuyết Giang.
Nhiều học trò vinh hiển,
Thành một danh sách vàng.
Vào cuối năm Ất Dậu,
Tức Một Năm Tám Năm,
Ông qua đời lặng lẽ
Ở tuổi đời chín lăm.
Đích thân Mạc Đôn Nhượng
Cùng các quan đại thần
Về quê ông cúng viếng
Để bày tỏ tình thân.
Vừa là nhà chính trị,
Nhà tiên tri đại tài,
Ông là nhà thơ lớn,
Sáng tác khoảng nghìn bài.
Cả chữ Nôm, chữ Hán,
Thơ ông thật trữ tình,
Về thiên nhiên, sông nước,
Về thế thái, nhân tình.
Về số, ông là nhất
Trong năm trăm năm thơ.
Về chất, cũng loại nhất,
Đọc, không thể hững hờ.
Tuy nhiên, phải thừa nhận
Ông nổi tiếng ở đời
Nhờ những bài sấm ký
Về sự việc, về người.
Thật lạ, nhiều tiên đoán
Lại rất đúng sau này,
Như việc quân Pháp phá
“Tan tành Cổ Am Mây.”
Hay việc ông đoán đúng
Thế chiến lần thứ hai.
“Diễn ra năm Thân - Dậu”,
Tàn khốc và kéo dài.
Năm Một Năm Sáu Tám,
Nghe lời khuyên của ông
Mà Nguyễn Hoàng yên chí
Vào lập nghiệp Đằng Trong.
Ở Thăng Long, Trịnh Kiểm
Muốn bỏ Lê, lên ngôi,
“Thờ Phật thì ăn oản”,
Ông nói thế, đành thôi.
Trước khi mất, nhà Mạc
Đến hỏi kế dài lâu.
Đáp: “Đất Cao Bằng nhỏ,
Nhưng lợi thế về sau”.
Nhờ thế mà nhà Mạc
Đã chọn vùng đất này
Lập căn cứ, lánh nạn,
Tồn tại thêm nhiều ngày.
TRUYỀN THUYẾT VỀ TRẠNG TRÌNH
Có không ít truyền thuyết
Về Trạng Trình xưa nay.
Nhân tiện ông sẽ kể
Thêm vài chuyện thế này.
Hồi học ở Thanh Hóa
Với Bảng nhãn họ Lương,
Ông được thầy rất quí
Vì thông minh khác thường.
Đến mức trước khi chết
Thầy truyền lại cho ông
Cuốn “Thái Ất” quí giá
Mà thầy đã thuộc lòng.
Cuốn sách rất khó hiểu
Do đạo sĩ Triệu Nga
Rất nổi tiếng Đời Tống
Đúc kết rồi soạn ra.
Thầy có người cùng họ
Làm quan, sống bên Tàu,
Tên là Lương Nhữ Hốt,
Chỗ thân tình từ lâu.
Một lần thầy đi sứ,
Sang gặp lại người này.
Ông cho thầy cuốn sách,
Lưu giữ đến hôm nay.
Thực ra cuốn sách ấy,
Dẫu uyên bác, thông minh,
Bỉnh Khiêm chưa hiểu lắm,
Nhưng luôn giữ bên mình.
Lại nói, rời Thanh Hóa,
Đời loạn, chưa muốn thi,
Ông theo một hảo hán
Tên là Lý Hưng Chi.
Có lần, khi phiêu bạt,
Cùng vị hảo hán này
Ông vượt qua biên giới,
Sống tạm giữa rừng cây.
Một sáng nọ, tỉnh dậy,
Ông thấy một ông già
Dáng dị thường, quắc thước,
Cứ lởn vởn quanh nhà.
Ông già ấy, thật lạ,
Cứ nhìn ông chằm chằm,
Tay mân mê bối rối
Chiếc gậy trúc đang cầm,
Nguyễn Bỉnh Khiêm ra hỏi.
Ông đáp: Đi ngang qua
Thấy có luồng khí lạ
Bốc lên từ mái nhà.
Và rằng ông vất vả
Tìm kiếm khắp đó đây
Một cuốn sách rất quí,
Tìm đã hai năm nay.
Khi ông già được hỏi
Cuốn sách đó là gì,
Ông đáp: Đó là cuốn
“Thái Ất Kinh tiên tri”.
Rằng thầy tôi ngày trước
Đem tặng nó một người
Là sứ thần Đại Việt,
Rồi người ấy qua đời
Trao nó cho môn đệ.
Giờ tôi tìm người này.
Vì thấy có khí lạ,
Nên tôi đã đến đây.
Người ấy có cuốn sách,
Nhưng cũng chẳng làm gì
Khi không có lời giải
Để hiểu lời tiên tri.
Tôi thì có lời giải,
Thầy trao khi qua đời.
Khi tìm được cuốn sách,
Sẽ có ích hai người.
Nguyễn Bỉnh Khiêm nghe thế,
Liền lẳng lặng vào nhà,
Lấy cuốn sách “Thái Ất”,
Hai tay đưa ông già.
Ông già nhìn thấy nó,
Sụp xuống lạy rất lâu.
Rồi ông chăm chú đọc,
Đọc và giảng từng câu.
Hai người đọc, bàn luận
Bảy ngày bảy đêm dài.
Đọc và hiểu mọi chuyện
Quá khứ và tương lai.
Rồi cả hai vội vã,
Chia tay, người một nơi
Sợ hãi vì phạm thượng
Do hiểu được ý trời.
Ông già lên phương Bắc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm một mình
Về nước, thi, đỗ trạng,
Rồi sau thành Trạng Trình.
*
Có một anh trò giỏi
Đến thăm thầy Trạng Trình.
Hôm ấy ba mươi Tết,
Ông đang ở làng mình.
Hai người đang bàn luận
Về tướng số, tử vi,
Về nhân tình thế thái,
Về sấm ký, tiên tri.
Bỗng ngoài cổng ai đó
Bảo có việc muốn nhờ.
Ông sai anh đầy tớ
Bảo người ấy hẵng chờ.
Rồi thầy trò nhà Trạng
Cùng bấm quẻ tử vi
Để đoán biết người ấy
Sang đây để làm gì.
Cả hai người bốc quẻ,
Trúng “thiết đoản, mộc trường”.
Tức “gỗ dài, sắt ngắn.”
Một quẻ rất bình thường.
“Theo con, người ấy đến
Để hỏi mượn chiếc mai.
Chiếc mai lưỡi sắt ngắn,
Mà cán gỗ lại dài.”
Quan Trạng nghe, liền đáp:
“Theo ý thầy, ông này
Đến để mượn chiếc búa.
Mời ông ta vào đây.”
Và rồi ông hàng xóm
Bước vào, chào hai người,
Hỏi mượn tạm chiếc búa,
Lúc ra về, mỉm cười.
Thấy học trò ngơ ngác,
Thầy Trạng nói ôn tồn:
“Con bấm quẻ rất khá,
Ta có lời khen con.
Nhưng đúng quẻ chưa đủ,
Còn phải đoán, phải suy.
Hôm nay ba mươi Tết,
Hỏi mượn mai làm gì?
Phải chăng là mượn búa?
Cũng “thiết đoản, mộc trường”
Để bổ củi, nấu bánh,
Đơn giản và bình thường.
*
Lúc nãy ông vừa nhắc,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Trình,
Có một người em nữa,
Cũng Trạng, rất thông minh.
Tuy chưa hề đỗ Trạng,
Nhưng dân gọi trạng Bùng,
Ông, một người uyên bác,
Có khí phách anh hùng.
Chắc các cháu còn nhớ,
Đó là Phùng Khắc Khoan,
Người có nhiều giai thoại
Lưu truyền trong dân gian.
Các cháu kiên nhẫn nhé.
Ông kể nốt hôm nay,
Chỉ sơ qua vài nét
Về ông Trạng Bùng này.
PHÙNG KHẮC KHOAN
Phùng Khắc Khoan nổi tiếng
Là một người tài, hiền.
Ông mới đậu Hoàng giáp,
Chưa hề đậu Trạng nguyên,
Nhưng được gọi là Trạng,
Chính xác là Trạng Bùng,
Vì quê ở Thạch Thất,
Và sinh ở làng Bùng.
Nghe người ta nói lại,
Phùng Khắc Khoan là em,
Tuy khác cha, cùng mẹ,
Với Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Được cha dạy từ nhỏ,
Rồi lại theo học anh,
Ông tấn tới nhanh chóng
Trên con đường học hành.
Nhưng dười triều nhà Mạc,
Ông không chịu đi thi.
Trung với triều Lê cũ,
Chỉ ở nhà ngủ khì.
Năm Một Năm Năm Bảy,
Ông đỗ đầu thi Hương,
Lúc đã hăm chín tuổi,
Rồi theo đường quan trường.
Trịnh Kiểm biết ông giỏi,
Cho làm ở Ngự dinh,
Trông coi bốn quân vệ,
Tham dự việc cơ binh.
Vua cho mở thi Hội,
Năm Một Năm Tám Không.
Ông thi đỗ Hoàng giáp,
Làm Thị lang bộ Công.
Năm Một Năm Chín Bảy,
Sáu mươi chín tuổi đời,
Ông được cử đi sứ,
Tài đối đáp hơn người.
Chỉ hai năm sau đó,
Ông được thăng Thượng thư,
Bộ Công rồi bộ Lại,
Rồi về quê nhàn cư.
*
Trong thời gian đi sứ,
Phùng Khắc Khoan nhập tâm
Học cách trồng ngô bắp,
Cách dệt the, nuôi tằm.
Về nước, ông truyền lại
Cho dân chúng trong làng.
Một số nơi, vì thế,
Tôn ông làm Thành hoàng.
Một số giống lúa tốt
Ông cũng lén mang về
Để giúp dân Thạch Thất
Trồng chúng ở đồng quê.
Sau khi thành trí sĩ,
Ông ra đồng hàng ngày
Giúp dân đào kênh, rạch
Vùng xung quanh núi Thầy.
Nhờ thế mà có nước
Tưới cho các cánh đồng
Ở Phùng Xá, Hoàng Xá,
Giúp phát triển nghề nông.
*
Phùng Khắc Khoan, ta biết,
Còn là một nhà thơ,
Cả chữ Nôm, chữ Hán,
Còn lưu đến bây giờ.
Ông cũng là tác giả
“Sấm Thượng thư họ Phùng”,
Người đời chắc vì thế
Gọi ông là Trạng Bùng.
Thơ ông rất tao nhã,
Phong cách không giống ai.
Ông viết nhiều, chỉ tiếc,
Lưu được ba trăm bài.
*
Thay cho chuyện cổ tích
Ông sẽ kể hôm nay
Chuyện ngụ ngôn Esốp.
Nào nghe, chuyện thế này.
CHUYỆN CON ẾCH
MUỐN TO BẰNG CON BÒ
Có một chú Ếch nhỏ
Nói với bố của mình:
“Bố ơi, con vừa thấy
Một quái vật rất kinh.
Nó lớn như ngọn núi,
Hai chiếc sừng rất to...
Ếch bố nói: “Bình tĩnh,
Đó chỉ là con Bò.
Mà Bò thì hiền lắm.
Chỉ to xác thôi mà.
To xác cũng không khó.
Nếu muốn thì cả ta
Cũng có thể lớn vậy,
Vâng, to lớn như Bò.”
Rồi Ếch Bố phùng má
Lấy hơi thổi thật to,
To, to nữa, to mãi...
“To nữa lên, bố ơi!”
Ếch Bố nghe, càng thổi,
Thổi, thổi nữa, và rồi
Con Ếch ngu ngốc ấy
Nổ đánh bùm thật to.
Thế là hết con Ếch
Muốn to bằng con Bò.
*
Chúa sinh ra vạn vật
Kích thước không như nhau,
Nhưng Chúa cho tất cả
Mỗi con một cái đầu.
Không háo danh, khoe mẽ,
Làm tốt chức phận mình,
Không bắt chước ngu ngốc
Mới là người thông minh.
22
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN THẾ KỶ 18
VÀ ĐẠI THẮNG QUÂN THANH
Giữa thế kỷ mười Tám,
Vua Lê ở Thăng Long
Chỉ còn là cái bóng,
Đang trên đường diệt vong.
Trong khi đó Phủ Chúa
Nắm hết mọi thực quyền,
Luôn hội hè, yến tiệc,
Lãng phí rất nhiều tiền.
Bọn tham quan đục khoét.
Dân cơ cực đủ bề,
Phải quanh năm lao dịch,
Lại sưu thuế nặng nề.
Chúa ăn chơi, hưởng lạc,
Đặc biệt là Trịnh Sâm.
Hoạn quan trong phủ Chúa
Lên con số năm trăm.
Bọn này rất hách dịch,
Ngạo mạn và khinh khi.
Mọi người ghê tởm chúng
Nhưng không biết làm gì.
Nông dân bị chiếm ruộng,
Rồi ruộng lại bỏ không.
Nhiều năm liên tiếp vỡ
Đê sông Mã, sông Hồng.
Nông nghiệp bị đình đốn,
Đình đốn cả công, thương.
Hàng vạn người chết đói,
Xác la liệt đầy đường.
Năm Một Bảy Ba Bảy,
Nguyễn Dương Hưng, Sơn Tây,
Mở đầu các khởi nghĩa
Ở Đàng Ngoài lúc này.
Rồi đến Lê Duy Mật
Ở xứ Nghệ, xứ Thanh,
Kéo dài ba thập kỷ,
Làm hoảng sợ triều đình.
Rồi khởi nghĩa Quận Hẻo,
Tức của Nguyễn Danh Phương,
Đánh chiếm vùng Tam Đảo,
Cả Sơn Tây, Tuyên Quang.
Cuộc khởi nghĩa lớn nhất
Với số nghĩa quân đông,
Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo
Ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Ông tiến đánh Kinh Bắc,
Uy hiếp cả Tràng An,
Đánh Sơn Nam,
Thanh Hóa,
Rồi đánh chiếm Nghệ An.
Luôn dương cao khẩu hiệu
“Lấy của cải người giàu
Chia cho người nghèo khổ”,
Quận He Nguyễn Hữu Cầu
Được dân chúng hưởng ứng
Và giúp đỡ nhiệt tình.
Nhưng, như nhiều người khác,
Ông bị bắt, xử hình.
Các khởi nghĩa thất bại,
Cuối cùng bị dập tan,
Nhưng đã giúp thúc đẩy
Nhà Chúa Trịnh lụi tàn.
*
Giữa thế kỷ mười tám
Các Chúa Nguyễn Đàng Trong
Đã trở nên tha hóa,
Chỉ bòn rút của công.
Người nắm hết quyền lực
Trong triều đình Phú Xuân
Tự xưng mình “Quốc phó”,
Tên là Trương Thúc Loan.
Lê Quí Đôn có viết,
Hắn tham lam cực kỳ,
“Thu lợi từ năm cửa”,
Giàu, không thiếu cái gì.
Còn dân thì đói khổ,
Tiếng ca thán khắp nơi.
Rồi Chàng Lía khởi nghĩa,
Thu hút được nhiều người.
Đóng chốt ở Bình Định,
Các nghĩa quân của chàng
Làm bọn quan sở tại
Phải lo sợ, kinh hoàng.
Nhưng rồi cuộc khởi nghĩa
Bị dập tắt rất nhanh.
Phải chờ đến Nguyễn Huệ,
Việc đại sự mới thành.
KHỞI NGHĨA TÂY SƠN
Năm Một Bảy Bảy Một
Khi anh em Tây Sơn
Phất cao cờ khởi nghĩa,
Lòng dân ngút căm hờn.
Ba anh em họ Nguyễn
Lập căn cứ lâu dài
Vùng Tây Sơn Thượng Đạo,
Ở An Khê, Gia Lai.
Khi lực lượng đủ mạnh,
Họ đánh xuống đồng bằng,
Lập Tây Sơn Hạ Đạo,
Khí thế càng thêm hăng.
Nghĩa quân đòi công lý,
Bình đẳng cho người dân,
Lấy của người thừa mứa
Chia cho kẻ đói ăn.
Họ cũng đòi xóa nợ,
Bỏ sưu thuế nặng nề.
Nhân dân các dân tộc
Đều đứng lên nhất tề.
Năm Một
Bảy Bảy
Bảy,
Trong một trận tấn công
Nghĩa quân giết Chúa Nguyễn,
Chấm dứt xứ Đàng Trong.
Chỉ Nguyễn Ánh trốn thoát,
Ra Phú Quốc đợi thời,
Rồi cầu vua Xiêm cứu,
Mang tiếng xấu với đời.
CHIẾN THẮNG RẠCH GẦM – XOÀI MÚT
Năm Một
Bảy Tám Bốn,
Quân Xiêm đánh nước ta.
Ba vạn quân đường bộ
Tiến về hướng Cần Thơ.
Hai vạn quân đường thủy
Đi theo hướng Kiên Giang,
Đổ bộ lên Rạch Giá,
Nhanh và khá dễ dàng.
Năm Tám Lăm, tháng Một,
Nguyễn Huệ dẫn đại binh
Tiến thẳng vào Gia Định.
Mỹ Tho là bản doanh.
Ông nghiên cứu trận địa
Quyết định chọn khúc sông
Rach Gầm đến Xoài Mút
Để chuẩn bị tấn công.
Khúc sông rộng nghìn mét,
Sáu nghìn mét chiều dài,
Hai bên bờ rậm rạp,
Tiện bố trí phục mai.
Giữa có hòn đảo nhỏ
Cũng um tùm cỏ cây.
Ông ém quân, đợi sẵn
Chờ địch đi qua đây
Sáng mười chín, tháng Một
Năm Một
Bảy Tám Năm,
Nhử địch vào mai phục,
Từ Xoài Mút, Rạch Gầm
Và từ cù lao nhỏ
Quân Nguyễn Huệ tấn công,
Bất ngờ và mãnh liệt.
Không biết trước đề phòng,
Nên chiến thuyền Xiêm Thái
Đã bị đánh tan tành,
Chiếc chìm, chiếc bị cháy.
Trận đánh kết thúc nhanh.
Hơn hai vạn quân thủy,
Sống sót mấy nghìn người,
Theo đường bộ về nước.
Một đòn đau nhớ đời.
Trong đó có Nguyễn Ánh,
Sang Xiêm xin lưu vong,
Nhưng mộng quay về nước
Vẫn ấp ủ trong lòng.
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút
Của Nguyễn Huệ Quang Trung
Là trang sử oanh liệt,
Một chiến thắng oai hùng.
Theo Đại Nam
Thực Lục:
Quân Xiêm sau trận này,
Nghe hai tiếng Đại Việt,
Hồn vía liền lên mây.
*
Hay tin quân thủy chết,
Quân bộ Xiêm chạy dài.
Nguyễn Huệ đã tính kế
Diệt Chúa Trịnh Đàng Ngoài.
Bấy giờ quân Chúa Trịnh
Đang đóng ở Phú Xuân.
Chúng giở trò quấy nhiễu,
Gây bất bình trong dân.
Năm Một
Bảy Tám Sáu,
Ông vượt đèo Hải Vân
Cùng tướng Nguyễn Hữu Chỉnh
Tiến đánh thành Phú Xuân.
Nhờ đang mùa nước lớn,
Thuyền nghĩa quân tiến nhanh.
Cùng bộ binh nhiều hướng,
Nguyễn Huệ áp chân thành.
Quân Trịnh bị tiêu diệt
Vì bạc nhược, nản lòng.
Thừa thắng, quân Nguyễn Huệ
Chiếm toàn bộ Đàng Trong.
Tiếp đến, ông lập tức
Tiến quân ra Bắc Kỳ
Để “Phù Lê diệt Trịnh”,
Rầm rập bước quân đi.
Tháng Bảy năm Tám Sáu
Ông đánh thành Thăng Long.
Chúa Trịnh bị dân bắt
Và giao nộp cho ông.
Thế là đã chấm dứt
Hai thế kỷ kéo dài
Chính quyền của Chúa Trịnh,
Thường được gọi Đàng Ngoài.
Dòng sông Gianh thơ mộng
Thôi không là dòng sông
Một thời vốn chia cắt
Đằng Ngoài và Đàng Trong.
*
Khi dẹp xong Chúa Trịnh,
Trao quyền cho vua Lê,
Nguyễn Huệ cùng binh tướng
Lên đường trở về quê.
Ông cho Nguyễn Hữu Chỉnh
Giúp trấn thủ Nghệ An
Cùng tướng Nguyễn Văn Duệ
Cai quản cả địa bàn.
Chẳng bao lâu, miền Bắc
Lại rối loạn, vua Lê
Mời Hữu Chỉnh ra dẹp.
Dẹp xong, Chỉnh không về,
Mà ở lại Miền Bắc
Còn tỏ ra lộng hành,
Ra mặt chống Nguyễn Huệ,
Củng cố lực lượng mình.
Hay tin này, Nguyễn Huệ
Lập tức từ Phú Xuân
Cử tướng Vũ Văn Nhậm
Ra trị tên gian thần.
Trị xong Chỉnh, thật tiếc,
Đến lượt Nhậm khinh nhờn,
Cũng có ý thoán nghịch,
Bất tuân lệnh Tây Sơn.
Năm Một
Bảy Tám Tám,
Nguyễn Huệ ra Thăng Long,
Diệt Nhậm, vua Lê sợ
Trốn sang bên kia sông.
Nhiều sĩ phu nổi tiếng
Giúp Nguyễn Huệ hết lòng
Giữ chính quyền Miền Bắc
Khi ông ở miền Trong.
Đó là Ngô Thì Nhậm,
Một chí sĩ Bắc Hà,
Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp
Và nhiều người gần xa.
ĐẠI THẮNG QUÂN THANH
Vua Lê, Lê Chiêu Thống,
Muốn giữ ngôi của mình,
Làm một việc dại dột
Là cầu cứu nhà Thanh.
Cuối Một
Bảy Tám Tám
Vua Thanh là Càn Long,
Đã sai Tôn Sĩ Nghị
Đánh chiếm thành Thăng Long.
Hai chín vạn quân giặc
Cùng rất nhiều chiến xa,
Chia thành bốn đạo chính,
Tiến sâu vào nước ta.
Quân ta phải tạm rút
Về Tam Điệp - Biện Sơn.
Ngô Thì Nhiệm cấp tốc
Cho báo về Tây Sơn.
Ta lập tuyến phòng ngự -
Quân bộ ỏ Ninh Bình,
Quân Thủy ở Thanh Hóa,
Không cho giặc tiến binh.
Nhận được tin khẩn cấp,
Nguyễn Huệ liền xưng vương,
Hiệu Quang Trung Hoàng đế,
Rất hợp lẽ đạo thường.
Lên ngôi xong, lập tức
Hoàng đế mới Quang Trung
Cho xuất quân Bắc tiến,
Đoàn quân đi điệp trùng.
Đến Nghệ An dừng lại,
Ông tuyển mộ thêm quân,
Rồi duyệt binh hoành tráng,
Làm nức lòng quân dân.
Ông tuyển quân thêm nữa
Khi vừa đến xứ Thanh.
Rồi làm lễ tuyên thệ
Trước quân lính của mình.
Khi tới núi Tam Điệp
Vua Quang Trung hài lòng,
Khen ngợi Ngô Thì Nhậm
Tạm bỏ thành Thăng Long
Để bảo toàn lực lượng,
Chờ vua và viện binh.
Mở tiệc khao tướng sĩ,
Vua nói trước quân mình:
“Ba quân ăn Tết tạm.
Đúng mồng Bảy tháng Giêng
Ta hứa cùng ăn Tết
Ở Thăng Long linh thiêng!”
Lập tức sau đại tiệc,
Đạo quân lớn của ông
Được chia thành năm mũi
Tiến đánh thành Thăng Long.
Ông chỉ huy mũi chính
Đánh thẳng vào Tràng An.
Hai mũi tiếp, hỗ trợ,
Đánh vào phía Tây Nam.
Mũi thứ tư được lệnh
Vội cấp tốc lên đường,
Theo chiến thuật thần tốc,
Đánh về phía Hải Dương.
Quyết không cho giặc rút.
Chỉ giết hoặc bắt hàng,
Mũi thứ năm đợi sẵn,
Đánh chặn ở Lạng Giang.
Đêm ba mươi âm lịch,
Vượt Gián Khẩu, quân ta
Diệt quân tiền tiêu địch
Rồi rầm rập tiến ra.
Đúng đêm mồng Ba Tết,
Ta bí mật bao vây
Đồn Hạ Hồi, Thường Tín,
Rồi diệt gọn đồn này.
Mờ sáng mồng Năm Tết,
Quân ta đánh Ngọc Hồi.
Đây là chốt quan trọng
Xung quanh chôn địa lôi.
Đồn lũy xây kiên cố,
Có chông sắt bốn bên.
Ba vạn lính tinh nhuệ
Canh giữ suốt ngày đêm.
Ta mở đầu trận đánh
Bằng hơn một trăm voi
Xông lên như cơn lốc,
Dẫm nát đồn Ngọc Hồi.
Theo sau đoàn voi ấy
Là bộ binh của ta,
Khiên quấn rơm che ngực,
Cùng gươm giáo sáng lòa.
Quân Thanh không chống nổi,
Liền bỏ chạy tơi bời,
Bị voi dẫm, bị giết.
Đâu cũng thấy xác người.
Cũng vào thời gian ấy,
Một mũi của quân ta,
Đô đốc Long là tướng,
Tấn công đồn Đống Đa.
Giặc trở tay không kịp,
Chết, chưa hết bàng hoàng.
Tướng giăc Sầm Nghi Đống,
Tự tử, không đầu hàng.
Hay tin, Tôn Sĩ Nghị
Liền hồn vía lên mây,
Vượt Nhị Hà bỏ trốn,
Chui lủi suốt nhiều ngày.
Đúng trưa mồng Năm Tết,
Trong chiến bào, oai phong
Vua cùng quân chiến thắng
Tiến vào thành Thăng Long.
Dân Thăng Long náo nức
Chào đòn vua Quang Trung,
Người anh hùng áo vải
Lập chiến tích anh hùng.
*
Thế đấy, các cháu ạ.
Ba mươi vạn quân Thanh
Bị quân dân Đại Việt
Đánh một trận tan tành.
Ông cháu ta phải biết,
Tự hào về cha ông.
Hơn thế, để chiến đấu
Và bảo vệ non sông.
Giờ đến chuyện cổ tích.
Ông sẽ kể hôm nay
Chuyện về nàng tiên cá,
Một câu chuyện rất hay
Của nhà văn Đan Mạch
Tên là An-đec-xen.
Ông đọc nó từ nhỏ
Mà không bao giờ quên.
Câu chuyện này cảm động,
Đẹp khó nói thành lời.
Các cháu nghe sẽ biết
Cái giá được làm người.
NÀNG TIÊN CÁ
Rất sâu dưới đáy biển,
Giữa mịt mù xa khơi,
Có một thế giới đẹp,
Đẹp lung linh, tuyệt vời.
Ở đấy nước xanh thẳm,
San hô đủ các màu.
Cá nhởn nhơ bơi lội
Như
chim bay trên đầu.
Như mọc trên mặt đất,
Cây ở đây rất nhiều,
Tôm cá leo lên nghịch,
Chơi những trò đáng yêu.
Các nàng tiên cá hát
Những bài ca du dương,
Hay đến mức thủy thủ,
Để tàu đi lạc đường.
Vua Thủy Tề oai vệ
Sống trong cung của ngài,
Chỉ suốt ngày yến tiệc,
Rất hiếm khi ra ngoài.
Từ ngày vợ vua chết,
Mọi việc trong triều đình
Đều do Thái Hậu quản,
Hợp lý và thông minh.
Bà là người quyền lực,
Tốt bụng nhưng kiêu sa.
Ai bà cũng yêu quí,
Nhất là các cháu bà.
Cháu bà, toàn cháu gái,
Năm nàng, đẹp như tiên,
Tất cả đều nhí nhảnh,
Vui tươi và dịu hiền.
Đặc biệt là nàng út,
Da mịn như cánh hồng,
Mắt
như hai viên ngọc,
Luôn
mơ màng, xanh trong.
Nàng
đẹp còn ở chỗ
Khác
con người có chân,
Nàng
có cái đuôi lớn,
Tất
nhiên đẹp tuyệt trần.
Cả
năm nàng tiên cá
Nhởn
nhơ chơi suốt ngày
Trong
vương quốc của nước,
Ánh
sáng và cỏ cây.
Cả
năm nàng háo hức
Chờ
đến lúc trưởng thành,
Tức
đến mười lăm tuổi
Để
lên mặt biển xanh.
Lúc
ấy, bà Thái Hậu
Sẽ
cho phép từng người
Lần
đầu rời đáy biển,
Ngoi
lên nhìn mặt trời.
Các
nàng sẽ được thấy
Thành
phố và tàu thuyền,
Cùng
núi sông, bến cảng,
Trường
học và công viên.
Nàng
tiên cá bé nhỏ,
Vì
được sinh sau cùng
Nên
phải chờ lâu nhất
Ngày
được rời thủy cung.
*
Rồi
cái ngày ấy đến,
Nàng
tiên cá lần đầu
Được
Thái Hậu trang điểm
Kỹ
càng như cô dâu.
Khi
nàng lên mặt nước,
Vầng
dương đã xế tà,
Một
núi mây đỏ rực
Âm ỉ
cháy xa xa.
Như
mặt gương, biển lặng.
Một
con tàu đứng yên,
Các
cột buồm được hạ,
Nhấp
nháy những ánh đèn.
Bơi
lại gần, nàng thấy
Trên tàu
có nhiều người
Ăn
mặc rất sang trọng,
Nhiều
tiếng hát, tiếng cười.
Nhưng
sang trọng hơn cả,
Và
xinh đẹp tuyệt vời
Là
một chàng hoàng tử
Khoảng
mười sáu tuổi đời.
Hôm
ấy là sinh nhật,
Nên
khi chàng bước ra,
Cả
bầu trời rực sáng
Vì
đèn và pháo hoa.
Pháo
hoa làm nàng sợ,
Vội
lặn xuống thật sâu,
Nàng
cứ nghĩ như lửa
Thi
nhau rơi xuống đầu.
Rồi
mọi thứ lắng xuống,
Đèn
cũng bớt lung linh,
Nàng
thì vẫn đắm đuối
Nhìn
Hoàng Tử của mình.
Bỗng
mây đen kéo đến,
Trời
chợt nổi phong ba,
Sóng
chồm lên giận dữ,
Sấm
nổ, chớp chói lòa.
Tàu
bị sóng đánh vỡ
Đang
chìm xuống biển sâu.
Chàng
Hoàng Tử xinh đẹp
Cùng
chìm với con tàu.
Nàng
tiên cá vội vã
Bơi
lại để cứu chàng.
Hai
người trôi theo sóng
Giữa
biển trời mênh mang.
Sáng
hôm sau, trời tạnh,
Mặt
trời hồng nhô lên.
Hoàng
Tử vẫn còn sống
Nhưng
đôi mắt nhắm nghiền.
Nàng
hôn đôi mắt ấy,
Hôn
khuôn mặt thật xinh.
Nàng
muốn chàng sống lại
Bằng
tình yêu của mình.
Rồi
lựa theo con sóng,
Nàng
đưa chàng lên bờ.
Đó là
một bãi biển
Hoang
dã mà nên thơ.
Đặt
chàng lên bãi cát,
Nàng
theo sóng, lùi ra,
Vừa
mừng, vừa lo sợ
Theo
dõi chàng từ xa.
Chuông
nhà thờ chợt điểm,
Mấy
cô gái từ làng
Đi ra
biển kéo lưới,
Ngạc
nhiên khi thấy chàng.
Rồi
nhiều người nữa đến,
Có cả
một chiếc xe.
Họ
đưa chàng đi mất.
Nàng
tiên cá quay về.
*
Rất
nhiều lần sau đó
Nàng
còn tới nơi này,
Nhưng
không thấy Hoàng Tử,
Chỉ
thấy trời và mây.
Nàng
buồn, luôn tư lự,
Không
còn muốn làm gì,
Không
cùng bạn bơi lội,
Không
nghe sóng thầm thì.
Cuối
cùng một cô chị
Biết
nỗi buồn lòng nàng,
Dẫn
đường, đưa nàng đến
Tận
lâu đài của chàng.
Lâu
đài của Hoàng Tử
Nằm
ngay bên cửa sông,
Xây
bằng đá cẩm thạch,
Đủ
màu xanh, màu hồng.
Những
bậc cầu thang lớn,
Những
tấm thảm rất dày,
Những
chùm đèn rực rỡ,
Trầm
mặc những hàng cây.
Hoàng
Tử, đêm thanh vắng,
Thường
ra đứng ngoài hiên,
Tiếc
là chàng không biết
Có
nàng đang kề bên.
Nàng
buồn, lên tiếng hát,
Một
giọng hát tuyệt vời,
Thật
du dương, êm ái,
Thuộc
loại hay nhất đời.
Nàng
hát cho Hàng Tử,
Thế
mà chàng không nghe,
Tưởng
đấy là tiếng sóng
Dạt
dào trong đêm khuya.
Bỗng
nhiên nàng thấy thích
Thế
giới của loài người.
Thích
được sống như họ
Giữa
núi rừng xanh tươi.
Thái
Hậu cho nàng biết
Loài
người khác mọi loài,
Có
linh hồn bất tử
Sống
mãi cùng tương lai.
Và
rằng các tiên cá
Cũng
có được linh hồn
Nếu
có người yêu họ
Hơn
cha mẹ yêu con.
Từ
đấy nàng mơ tưởng
Mong
muốn được thành người,
Thành
vợ của Hoàng Tử,
Sống
hạnh phúc suốt đời.
Cuối
cùng nàng quyết định
Nhờ
phù thủy giúp nàng.
Một
mụ già gớm ghiếc
Suốt
đời sống trong hang.
Mụ tự
tay chế thuốc,
Do tu
luyện lâu ngày,
Có
thể làm phép lạ,
Ai
cần giúp, giúp ngay.
Vừa
thấy nàng, mụ nói:
“Ta
biết rồi, đừng lo.
Ôi
công chúa xinh đẹp,
Thật
điên rồ, điên rồ.
Ngươi
muốn được Hoàng Tử
Đem
lòng yêu thương ngươi.
Muốn
trở thành bất tử
Với
linh hồn con người.
Không
sao, ta sẽ giúp.
Giá
không rẻ lắm đâu,
Và
cũng xin nói trước,
Sẽ
đau đấy, rất đau.
Ta
cho ngươi liều thuốc,
Ngươi
sẽ có đôi chân
Thon
thẳng và uyển chuyển
Như
cô gái người trần.
Nhưng
mỗi lần ngươi bước
Như
có nghìn mũi chông
Châm
chân ngươi, đau lắm.
Ngươi
có chịu được không?”
Mụ
phù thủy nói tiếp
Khi
thấy nàng gật đầu:
“Ngươi
hãy nghĩ cho kỹ,
Không
vội vàng được đâu.
Vì
thành người, mãi mãi
Ngươi
sẽ không bao giờ
Quay
trở lại với biển,
Dẫu
ai cũng mong chờ.
Và
nếu chàng Hoàng Tử
Không
thực sự yêu ngươi
Như
con yêu bố mẹ,
Ngươi
sẽ không thành người.
Nếu
chàng cưới người khác
Thì
rạng sáng hôm sau,
Ngươi
chết, thành bọt biển
Trôi
giữa sóng bạc đầu...”
Nàng
tiên cá chấp nhận
Tất
cả những điều này.
Ôi,
tâm hồn bất tử,
Ôi,
tình yêu mê say.
Đổi
lại, mụ phù thủy
Đòi
giọng hát của nàng,
Một
giọng hát kỳ diệu,
Du
dương và dịu dàng.
Vì
tình yêu Hoàng Tử,
Vì
linh hồn nghìn năm,
Nàng
để mụ cắt lưỡi
Và
trở thành người câm.
Tay
cầm lọ thuốc độc,
Nàng
tiên cá dịu hiền
Bơi
một vòng từ biệt
Rồi
nhẹ nhàng lao lên.
*
Mặt
trời còn chưa mọc,
Chàng
Hoàng Tử của nàng
Đang
trầm ngâm ngắm biển,
Tay
tì lên cầu thang.
Nàng
uống hết lọ thuốc,
Thấy
cháy cổ, và rồi
Như
có lưỡi kiếm sắc
Xẻ
thân nàng làm đôi.
Nàng
ngất, trôi theo sóng,
Tỉnh
dậy, thấy mình trần
Và
thay cho đuôi cá,
Nàng
có một đôi chân.
Nàng
vội vàng lấy tóc
Quấn
xung quanh che người,
Ngước
nhìn lên, chợt thấy
Hoàng
Tử đang mỉm cười
“Nàng
là ai?” chàng hỏi.
“Từ
đâu tới?” Nhưng nàng
Vì
câm, không nói được,
Chỉ
lắc đầu khẽ khàng.
Hoàng
Tử đỡ nàng dậy,
Rồi
dìu nàng lên lầu.
Như
mụ phù thủy nói,
Nàng
thấy đau, thật đau.
Khi
mỗi lần cất bước,
Như
có nghìn mũi kim
Châm
vào chân đau buốt,
Nhưng
nàng vẫn lặng im.
Nàng
đi bên Hoàng Tử
Dịu
dàng như bông hồng
Dáng
đi thật uyển chuyển,
Bước
mà nhẹ như không.
Hoàng
Tử cho nàng diện
Những
bộ váy tuyệt vời,
Nàng
thành người đẹp nhất,
Không
nói mà chỉ cười.
Nhưng
nàng có thể nhảy,
Mà
nàng nhảy đẹp sao.
Ai
nhìn cũng thán phục,
Không
thua kém người nào.
Thế
mà không ai biết
Cái
đau dưới chân nàng,
Cái
đau như lửa cháy
Theo
bước nhảy nhẹ nhàng.
Khi
mọi người đi ngủ,
Nàng
ra ngồi, nhúng chân
Xuống
nước biển mát lạnh,
Để
cái đau nguội dần.
Xa xa
phía trước mặt,
Giữa
sóng biển bốn bề
Các
chị nàng đang đến,
Hát,
gọi nàng quay về.
Có
đêm nàng còn thấy
Cả
Thủy Tề, vua cha,
Và cả
bà Thái Hậu...
Ôi,
nhớ nhà, nhớ nhà.
Nhưng
nàng vẫn ở lại
Mong
được Hoàng Tử yêu
Để
trở thành bất tử.
Chàng
yêu nàng, có điều
Yêu
như yêu em gái,
Vì
chàng vẫn buồn rầu
Thương
nhớ cô gái trẻ
Cứu
chàng lần đắm tàu.
Vì
nàng câm, không thể
Nói
mọi chuyện với chàng,
Cả
chuyện cô gái ấy
Chình
là nàng, là nàng.
Và
cuối cùng đã đến
Cái
phải đến, than ôi,
Chàng
Hoàng Tử cưới vợ,
Cưới
vợ và lên ngôi.
Tiệc
cưới đêm vui vẻ,
Nàng
khóc, ngồi một mình,
Trân
trân nhìn biển cả,
Đợi
tia nắng bình minh.
Nàng
sẽ thành bọt biển
Tan
giữa sóng trùng khơi,
Và
cùng tan với nó
Là
ước mơ thành người.
Chợt
các chị nàng đến,
Mặt
buồn bã, lo âu,
Những
mái tóc óng mượt
Không
còn bay trên đầu.
“Để
cứu em, các chị
Trước
khi đi đến đây,
Cho
phù thủy mái tóc
Để
lấy con dao này.
Em hãy
cầm lấy nó,
Từ
giờ đến bình mình,
Đâm
vào tim Hoàng Tử,
Chính
xác, không rùng mình.
Khi
máu Hoàng Tử chảy
Xuống
chân em, tức thì
Chân
lại thành đuôi cá,
Bình
thường như mọi khi.
Bây
giờ em phải chọn
Hoặc
là em, hoặc chàng,
Ai là
người sẽ chết.
Đừng
chần chừ, hoang mang.”
Các
chị chàng nói đoạn
Rồi
lặn xuống biển sâu.
Nàng
cầm con dao sắc,
Lặng
lẽ đi lên lầu.
Hoàng
Tử và công chúa
Đang
ngủ say trong phòng.
Cả
hai ngời hạnh phúc.
Còn
nàng, nàng thì không.
Nàng
buồn bã đứng lặng,
Nhìn
hai người hồi lâu.
Kia,
mặt trời sắp mọc.
Phải
quyết định, mau, mau.
Nàng
giơ con dao nhọn,
Chững
lại một vài giây,
Rồi
vứt nó xuống đất,
Đúng
vào lúc rạng ngày.
Nàng
gieo mình xuống biển.
Cả
người nàng vỡ ra,
Tan
thành muôn mảnh nhỏ
Dưới
ánh nắng chói lòa.
Một
lúc sau, thật lạ,
Nàng
cảm thấy dịu dàng
Những
tia nắng ấm áp
Đang
vuốt ve người nàng.
Nghĩa
là nàng chưa chết.
Nàng
nhìn thấy mặt trời
Và
trăm nghìn sinh vật
Đang
bay lượn khắp nơi.
Những
sinh vật nhỏ bé,
Trong
suốt như thủy tinh,
Vừa
bay, chúng vừa hát,
Hữu hình
mà vô hình.
Chúng
gọi nàng nhập bọn,
Vậy
là nàng, cuối cùng
Thành
tiên nữ nhỏ bé,
Bay
lượn trên không trung.
Nàng
tiên cá tội nghiệp
Hy
sinh vì tình yêu
Mà
không thành bất tử,
Lại
đau khổ quá nhiều.
Nhưng
giờ là tiên nữ,
Trong
ba trăm năm tròn,
Nếu
chuyên làm việc thiện,
Nàng
sẽ có linh hồn.
*
Một
câu chuyện thật đẹp,
Một
tình yêu xót xa.
Từ
ngày ấy, có thể,
Nhiều
năm đã trôi qua.
Có
thể nàng tiên cá
Từ
lâu đã thành người
Với
linh hồn bất tử
Sống
vĩnh viễn trên đời.
Mà
biết đâu, có thể,
Nàng
đang sống đâu đây,
Chuyên
tâm làm việc thiện,
Cứu
rỗi cuộc đời này.
23
QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ (1753 - 1792)
Hôm qua ông đã nói
Về khởi nghĩa nông dân
Ở thế kỷ mười tám,
Đặc biệt là Tây Sơn.
Cả về các chiến thắng
Ngọc Hồi và Đống Đa.
Một trang sử chói lọi
Trong lịch sử nước nhà.
Giai đoạn lịch sử ấy
Gắn với một anh hùng,
Một con người vĩ đại,
Là Hoàng đế Quang Trung.
Hôm nay ông sẽ kể
Nhiều và chi tiết hơn
Về người anh hùng ấy,
Người con của Tây Sơn.
Đồng thời, trong khi kể,
Nhân thể ông cháu ta
Điểm lại những sự kiện
Đã nói ngày hôm qua.
*
Ba anh em Nguyễn Huệ,
Như sử sách đã ghi,
Quê gốc ở xứ Nghệ,
Dòng dõi Hồ Quý Ly.
Họ đi theo Chúa Nguyễn
Vào lập nghiệp Đằng Trong.
Thời kỳ đầu, nghe nói,
Cũng vất vả, long đong.
Ít ra bố mẹ họ
Phải làm nghề buôn trầu.
Ba trai và năm gái,
Nguyễn Nhạc là anh đầu.
Anh thứ hai - Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ là thứ ba.
Cả ba đều giỏi võ,
Mở lò ở quê nhà.
Mỗi người là sư tổ
Của một môn quyền hay,
Thành Tây Sơn võ phái,
Thuộc Bình Định ngày nay.
*
Năm Một Bảy Bảy Mốt,
Lấy cớ chống cường quyền,
Nguyễn Nhạc làm khởi nghĩa.
Lòng dân đang không yên,
Nên lập tức hào sĩ
Và nhiều người đi theo.
Lấy của kẻ giàu có
Đem chia cho dân nghèo.
Quân Tây Sơn giỏi võ,
Nguyễn Huệ là tướng tài
Nên đánh đâu thắng đấy,
Quân Chúa Nguyễn chạy dài.
Hai năm sau khởi nghĩa,
Anh em nhà Tây Sơn
Đánh đến tận Bình Thuận,
Chiếm được thành Quy Nhơn.
Nhưng giữa năm Bảy Bốn
Từ Gia Định đánh ra,
Chúa Nguyễn chiếm Bình Thuận
Và Gia Khánh, vậy là
Ba anh em Nguyễn Nhạc
Còn vùng đất Phú Yên
Đến vùng đất Quảng Ngãi,
Nhưng một vệt nối liền.
Cũng năm ấy, Chúa Trịnh
Cho đưa ba vạn quân
Vượt sông Gianh, nhanh chóng
Chiếm được thành Phú Xuân.
Chúa Nguyễn nhân dịp ấy
Tiến đánh quân Tây Sơn.
Ba anh em co cụm,
Phải rút về Quy Nhơn.
Tình thế rất nguy ngập.
Cả Đằng Trong, Đằng Ngoài
Đều o ép - phải chọn
Nên hòa, nên đánh ai?
Nguyễn Nhạc đã quyết định
Xin Chúa Trịnh cầu hòa,
Rảnh tay đánh chúa Nguyễn,
Sau thắng, sẽ đánh ra.
Muốn mượn tay Nguyễn Nhạc
Làm kẻ thù yếu dần,
Chúa Trịnh liền đồng ý,
Nhưng không chịu rút quân.
*
Tạm yên ở phía Bắc,
Quyết đánh bại Đằng Trong,
Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ
Cầm quân đi tiên phong.
Tướng Nguyễn Huệ lúc ấy
Còn là chàng thanh niên,
Hăm ba tuổi, quyết định
Phải chiếm lại Phú Yên.
Ông nhanh chóng bắt sống
Tướng giặc Nguyễn Khoa Kiên,
Giết chết nhiều tướng khác,
Có cả Nguyễn Văn Hiền.
Tướng Trịnh, Hoàng Ngũ Phúc,
Thấy Nguyễn Huệ thắng nhanh,
Bèn rút về bám trụ,
Chốt giữ Phú Xuân thành.
Thiên tài của Nguyễn Huệ
Sau trận thắng Phú Yên
Liên tiếp được khẳng định,
Thanh thế ngày càng lên.
Đặc biệt qua các trận
Tiến sâu vào phía trong,
Đánh chiếm thành Gia Định,
Thần tốc và tấn công.
Chỉ trong vòng bảy tháng,
Từ chỗ bị bao vây,
Nguyễn Huệ đảo thế trận,
Luôn đánh Đông dẹp Tây.
Hai Chúa Nguyễn bị giết,
Giải phóng cả toàn miền.
Nguyễn Ánh phải bỏ chạy
Ra Phú Quốc nằm yên.
*
Năm Một Bảy Bảy Tám
Nguyễn Nhạc tự xưng vương,
Lập niên hiệu Thái Đức
Nguyễn Huệ làm Long Nhương.
Năm Một Bảy Tám Sáu
Nguyễn Huệ đánh Phú Xuân.
Thành Phú Xuân thất thủ,
Càng nức lòng nghĩa quân.
Rồi cũng liền sau đó
Ông đánh ra Thăng Long,
Cử tướng Nguyễn Hữu Chỉnh
Đi trước làm tiên phong.
Tinh thần đang rệu rã,
Các tướng Trịnh bàng hoàng,
Nên chưa đánh đã chạy
Hoặc hạ giáo đầu hàng.
Chúa Trịnh Tông bỏ trốn,
Dân bắt, giải về kinh.
Dọc đường, quá hoảng sợ,
Ông đã tự quyên sinh.
Thần tốc, như vũ bão,
Nguyễn Huệ vào Thăng Long
Như đi vào chỗ trống,
Gặp vua Lê Hiển Tông.
*
Về danh nghĩa, Nguyễn Huệ
Bầy tôi vua Hiển Tông,
Nhưng thực chất quyền lực
Đều nằm trong tay ông.
Rồi qua Nguyễn Hữu Chỉnh,
Trước là một đại thần,
Ông trở thành phò mã,
Lấy công chúa Ngọc Hân.
Chỉ mấy ngày sau đó
Lê Hiển Tông qua đời.,
Thông qua nhiều dàn xếp,
Lê Chiêu Thống lên ngôi.
Tướng Nguyễn Huệ quyết định
Đem công chúa Ngọc Hân
Cùng đại quân trở lại
Đóng ở thành Phú Xuân.
*
Như ta biết, Nguyễn Nhạc
Chia đất nước làm ba,
Nguyễn Lữ vùng Gia Định,
Nguyễn Huệ xứ Bắc Hà.
Việc Nguyễn Huệ tự ý
Đánh chiếm thành Thăng Long
Khi ông chưa cho phép
Khiến ông không hài lòng.
Mâu thuẫn ngày một lớn,
Nghi kỵ và đối đầu,
Và rồi năm Tám Bảy
Hai anh em đánh nhau.
Mà đánh nhau dữ dội,
Tây Sơn đánh Tây Sơn.
Nguyễn Huệ cho đại bác
Nã vào thành Qui Nhơn.
Nguyễn Nhạc thấy yếu thế
Phải nén nhục cầu hòa.
Nghĩ tình anh em ruột,
Nguyễn Huệ trách, rồi tha.
*
Nhân Tây Sơn lục đục,
Cả Đằng Ngoài, Đằng Trong
Liền tập hợp lực lượng
Nhất tề chống lại ông.
Quân Trịnh ở Miền Bắc
Đưa Trịnh Bồng lên ngôi.
Ở Gia Định, Nguyễn Ánh
Cũng chiếm được nhiều nơi.
Nguyễn Huệ lại Bắc tiến,
Lại đánh nhanh, tốc thần.
Sau khi giành thắng lợi,
Đưa quân về Phú Xuân.
Trong khi đó Nguyễn Ánh
Chiếm được vùng Đằng Trong.
Nguyễn Nhạc già, thoái vị,
Nhường ngai vàng cho ông.
*
Năm Một Bảy Tám Tám
Lê Chiêu Thống thỉnh cầu
Vua Càn Long giúp đỡ,
Và một thời gian sau
Tướng Thanh, Tôn Sĩ Nghị,
Dẫn hăm chín vạn quân
Ào ào như thác chảy,
Tiến qua Ải Nam
Quan.
*
Vừa lên ngôi hoàng đế,
Lấy niên hiệu Quang Trung,
Nguyễn Huệ lại Bắc tiến,
Đoàn quân đi trùng trùng.
Để tuyển thêm binh lính,
Ông dừng ở Nghệ An,
Cho diễu binh rầm rộ,
Quân số lên trăm ngàn.
Đoàn quân diễu binh ấy
Tiến thẳng ra Bắc Kỳ,
Thế mạnh như vũ bão,
Rầm rập bước chân đi.
Ngày hai mươi tháng Chạp
Tới Tam Điệp, Quang Trung
Hẹn đến ngày mồng bảy
Ăn Tết ở Thăng Long.
Đến ngày mồng năm Tết,
Với chiến thắng Đống Đa,
Tây Sơn đã đại thắng,
Giải phóng cả Bắc Hà.
Chủ tướng Sầm Nghi Đống
Tự vẫn vì buồn lo.
Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy,
Xác giặc chết thành gò.
*
Dẫu chiến thắng oanh liệt,
Để gìn giữ hòa bình,
Nguyễn Huệ vẫn quyết định
Giảng hòa với nhà Thanh.
Nhà Thanh sai sứ giả
Sang phong vương cho ông,
Còn mời sang Trung Quốc
Mừng thọ vua Càn Long.
Theo kế Ngô Thì Nhậm,
Năm Một Bảy Chín Mươi,
Ông cử đoàn sứ giả
Một trăm năm mười người.
Cháu ông, Phạm Công Trị,
Thay ông, giả làm vua,
Dẫn đầu đoàn sứ ấy,
Giặc biết, đành làm ngơ.
Ông còn có ý định
Cầu hôn con vua Thanh,
Đòi lại đất Lưỡng Quảng,
Tiếc là việc không thành.
Ông bị bệnh, chết sớm,
Tháng Chín năm Bảy Hai,
Hưởng thọ bốn mươi tuổi,
Một con người toàn tài.
Bốn năm trên ngôi báu,
Ông làm được nhiều điều,
Đánh đuổi giặc xâm lược,
Thiết lập một vương triều.
Ông chấn hưng nông nghiệp,
Khuyến khích ngành công thương,
Cho tự do tôn giáo,
Xây thêm nhiều tuyến đường.
Ông sửa đổi hành chính,
Sắp xếp lại chức quan,
Chữ Nôm thay chữ Hán
Khi soạn thảo công văn.
*
Vua Quang Trung Hoàng Đế,
Nhà quân sự tuyệt vời,
Người anh hùng dân tộc
Sống mãi trong lòng người.
Theo sử sách chép lại,
Trước khi đánh Thăng Long,
Ông bày ra một cách
Làm quân sĩ nức lòng.
Ông nói với quân sĩ
Sẽ tung trăm đồng tiền,
Nếu tất cả đều sấp,
Ta sẽ thắng, tiến lên!
Trăm đồng tiền, quả thật,
Đều sấp hết, việc này
Làm nức lòng binh sĩ,
Nghĩ trời cho vận may.
Thực ra, vua trước đó
Cho đúc chúng, có điều
Cả hai mặt đều sấp.
Một cú lừa đáng yêu.
*
Còn câu chuyện cổ tích
Ông sẽ kể bây giờ
Là một truyện nổi tiếng
Ông viết lại thành thơ.
Chắc nhiều cháu đã đọc
Hay xem phim truyện này.
Không sao, cứ nghe lại,
Đơn giản vì nó hay.
NÀNG BẠCH TUYẾT VÀ BẢY CHÚ LÙN
Có bà hoàng hậu nọ
Một buổi chiều mùa đông,
Ngồi khâu bên cửa sổ,
Tuyết rơi trắng ngoài đồng.
Vì mải nhìn tuyết trắng,
Bà đâm kim phải tay,
Để ba giọt máu đỏ
Rơi lên lớp tuyết dày.
Bất chợt, bà thầm nghĩ:
“Ước gì trời cho mình
Sinh được cô con gái
Bé nhỏ và thật xinh.
Da nó
trắng như tuyết,
Mái
tóc dài, thật đen,
Môi đỏ như giọt máu,
Một cô bé dịu hiền.”
Chắc trời nghe lời ước:
Chưa đầy một năm sau
Bà sinh cô con gái
Đúng
như lời nguyện cầu.
Bà
đặt tên Bạch Tuyết.
Nhưng
cô vừa mới sinh
Thì
hoàng hậu ốm, chết,
Để cô
lại một mình.
Bố cô
thương cô lắm,
Thế
mà một năm sau
Đã
lấy bà vợ khác,
Nói
là để giải sầu.
Nhỏ
nhen và độc ác,
Mụ vợ
mới rất xinh,
Suốt
ngày nơm nớp sợ
Người
khác xinh hơn mình.
Mụ có
chiếc gương nhỏ,
Nhưng
là loại gương thần.
Nó
chỉ nói sự thật,
Là
vật bất ly thân.
Một
hôm mụ hỏi nó:
“Này
gương, nói ta hay,
Có
phải ta, hoàng hậu,
Xinh
đẹp nhất đời này?”
Gương
đáp: “Thưa hoàng hậu,
Người
đẹp nhất là bà!”
Mụ
nghe, rất thích thú,
Kiêu
càng kiêu gấp ba.
Trong
khi đó, Bạch Tuyết
Càng
lớn lại càng xinh.
Đến
năm mười ba tuổi,
Đẹp
nghiêng nước, nghiêng thành.
Mụ
cầm gương, lại hỏi:
“Này
gương, nói ta hay,
Có
phải ta, hoàng hậu,
Xinh
đẹp nhất đời này?”
Gương
đáp: “Thưa hoàng hậu,
Trước
đẹp nhất là bà,
Giờ
so với Bạch Tuyết,
Nhan
sắc bà thua xa!”
Mụ
nghe gương nói thế,
Liền
tái mặt vì ghen.
Từ
đấy, thấy Bạch Tuyết,
Mụ
giận, tưởng phát điên.
Ngày
một thêm kiêu ngạo
Và đố
kỵ, mụ ta,
Một
hôm bèn cho gọi
Ông
lão thợ săn già:
“Ngươi
phải đem Bạch Tuyết
Vào
sâu trong rừng dày,
Giết
chết và sau đấy
Mang
gan nó về đây!”
Vốn
thương người, ông lão
Không
đang tâm giết nàng.
Để
lừa mụ hoàng hậu,
Ông
giết một con mang.
“Thật
đáng đời cho nó!”
Mụ
kêu lên vui mừng,
Rồi
ngấu nghiến ăn hết
Lá
gan con thú rừng.
*
Lại
nói nàng Bạch Tuyết,
Một
mình giữa rừng cây,
Nàng
sợ, nhưng không biết
Phải
làm gì lúc này.
Thật
lạ là thú dữ
Không
hề làm hại nàng.
Cao
trên đầu chim hót,
Dưới
chân ngập lá vàng.
Nàng
cứ đi đi mãi,
Cho
đến khi bất ngờ
Thấy
một ngôi nhà lá
Bé
nhỏ và đơn sơ.
Đi
nhiều nên đói, mệt,
Mà
cũng đã tối trời,
Nàng
quyết định dừng lại,
Xin
vào nhà nghỉ ngơi.
Có
một điều thú vị:
Mọi
cái trong nhà này
Sạch
sẽ và bé tí,
Trông
thật xinh, thật hay.
Trên
chiếc bàn bằng gỗ
Có bảy
chiếc đĩa con,
Bảy
khăn ăn, bảy bát,
Bảy
chiếc thìa tí hon.
Kê
sát vách, nàng thấy
Có
đúng bảy chiếc giường,
Phủ
vải trắng như tuyết,
Sạch
sẽ và dễ thương.
Nàng
ngồi xuống bàn gỗ,
Bắt
đầu uống và ăn,
Nhưng
mỗi đĩa một tí,
Không
muốn ai mất phần.
Rồi mệt,
nàng buồn ngủ.
Giường
cái thiếu, cái thừa,
Thử
đến chiếc thứ bảy,
Nàng
mới thấy thật vừa.
Chủ
nhà ấy, tối mịt
Mới
về, còn lấm bùn,
Họ
làm việc ở mỏ.
Đó là
bảy chú lùn.
Ngay
lập tức các chú
Thấy
có điều khác thường:
“Ai
ăn vơi đĩa xúp?”
“Ai
làm nhăn vải giường?”
“Ai
đã uống cốc rượu?”
“Ai
tưới nước cho hoa?”
Họ
thắp bảy ngọn nến,
Rồi
đi tìm khắp nhà.
Khi
thấy nàng Bạch Tuyết,
Bảy
chú đứng lặng người -
Một
cô gái bé nhỏ,
Thật
xinh và thật tươi.
Họ để
nàng ngủ tiếp.
Giờ
bảy chú sáu giường,
Đành
luân phiên nhau ngủ,
Các
chú lùn dễ thương.
Sáng
hôm sau, tỉnh dậy,
Bạch
Tuyết sợ hết hồn
Khi
bất ngờ chợt thấy
Bảy
con người tí hon.
Họ ra
hiệu đừng sợ,
Hỏi
điều nọ, điều này.
Nàng
bình tĩnh kể chuyện
Vì
sao nàng tới đây.
Họ
mời nàng ở lại
Trông
nom việc trong nhà,
Lo
nấu ăn, giặt dũ,
Trồng
rau và tưới hoa.
Thế
là nàng Bạch Tuyết
Tìm
được nơi nương thân
Với
những người bạn mới,
Rất
chu đáo, ân cần.
Bảy
chú lùn ngoài mỏ
Đến
chiều tối mới về.
Nàng
nấu sẵn cơm nước,
Lo
chu tất mọi bề.
*
Mụ
hoàng hậu độc ác
Nghĩ
Bạch Tuyết không còn,
Nên
mụ là đẹp nhất,
Không
người nào đẹp hơn.
Mụ
cầm gương, cười hỏi:
““Này
gương, nói ta hay,
Có
phải ta, hoàng hậu,
Xinh
đẹp nhất đời này?”
Gương
đáp: “Thưa hoàng hậu,
Trước
đẹp nhất là bà,
Giờ
so với Bạch Tuyết,
Nhan
sắc bà thua xa!
Nàng
Bạch Tuyết còn sống,
Ở với
bảy chú lùn,
Trong
ngôi nhà bé nhỏ
Sâu
trong rừng gỗ mun!”
Vì
gương không nói dối,
Nên
mụ biết lão già
Đã
không giết Bạch Tuyết,
Chắc
thương tình mà tha.
Mụ
lồng lên tức giận,
Tìm
cách hãm hại nàng.
Cuối
cùng nghĩ được kế:
Mụ
giả vờ cải trang
Thành
bà lão ốm yếu
Chuyên
đi bán hàng rong.
Mụ
vượt rừng, lội suối,
Đi
sâu mãi vào trong.
Khi
thấy ngôi nhà nhỏ,
Mụ
cất tiếng rao hàng:
“Lão
có nhiều hàng quí,
Nhiều
áo xanh, áo vàng...”
Thấy
bà lão tử tế,
Bạch
Tuyết cho vào nhà.
Nàng
mua chiếc áo chẽn
May
rất đẹp, bằng da.
Vờ
giúp nàng mặc áo,
Cúc
hàng cúc phía sau,
Mụ
lấy sợi dây nhỏ
Xiết
cổ nàng thật lâu.
Nàng
Bạch Tuyết tắt thở,
Ngã
khuỵu xuống sàn nhà.
Mụ
thét lên sung sướng:
“Giờ
đẹp nhất là ta!”
Bảy
chú lùn hoảng sợ
Khi
nhìn thấy cảnh này.
Họ đỡ
nàng ngồi dậy,
Rồi
nới lỏng sợi dây.
Cuối
cùng nàng tỉnh lại
Kể
hết mọi sự tình.
Các
chú dặn cẩn thận
Khi ở
nhà một mình.
Và
rằng mụ còn đến,
Không
mở cửa cho vào,
Không
mua bán, đổi chác,
Không
nói một lời nào.
Mụ hoàng
hậu sung sướng
Khi
quay về đến nhà,
Cầm
chiếc gương, mụ hỏi:
“Giờ
ai đẹp bằng ta?”
Chiếc
gương thần lại nói
Nàng
Bạch Tuyết đẹp hơn.
“A,
con bé còn sống.
Để
rồi xem, liệu hồn!”
Rồi
mụ lấy quả táo
Tiêm
thuốc độc vào trong.
Chỉ
nửa đỏ có độc,
Còn
nửa xanh thì không.
Mụ
cải trang lần nữa
Thành
một bà nông dân,
Vượt
qua bảy ngọn núi,
Đến
được nơi mụ cần.
Mụ gõ
cửa, Bạch Tuyết
Liền
hỏi:”Bà cần gì?
Tôi
sẽ không mở cửa.
Xin
mời bà đi đi!”
“Ừ,
thì đi,” mụ nói,
“Nhưng
mẹ muốn mời con
Cùng
ăn chung quả táo,
Nó
rất đẹp, rất dòn.”
Mụ bổ
đôi quả táo,
Ăn
nửa quả màu xanh,
Nửa
kia đưa Bạch Tuyết,
Hồng
tươi, thật ngon lành.
Tưởng
không có thuốc độc,
Nàng
ăn và chết liền.
Mụ
hoàng hậu độc ác
Vui
mừng, kêu như điên:
“Giờ
thì thôi, chết hẳn.
Những
thằng lùn của mày
Dù có
cố đến mấy,
Cũng
bó tay lần này!”
Về
nhà, mụ lại hỏi:
“Này
gương, nói ta hay,
Có
phải ta, hoàng hậu,
Xinh
đẹp nhất đời này?”
Gương
đáp: “Thưa hoàng hậu,
Người
đẹp nhất là bà!”
Mụ
rên lên sung sướng:
“Người
đẹp nhất là ta!”
Bảy
chú lùn tối ấy,
Cố
tìm cách cứu nàng,
Nhưng
cứu mãi không được.
Họ
đồng thanh khóc vang.
Khóc
ba ngày ròng rã,
Rồi
họ định đem chôn,
Nhưng
thấy nàng tươi, đẹp
Như
người sống, có hồn.
Họ
đặt nàng Bạch Tuyết
Vào
quan tài thủy tinh.
Trông
nàng như đang ngủ,
Vô lo
và thanh bình.
Họ
còn cho khắc chữ,
Những
con chữ bằng vàng,
Lên
quan tài trong suốt,
Ghi
rõ họ tên nàng.
Rồi
họ đưa lên núi,
Đặt
dưới tán cây xanh.
Các
chú lùn lặng lẽ
Luân
phiên nhau đứng canh.
Tất
cả các loại vật
Cũng
đến viếng thăm nàng.
Từ
gấu, hổ, sư tử
Đến
chim câu, đại bàng...
Thật
lạ, nàng đã chết,
Mà
sắc mặt vẫn tươi,
Môi
đỏ, da như tuyết...
Hình
như nàng đang cười.
*
Một
hoàng tử nước nọ
Đi
săn trong rừng mun,
Lạc
đường, xin ghé nghỉ
Nhà
của bảy chú lùn.
Chàng
ngạc nhiên khi thấy
Chiếc
quan tài thủy tinh,
Có
công chúa đang ngủ,
Nét
mặt rất tươi xinh.
Dẫu
biết nàng đã chết,
Nhưng
hoàng tử yêu nàng,
Và
muốn bằng mọi giá
Đưa
nàng về nước chàng.
Thấy
chàng yêu thực sự,
Bảy
chú lùn cuối cùng
Đồng
ý cho hoàng tử
Đưa
Bạch Tuyết về cung.
Chàng
liền cho thị vệ
Khiêng
quan tài đi ngay.
Họ
khiêng rất cẩn thận,
Nhưng
vấp phải rễ cây,
Chiếc
quan tài bị xóc,
Còn
Bạch Tuyết bên trong
Đầu
dựng lên, lắc mạnh,
Nôn
ra miếng táo hồng.
Lập
tức nàng sống lại,
Hỏi
mình đang ở đâu.
Chàng
hoàng tử vui sướng
Kể
mọi chuyện từ đầu.
Rồi
đúng kiểu hoàng tử,
Chàng
đã cầu hôn nàng.
Rồi
xe đón Bạch Tuyết
Về
vương quốc của chàng.
Tiếp
đến là lễ cưới,
Vui
mọi nhà, mọi nơi.
Mụ
hoàng hậu độc ác
Tất
nhiên cũng được mời.
Mụ ăn
mặc lộng lẫy.
Trước
khi đi khỏi nhà,
Mụ
hỏi gương: “Có phải
Đẹp
nhất vẫn là ta?”
Gương
đáp: “Thưa hoàng hậu,
Trước
đẹp nhất là bà,
Giờ
so với Bạch Tuyết,
Nhan
sắc bà thua xa!”
Mụ
định không đi nữa,
Hết
khóc lại thở dài,
Cuối
cùng vẫn tới dự,
Xem
cô dâu là ai.
Khi
nhìn thấy Bạch Tuyết,
Mụ
ngất, ngã xuống sàn.
Còn
trái tim độc ác,
Uất
ức mà vỡ tan.
Thế
là hết đời mụ.
Đúng
một mụ đàn bà,
Cứ
thích thành đẹp nhất,
Gian
xảo và xấu xa.
24
CHIẾN TRANH TÂY SƠN - CHÚA NGUYỄN
Năm Một
Bảy Tám
Bảy,
Tức Đinh Mùi, mùa thu,
Nguyễn Ánh trở về nước,
Nung nấu sự trả thù.
Ông gom nhặt tướng cũ,
Chiêu mộ người hiền danh,
Được Võ Tánh giúp sức,
Thế lực phát triển nhanh.
Chẳng bao lâu sau đó
Ông đánh chiếm Long Xuyên,
Chiếm Vĩnh Long, Sa Đéc,
Thanh thế ngày càng lên,
Ông lập căn cứ mới
Nay ở vùng Mỹ Tho.
Chuẩn bị lương, khí giới,
Cho quân đi thăm dò.
Năm Một
Bảy Tám Tám,
Táo bạo và bất ngờ,
Ông đánh chiếm Gia Định,
Tức Sài Gòn bây giờ.
Tháng Chín, cũng năm ấy,
Tàu chiến Pháp đến đây.
Nguyễn Ánh học từ họ
Cách đánh của phương Tây.
Ông chiếm lại Bình Thuận
Năm Một
Bảy Chín Không,
Lo chấn chỉnh kinh tế
Và củng cố quốc phòng.
Nhân Tây Sơn lục đục,
Nguyễn Ánh thường cho quân,
Chủ yếu là quân thủy
Tiến đánh, lấn đất dần.
Sau khi Nguyễn Huệ mất,
Nguyễn Quang Toản lên ngôi,
Lấy niên hiệu Cảnh Thịnh,
Triều chính luôn rối bời.
Vì vua còn quá nhỏ,
Thái sư Bùi Đắc Tuyên
Đảm đương hết công việc
Và ngày càng chuyên quyền.
Đại thần luôn lục đục.
Dân chúng lại bất bình.
Vua sao nhãng triều chính,
Sao nhãng cả việc binh.
Trong khi đó, Nguyễn Ánh
Lo chuẩn bị chiến tranh,
Lại được sĩ quan Pháp
Giúp kỹ thuật, tập tành.
Chuẩn bị xong, Nguyễn Ánh,
Năm Một
Bảy Chín Ba
Xuất phát từ Gia Định,
Gồm nhiều mũi đánh ra.
Giữa Một Tám Không Một,
Sau khi chiếm Qui Nhơn,
Ông đánh thẳng ra Huế,
Thủ đô của Tây Sơn.
Thế yếu, Nguyễn Quang Toản
Phải chạy ra Bắc Hà.
Giữa năm sau Nguyễn Ánh
Lại tiếp tục đánh ra.
Ông lần lượt đánh chiếm
Hết Quảng Trị rồi Vinh,
Rồi đánh tiếp Thanh Hóa,
Đến Nam
Định, Ninh Bình.
Từ đấy, quân Nguyễn Ánh
Đánh thẳng vào Thăng Long.
Nguyễn Quang Toản hoảng sợ,
Phải bỏ chạy, vượt sông
Định trốn lên mạn ngược,
Nhưng vừa đến Bắc Giang
Đã bị thổ hào bắt,
Vua và tôi đầu hàng.
Họ bị nhốt vào cũi
Giải về thành Thăng Long,
Giao nộp cho Nguyễn Ánh.
Cảnh tượng thật đau lòng.
Sau này ông bị giết
Theo kiểu xưa, nhục hình.
Bị năm voi xé xác,
Ai thấy cũng rùng mình.
*
Nhà Tây Sơn chấm dứt,
Tồn tại không lâu dài,
Từ Một Bảy
Bảy Tám
Đến Một Tám Không Hai.
Cũng năm ấy Nguyễn Ánh
Đặt niên hiệu Gia Long,
Lần đầu tiên thống nhất
Trọn vẹn cả non sông.
Ông bỏ tên Đại Việt,
Đặt quốc hiệu Việt Nam.
Thủ đô của nước mới
Được chọn là Phú Xuân.
Năm Một Tám Không Sáu,
Thống nhất xong nước nhà,
Ông lên ngôi hoàng đế
Ở cung điện Thái Hòa.
*
Nhân tiện đây ông muốn
Nói thêm về điều này,
Về Việt Nam,
quốc hiệu
Ta đang dùng ngày nay.
Sau chiến thắng, Nguyễn Ánh
Cử sứ sang nhà Thanh
Để kết tình hòa hảo,
Và xin công nhận mình.
Ông xin đổi quốc hiệu
Đại Việt cũ thân thương
Thành Nam
Việt, chữ ghép
An Nam
và Việt Thường.
An Nam
là tên cũ,
Tức nước Nam
yên hòa.
Người Hán gọi khi họ
Chinh phục được nước ta.
Việt Thường là nước cổ
Cách đây ba nghìn năm,
Xưa nằm ở vùng đất
Thuộc Hà Tĩnh, Nghệ an.
Nhà Thanh không đồng ý,
Vì nhà Triệu trước đây
Có nước tên Nam
Việt,
Sợ nhầm lẫn sau này.
Nên yêu cầu đổi ngược
Thành Việt Nam,
thế là
Quốc hiệu Việt Nam
ấy
Thành tên gọi nước ta.
*
NGUYỄN ÁNH
Sau suốt mấy thế kỷ
Loạn, chiến tranh triền miên,
Đất nước được thống nhất,
Quân chủ và tập quyền.
Lãnh thổ được mở rộng,
Đất nước lại bình an,
Từ biên giới Trung Quốc
Đến tận vịnh Thái Lan.
Nước có ba mươi tỉnh,
Và một phủ, Thừa Thiên.
Dân chúng được khuyến khích
Di dân, lập đồn điền.
Nhiều vùng đất hoang hóa
Được khai khẩn dần dần.
Nông, Công, Thương phát triển,
Dân yên ổn làm ăn.
Ông ban hành bộ luật,
Gọi là luật Gia Long,
Hay Hoàng Việt Luật Lệ,
Biên soạn rất dày công.
Luật gồm hăm hai cuốn,
Ba trăm chín tám điều.
Được xem là tiến bộ,
Dẫu khiếm khuyết còn nhiều.
Dưới thời vua Nguyễn Ánh,
Việt Nam
là quốc gia
Hùng mạnh nhất khu vực,
Làm vẻ vang nước nhà.
Ông làm được nhiều việc.
Tiếc người đời về ông
Còn có cách đánh giá
Thiển cận và bất công.
*
Hôm nay, thay cổ tích,
Ông kể câu chuyện này.
Chuyện một nhà toán học.
Có thật, mới gần đây.
THẰNG
HÈN VĨ ĐẠI
Có
một nhà toán học
Trẻ
tuổi và thông minh,
Tiếc
rằng chàng nghèo quá
Nên
đã bị người tình
Bỏ
rơi, theo người khác,
Theo
một chàng sĩ quan.
Cuộc
đời vốn vẫn vậy,
Chẳng
có gì đáng bàn.
Một
lần, hai chàng ấy
Cãi
cọ rất gắt gay,
Rồi
thách nhau đấu súng,
Hẹn
sau hai mươi ngày.
Nhưng
đời thật trái khoáy:
Trong
hai mươi ngày sau,
Nhiều
phương trình toán học
Bỗng
xuất hiện trong đầu.
Chàng
cắm cúi làm việc,
Chạy
đua với thời gian,
Hết
tính toán lại viết,
Không
rời khỏi chiếc bàn.
Rồi
hai mươi ngày hết,
Công
trình vẫn chưa xong.
Một
công trình vĩ đại,
Chàng
ấp ủ trong lòng.
Thôi
thì đành chịu nhục.
Phải
hoàn tất công trình,
Chàng
xin hủy cuộc đấu,
Và đã
được người tình
Thẳng
thừng ném vào mặt
Một
chữ “Hèn” sỗ sàng.
Chữ
“Hèn” nhục nhã ấy
Suýt
đã giết chết chàng.
Nhưng
chàng cố gượng dậy,
Bất
chấp lời thị phi,
Lại
làm việc, làm việc,
Ngoài ra không biết gì.
Cuối cùng, công trình ấy
Cũng được chàng viết xong,
Một công trình vĩ đại
Chàng thực sự hài lòng.
Chàng tắm rửa sạch sẽ,
Uống một cốc rượu vang,
Cầm khẩu súng thách đấu
Rồi bắn vào tim chàng.
*
“Bàn về toán vũ trụ”,
Công trình toán “dở hơi”,
Được in mấy trăm bản
Sau khi chàng qua đời.
Rồi thiên tài vật lý,
Einstein, một ngày,
Trong cửa hàng sách cũ
Tìm thấy công trình này.
Ông say mê đọc nó,
Quả có một không hai.
Chốc chốc ông ngả mũ
Như cúi chào thiên tài.
Đọc xong ông kinh ngạc,
Suýt nữa thì kêu lên,
Khi thấy chữ “Le Lâche”,
Tên tác giả - Thằng Hèn.
Lát sau ông chữa lại
Thành “Lâche le Grand”,
Tức “Thằng Hèn Vĩ Đại.”
Cũng là một dạng hèn.
*
Câu chuyện chỉ có thế.
Chẳng
biết viết thêm gì.
Mà
cũng chẳng cần viết.
Ai
nghĩ gì thì tùy.
Có
cái sai trong đúng,
Có
cái đúng trong sai.
Có
những người nhỏ bé,
Có
những bậc thiên tài.
Có
cái hèn hèn thật,
Có
cái hèn tạm thời.
Ừ,
thì hèn cũng được,
Miễn
có ích cho đời.
25
CAO BÁ QUÁT (1809 - 1855)
Sau Khi Nguyễn Ánh mất,
Các vua khác lên thay.
Triều chính không ổn định,
Dân cơ cực thường ngày.
Bệnh dịch và nạn đói
Làm chết hàng nghìn người.
Có nhiều cuộc khởi nghĩa
Đã nổ ra nhiều nơi.
Đó là cuộc khởi nghĩa
Của ông Phan Bá Vành,
Năm Một Tám Hai Một,
Ở Nam Định, Thái Bình.
Tiếp đến là khởi nghĩa
Nông Văn Vân, tri châu,
Ở Cao Bằng trùng điệp,
Dẫu kéo dài không lâu.
Có cuộc khởi nghĩa lớn
Năm Một Tám Ba Ba.
Lê Văn Khôi lãnh đạo,
Ở miền Nam nước ta.
Ông chiếm được Gia Định,
Giết chết Bạch Xuân Nguyên,
Một tên quan gian ác,
Tham lam và lộng quyền.
Chỉ mấy tháng sau đó
Cả Lục Tỉnh đầu hàng.
Tiếc là ông bệnh, chết,
Con đường đi dở giang.
Năm Ba Lăm, tháng Bảy,
Quân vua từ Phú Xuân
Được điều đến đàn áp,
Cuộc khởi nghĩa tan dần.
Một cuộc khởi nghĩa nữa,
Khoảng hai mươi năm sau,
Chu Thần Cao Bá Quát,
Một nhà thơ, cầm đầu.
Bây giờ ông sẽ kể
Về ông nhà thơ này.
Ngang tàng và chí khí,
Mà thơ cũng rất hay.
*
Một hiện tượng kỳ lạ
Trên thi đàn nước ta.
Đó là Cao Bá Quát,
Một nhà thơ tài ba,
Một ông quan chính trực,
Đèo bòng nợ văn chương
Rồi sau thành “tướng giặc”,
Bị giết ở chiến trường.
Ông sinh ở Phú Thị,
Huyện Gia Lâm bây giờ
Bố ông và ông nội
Là thầy thuốc yêu thơ.
Ngày bé ông nghèo khổ
Nhưng nổi tiếng thông minh,
Văn hay và chữ tốt,
Thần đồng tỉnh Bắc Ninh.
Thế mà thi luôn trượt.
Mãi sau ông thi Hương,
Đỗ Á Nguyên Hà Nội,
Nhưng thật tiếc, quan trường
Xếp ông vào cuối bảng
Trong số hai mươi người
Đỗ cử nhân lần ấy.
Bất công và buồn cười.
Sau đó ông vào Huế
Thi Hội, khá nhiều lần,
Nhưng lần nào cũng trượt.
Dù rất giỏi thơ văn.
Năm một tám bốn một,
Được quan tỉnh Bắc Ninh
Tiến cử làm công chức,
Ông khăn gói vào kinh,
Rồi làm chức quan nhỏ
Trong bộ Lễ, thường niên
Ông được làm sơ khảo
Trường thi tỉnh Thừa Thiên.
Một lần chấm, ông tiếc,
Thấy một số bài thi
Viết hay và súc tích
Nhưng vô tình phạm qui.
Thế là cùng Phan Nhạ,
Một người chấm như ông,
Cao Bá Quát chữa lại
Bằng mực pha son hồng.
Việc lộ, ông bị bắt,
Đáng lẽ xử tử hình,
Sau vua xét, hạ xuống
Thành “giảo giam hậu trình”.
Tức tạm giam đợi lệnh.
Ba năm sau, được tha
Để “dương trình hiệu lực”,
Tức chuộc tội, đi xa.
Ông theo Đào Trí Phú,
Lên tàu lớn Phấn Bằng
Sang Nam Dương “hiệu lực”,
Kéo dài gần một năm.
Rồi sau được phục chức
Ở bộ Lễ, nhưng ông
Lần nữa bị sa thải,
Lại quay về Thăng Long.
Năm một tám bốn bảy,
Bỗng có giấy mời ông
Quay lại Huế làm việc,
Một công việc văn phòng,
Là chỉnh lý thơ phú
Cũng có khi sưu tấm,
Nói chung là nhàn nhã
Ngay trong Viện Hàn lâm.
Do bản chất công việc,
Ông làm quen ở đây
Với Miên Trinh, Miên Thẩm.
Hai vị hoàng thân này
Đã mời ông gia nhập
Và đàm đạo đôi khi
Với nhóm thơ của họ,
Gọi là Mạc Vân Thi.
Nhưng ba năm sau đó,
Do mất lòng quan thầy,
Ông bị đổi ra Bắc
Làm giáo thụ Sơn Tây.
Sau đó ông buồn chán,
Treo áo mũ, về nhà,
Mượn cớ cha vừa mất,
Phải phụng dưỡng mẹ già.
Năm Một Tám Năm Bốn,
Trời nắng hạn lâu ngày,
Lại gặp nạn châu chấu,
Dân đói, nhiều ăn mày.
Ông bí mật vận động
Một số người có tiền
Và sĩ phu yêu nước
Khởi nghĩa chống chính quyền.
Từ Quốc Oai, Vĩnh Phúc
Đến Lạng Sơn, Cao Bằng
Có nhiều người hưởng ứng,
Tinh thần cũng rất hăng.
Lại thêm Đinh Công Mỹ,
Bạch Công Trân Sơn Tây,
Các thổ mục giàu có,
Rất ủng hộ việc này.
Việc tụ nghĩa cứ vậy,
Được tiến hành từ từ.
Lê Duy Cự - minh chủ.
Cao Bá Quát - quốc sư.
Thành trì quân khởi nghĩa
Là vùng núi Mỹ Lương,
Kiểu thay trời hành đạo,
Chống áp bức, bạo cường.
Rất tiếc, việc bại lộ
Khi chuẩn bị chưa xong,
Nên cuối năm năm bốn,
Ông buộc phải tấn công.
Lúc đầu nghĩa quân thắng
Ở Tam Dương, Thanh Oai,
Sau quân vua đánh rát,
Phải thua chạy dài dài.
Năm Giáp Dần, tháng Chạp,
Được người Thái, người Mường
Bổ sung vào lực lượng
Ở cứ điểm Mỹ Lương,
Ông chủ động đánh chiếm
Thành Yên Sơn lần hai,
Ngày nay huyện lỵ ấy
Là thị trấn Quốc Oai.
Phó lãnh binh Lê Thuận
Đem quân dàn hàng ngang,
Hai bên đang huyết chiến,
Tên đội Đinh Thế Quang
Cho lính bắn tới tấp
Vào hàng ngũ nghĩa quân.
Cao Bá Quát trúng đạn,
Ngã xuống chết bất thần.
Rồi tướng Nguyễn Văn Thực
Và tướng Nguyễn Kim Thanh
Cũng lần lượt bị bắt,
Chém, đầu bêu ngoài thành.
Hơn trăm quân khởi nghĩa
Đã bỏ mạng lần này
Cùng tám mươi người khác
Bị bắt và đi đày.
Vua Tự Đức từ Huế
Xuống chiếu thưởng, khao quân,
Ra lệnh cắt cắt thủ cấp
Cao Bá Quát nghịch thần
Rồi cho xe bêu riếu
Khắp các tỉnh Bắc Kỳ,
Xong, đưa vào cối giã,
Để nước sông cuốn đi.
Quốc sư Cao Bá Quát
Còn là một nhà thơ,
Một nhà thơ rất lớn,
Nổi tiếng cả bây giờ.
Khi khởi nghĩa thất bại,
Triều đình đốt sách ông.
May mắn còn giữ được
Trong các thư viện công
Tổng cộng, không kể truyện,
Gần nghìn rưởi bài thơ
Chủ yếu thơ chữ Hán,
Ý hay và bất ngờ.
Thơ ông là khí phách
Của một bậc túc nho,
Một tấm lòng yêu nước
Khao khát dựng cơ đồ.
GIAI
THOẠI VỀ CAO BÁ QUÁT
Cao
Bá Quát từ nhỏ
Đã
nổi tiếng thần đồng,
Ăn
nói giỏi, chí lớn,
Kinh
và sử thuộc lòng.
Lớn
lên càng khí phách,
Không
khuất phục người nào,
Nhất
là bọn ngu dốt
Loại
lý trường, cường hào.
Lần
nọ, nhân lý trưởng
Đắp
đôi voi ngoài đình,
Quát
làm bài thơ nhỏ,
Còn
ký cả tên mình:
“Đôi
voi đắp đẹp đấy,
Đủ cả
đuôi, cả vòi.
Sao
không thấy “cái ấy”,
Hay
ông lý ăn rồi?”
Lão
lý trưởng tức lắm,
Nhưng
không dám làm gì.
Dính
vào bọn con nít,
Người
lớn sẽ xầm xì.
Lần
nọ, vua Minh Mạng
Kinh
lý ra Thăng Long.
Dân
đi xem đông đúc,
Quát
cũng muốn thấy ông.
Hôm
ấy trời oi bức,
Quát
xuống tắm Hồ Tây
Đúng
lúc Minh Mạng đến,
Dừng
kiệu ngắm hồ này.
Cậu
giả đò sợ hãi,
Tồng
ngồng leo lên bờ.
Vua
cho là hỗn láo,
Sai
lính trói, bắt chờ.
Cậu
khóc, xin tha tội,
Xưng
mình học trò nghèo.
Vua
nói tội này láo,
Phải
đánh đúng mười hèo.
Học
trò chắc giỏi chữ,
Vậy
câu đối vua ra,
Nếu
đối được, đối đúng,
Vua
chiếu cố, sẽ tha.
“Dưới
hồ, cá đớp cá.”
Vua
nói rồi mỉm cười.
Quát
lập tức đáp lại:
“Trên
bờ, người trói người.”
Minh
Mạng biết mình hớ
Để
thằng nhóc con này
Đặt
mình ngang với hắn,
Nhưng
hứa rồi, tiếc thay.
Cao
Bá Quát học giỏi,
Nhưng
thi trượt đều đều.
Người
Thăng Long thời ấy
Gọi
Thánh Quát, Thần Siêu.
Số là
bọn quan lại,
Ghét,
tìm cách dìm ông.
Năm
một tám ba một,
Đi
thi Ở Thăng Long,
Bài
ông làm rất tốt,
Nên
được đậu cử nhân,
Thế
mà khi thi Hội,
Quan
ngửi thấy giọng văn
Đúng
của Cao Bá Quát,
Bèn
đánh trượt tức thì.
Nhưng
ông vẫn không nản
Và
tiếp tục đi thi.
Tiếp
tục lại thi trượt,
Vì
khẩu khí của ông
Quan
đọc qua là biết.
Cuối
cùng ông nản lòng,
Bỏ về
quê nằm khểnh,
Suốt
ngay chỉ rong chơi,
Làm
thơ hay đọc sách
Và
lặng lẽ chờ thời.
*
Ở
Thăng Long lúc ấy
Có
thầy Nguyễn Văn Siêu,
Nổi
tiếng là hay chữ,
Học
trò theo rất nhiều.
Một
lần Cao Bá Quát
Tò mò
đến xem sao.
Tới
nơi, đứng tựa cửa
Chốc
chốc ghé nhìn vào.
Nguyễn
Văn Siêu thấy lạ,
Bèn
cho hỏi là ai.
Đáp:
Học trò, nhân tiện
Đến
ghé thăm thầy tài.
Thế
thì hãy đối lại
Vế
đối này bây giờ:
“Thầy,
chõng tre cót két.”
“Trò,
sân gạch thẩn thơ.”
Quát
đáp ngay tắp lự,
Vừa
chuẩn lại vừa hay.
Siêu
phục tài, giữ lại
Rồi
đàm đạo suốt ngày.
Từ đó
họ thành bạn
Dù
tuổi tác chênh nhau,
Thành
“Thần Siêu”, “Thánh Quát”,
Rất ý
hợp tâm đầu.
Quát
tuy còn ít tuổi,
Nhưng
kiêu căng, khinh người,
Nói:
Xưa này chỉ có
Bốn
bồ chữ trên đời.
Hai
bồ là của Quát.
Một -
của Nguyễn Văn Siêu.
Cả
thiên hạ chỉ một,
Mà
thế cũng là nhiều.
THAY LỜI KẾT
Đến hôm nay, kết thúc
Chuyến đi của chúng ta,
Ngược thời gian tìm hiểu
Lịch sử nước non nhà.
Suốt hăm bảy thế kỷ,
Kể từ thời Hồng Bàng
Đến thế kỷ Mười Chín,
Nhiều trang sử vẻ vang,
Nhiều chiến công vĩ đại
Của bao lớp cha ông
Đã hy sinh xương máu
Để bảo vệ non sông.
Ta, ông và các cháu
Phải biết mà tự hào.
Vì không biết Quá Khứ
Đã diễn ra thế nào,
Chắc chắn ta không hiểu
Hiện Tại và Tương Lai.
Thế đấy các cháu ạ.
Phải biết vì Ngày Mai.
Những câu chuyện lịch sử
Ông kể các cháu nghe
Đơn giản và dễ hiểu,
Bằng thơ nói, như vè.
Các cháu đọc, cố nhớ.
Nhớ rồi kể cho nhau.
Vừa vui vừa bổ ích.
Cũng chẳng khó lắm đâu.
Chia tay, Ông Tân Béo
Chỉ mong muốn một điều
Là hãy chăm học sử.
Ông yêu các cháu nhiều.
Hà Nội, 13. 1. 2013
Mời mọi người đọc blog mời. Tra google 0912375717 nhavanthaibatan.
ReplyDeleteTrang này người ta khóa, không post được bài mới.