Tuesday, February 24, 2015

THƠ CHỮ HÁN VIỆT NAM - 3



TRẦN PHÙ

Tác giả:  Tức Trần Nghệ Tông, sinh năm 1322, mất 1395, con thứ ba của Trần Minh Tông; làm vua từ 1370 đến 1372, trước đó từng giữ nhiều chức quan trọng trong triều. Còn lưu lại được 5 bài thơ. Tên húy là Trần Phủ, con thứ ba của vua Trần Minh Tông, buổi đầu làm chức Hữu Tướng quốc, có công dẹp giặc Dương Nhật Lễ cướp ngôi nhà Trần. Về sau lên ngôi trị vì ba năm rồi làm Thái Thượng Hoàng 27 năm, thọ 74 tuổi, mai táng ở Nguyên Lăng.

Tiễn sứ phương Bắc Ngưu Lượng 1)

Lão tướng An Nam thơ chẳng hay.
Bình trà đãi khách lúc chia tay.
Sông Lô, núi Tản, kia xanh biếc
Cùng tiễn khách về theo gió mây.

(1) Sứ nhà Minh được cử đến Việt Nam năm 1369. Lúc này Nghệ Tông giữ chức tể tướng, nên mới tự xưng là lão tướng.

Ngắm nhìn am Liễu Nhiên ở Đông Sơn 1)

Buộc tạm con thuyền bên gốc thông.
Ngôi chùa yên tĩnh gối bờ sông.
Hãy gắng leo lên nhìn cảnh cũ -
Ai biết sau này còn sức không.

(1) Có thể là Đông Sơn, Thanh Hóa ngày nay.

Đề nhà thờ quan tư đồ Trần Nguyên Đán 1)

Sáng đi, phu kiệu vượt bùn lầy,
Khi tới Côn Sơn đã xế ngày.
Mưa tạnh, suối chiều nghe róc rách.
Ngoài thềm khóm trúc khẽ lung lay.
Tinh Đẩu 2) đàn xưa giờ bỏ trống,
Muối mơ 3) bia đá vẫn còn đây.
Người đã lên tiên, nhà vắng vẻ,
Để chút buồn xưa ở chốn này.

(1) Bài thơ này viết khoảng 1390 - 1395, tức là sau khi Trần Nguyên Đán mất (tháng 12 năm 1390) và trước khi vua Nghệ Tông qua đời (tháng Giêng năm 1395).
(2) Đàn Tinh Đẩu: một cái nền cao do đạo sĩ lập ra để tế sao Bắc Đẩu. Khổng Minh sau khi tế sao Bắc Đẩu để cầu thọ thì mất. Câu này ý nói Trần Nguyên Đán muốn chấn hưng nhà Trần nhưng chưa thực hiện được.
(3) Muối mơ (diêm mai): Duyệt mệnh, Thư kinh có câu nói của vua Ân Cao Tông với Phó Duyệt: Điều hòa mùi vị của nồi canh thì dùng nhà ngươi làm muối và mơ. Đời sau dùng chữ "diêm mai" để chỉ các viên đại thần có khả năng giúp vua trị nước.

Đề chùa báo ân ở Siêu Loại 1)

Cầu gỗ qua sông, sạch bụi đời.
Sát chùa, sóng nước vỗ không ngơi.
Gió át tiếng chim, rừng tĩnh lặng,
Khóm trúc dày che ánh mặt trời.
Trên điện Nhị Hương 2), nhà Cam Lộ, 3)
Sau hè lặng lẽ lá vàng rơi.
Giận thay con cháu tham cơm áo,
Không lo tích đức, báo ân Người.

 (1) Thuộc trấn Kinh Bắc, nay là huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
(2-3) Tên thường dùng để chỉ điện Phật.

Đến trấn Gia Hưng 1), gửi cho em
là Cung Tuyên vương 2)

Bỏ quan vì lắm kẻ gièm chê,
Lách mình lặn lội chốn sơn khê.
Đường xa nghìn dặm, hai đầu bạc.
Bảy lăng 3) ngoái lại, lệ tràn trề.
Diệt Vũ 4), nhà Đường hưng trở lại.
Trừ Lưu 5), cây Hán lại xum xuê.
Sự nghiệp Minh Tông 6), em hãy nhớ.
Khôi phục Thần Kinh 7), hẹn trở về.

1. Vùng đất thuộc tỉnh Hòa Bình ngày nay.
2. Tên thật là Trần Kính, sau lên ngôi là Trần Duệ Tông. Bài thơ này làm vào năm Canh Tuất (1370), khi Trần Phủ mới lên vùng sông Đà, chuẩn bị đánh Nhật Lễ giành lại ngôi cho nhà Trần.
3.Bảy lăng các vua nhà Trần trước đó.
4. Tức Vũ Tắc Thiên, vợ Đường Cao Tông, chiếm ngôi nhà Đường, sau bị Trương Gián Chi đánh bại, giành lại ngôi cho Đường Trung Tông.
5. Chỉ Lưu Bang, tức Hán Cao Tổ, người sáng lập nhà Hán. Sau khi Hán Huệ Đế chết, Lữ Hậu (vợ Hán Cao Tổ) chiếm ngôi vua, phong cho người dòng họ mình nhiều chức quan trọng để củng cố thế lực. Chu Bột và Trần Bình đánh bại họ Lữ, khôi phục cơ nghiệp cho họ Lưu.
6. Vua thứ năm của nhà Trần, và là cha của các vua Hiến Tông, Dụ Tông và Duệ Tông.
7. Chỉ kinh đô, ở đây là cơ nghiệp nhà Trần.

Lánh nạn ở trấn Gia Hưng 1),
gửi em là Cung Tuyên Vương

Ngôi cao, rèm nặng, lắm lo âu.
Lên đường lánh nạn chốn rừng sâu.
Bảy lăng ngoái lại nhìn, sa lệ.
Muôn dặm trèo non bạc trắng đầu.
Khôi phục nhà Đường, trừ họ Võ 2),
Nối ngôi nhà Hán các Lưu hầu 3).
Sự nghiệp Minh Tông em hãy nhớ.
Lấy lại kinh thành, hẹn gặp nhau.

1. Bài thơ này làm khi ông tránh loạn Dương Nhật Lễ ở trấn Gia Hưng, nay thuộc tỉnh Sơn La. Sau dẹp được loạn, ông trở về kinh lên ngôi vua. Cung Tuyên Vương tên là Kính, sau lên ngôi vua thành Trần Duệ Tông.

2. Võ Hậu là vợ Cao Tông nhà Đường. Cao Tông mất, con là Trung Tông lên ngôi. được mấy tháng bà phế con, tự mình làm vua, dùng anh em họ Võ và bè phái gian nịnh giữ quyền chính. Về sau Trương Giản Chi mưu trừ được nạn họ Võ, lại phù Trung Tông lên làm vua.

3. Vương Mãng làm tướng nhà Hán, sau giết vua Hán tự xưng làm vua. Lưu Tú, tức vua Hán Quang Võ, khởi lên dẹp loạn Vương Mãng, khôi phục lại cơ nghiệp họ Lưu (tức nhà Hán).


TRẦN ĐÌNH THÂM

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, hiệu là Hủ Phố, người huyện Đông Triều, Quảng Ninh ngày nay, làm quan đến chức Giám Tu Quốc sử, từng đi sứ sang Trung Quốc. Khi Hồ Qúy Ly lên ngôi, ông giả điếc không ra làm quan. Hiện còn lại 2 bài thơ.

Thơ đề bức tranh tiễn biệt trên sông mùa thu

Trời tạnh, càng xanh cây bến sông.
Không ngừng sóng vỗ, nước càng trong.
Sầu hận xa nhau không nói hết.
Đành để trôi theo nước giữa dòng.


TRẦN CÔNG CỔNG

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, người làng Phúc Đa, xã Thí Trú, huyện Đông Triều, Quảng Ninh ngày nay, là em ruột Trần Đình Thâm. Lưu được một bài thơ và một bài phú.

Ngày xuân chơi chùa trên núi

Chiếc gậy đưa ta đến cửa thiền.
Đón người, hoa cỏ ngước nhìn lên.
Cỏ thơm, núi đẹp như tranh vẽ.
Cảnh chùa, cõi Phật thật bình yên.


TRẦN THUẤN DU

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

Chùa Bảo Sơn 1)

Chợt ghé thăm chùa nhân việc công.
Xin gửi lại đây một chút lòng.
Như giáo cọ nhau, hai khóm trúc.
Như đoàn vệ sĩ, một hàng thông.
Mái uốn, thành rêu hàm ý cổ.
Hoa cỏ, chim trời cảnh núi sông.
Muốn đến An Dương thăm chốn cũ,
Mà nhìn chỉ thấy nước mênh mông.

(1) Chùa ở xã Đường Hào huyện Phù Ủng, nay thuộc tỉnh Hải Dương.

Vịnh căn nhà đại ẩn ở phía tây thành

Bốn chục năm trời nghiệp với danh,
Được khen đại ẩn chốn đô thành.
Cho rượu, cho thơ, cho khách quý,
Có hòn non bộ, cá, cây xanh.
Nhà nghèo không ngại, lòng thanh thản,
Chỉ mong chữ đạo giữ nguyên lành.
Đời chê ta vụng, không mưu chước?
Sống nhàn, hoa cỏ với chim oanh.


HỒ QUÝ LY

Tác giả: Người sáng lập nhà Hồ, sinh 1336, mất 1407, dời đô về Thanh Hóa, đặt tên nước là Đại Ngu, tiến hành một loạt cải cách kinh tế, xã hội.

Cảm hoài

Nhiều khi tưởng chết, vẫn nguyên lành.
Xa nhà, thổn thức suốt năm canh.
Quán Bắc ở lâu, đêm sợ mộng.
Ải Nam xa mãi, ngủ sao đành.
Cứu nước tài hèn, thua Lý Bật. 1)
Dời đô vụng kế, kém Bàn Canh. 2)
Chua xót bình vàng nay đã rạn.
Buồn đau chén ngọc vỡ tan tành.

(1) Một nhân vật đời Đường, từng làm tể tuớng, có tài trị nuớc yên dân.
(2) Tên ông vua thứ 12 nhà Thuơng, quyết định dời đô đến đất Ân, từ đó trở nên thịnh vượng. Ở đây Hồ Quý Ly lấy làm tiếc đã bỏ Thăng Long vào xây dựng Tây Đô ở Thanh Hóa.

Trả lời người phương bắc hỏi
về phong tục nước An Nam

Nước An Nam, phong tục
Vốn rất tốt, rất thuần.
Lễ nhạc giống nhà Hán.
Giống nhà Đường áo quần.
Cá ngon, toàn vẩy nhỏ 1).
Rượu quí uống cả nhà.
Vào dịp đầu năm mới
Đào mận đều ra hoa.

1. Trong bài phú Xích Bích của Tô Đông Pha có câu “Cự khẩu tế lân trạng tự Tùng Giang chi lô”, nghĩa là cá miệng lớn, vẩy nhỏ, giống như cá mè sông Tùng Giang. Ý nói loại cá ngon. 


PHẠM NHÂN KHANH

Tác giả: Hiệu Cổ Sơn, không rõ năm sinh, năm mất và quê quán, đỗ tiến sĩ vào đời Long Khánh (1373 - 1377), từng đi sứ Trung Quốc, lúc về làm Giám tu quốc sử kiêm An phủ sứ lộ Lạng Sơn. Có mười ba bài trong Toàn Việt thư lục.

Thủ tuế 1)

Giã từ năm cũ, nốt đêm nay.
Không ngủ, đèn khêu đến rạng ngày.
"Tiễn nghèo", tục cũ giờ ôn lại,
Bắt chước người xưa, uống thật say.
Đông hết, trong vườn mai vẫn nở.
Sắp xuân, ngoài ngõ tuyết còn bay.
Nửa tỉnh, nửa không, trời hửng sáng,
Vừa khi viết hết tứ thơ này.

(1) Phong tục thời xưa, đêm 30 tết không ngủ.

Chơi xuân

Mùa xuân, cưỡi ngựa dạo thong dong,
Mười dặm xung quanh một sắc hồng.
Lạc giữa thiên nhiên hoa nở rộ.
Tuyệt vời phong cảnh, thỏa mắt trông.
Chiều khách chơi xuân, gì cũng đẹp.
Khen cho tạo hóa khéo dày công.
Dừng ngựa, bâng quơ nhìn én lượn,
Bỗng dưng cảm thấy nhói trong lòng.

Đêm thu

Giọt nước đồng hồ rơi suốt đêm.
Hơi thu ướt áo, thấm qua rèm.
Cỏ cây sương lạnh càng xơ xác.
Bốn phía đất trời thật tĩnh êm.
Bên sông, dãy núi mờ in bóng.
Con dế nỉ non khóc trước thềm.
Cảnh buồn như vậy, ai đôi lúc
Chẳng thoáng vu vơ thấy yếu mềm?

Đêm thất tịch 1)

Ngưu Lang, Chức Nữ gặp đêm nay.
Lo bắc cầu trời, ô thước bay.
Khung cửi ngừng thoi, sương đã xuống,
Chờ lên xe gió vượt cầu mây.
Chỉ thoáng gặp nhau, rồi cách biệt,
Sang năm lại gặp, đúng nơi này.
Như níu giữ đêm đừng vội sáng,
Buồn buồn tiếng vượn hót đâu đây.

(1) §ªm mång b¶y th¸ng B¶y ©m lÞch, tư¬ng truyÒn lµ ®ªm Ngưu Lang vµ Chøc N÷ ®ưîc gÆp nhau.

Chữ nhạn 1)

Cuối thu rét ngọt, mưa lây rây.
Giữa trời giá lạnh nhạn đang bay.
Ngang dọc xếp hình thành các chữ,
Như tiễn bâng khuâng hết một ngày,
Như nửa bức thư nhờ cánh nhạn
Chuyển giùm theo gió giữa trời mây.
Giận mình không thể như Thương Hiệt, 2)
Nhạn viết chữ gì, nào có hay.

(1) Chim nh¹n xÕp thµnh hµng ngang däc bay trªn trêi, tr«ng như ch÷ viÕt.
(2) Tư¬ng truyÒn lµ quan viÕt sö cña Hoµng §Õ, đã dùa vµo dÊu ch©n chim nghÜ ra ch÷ viÕt Trung Quèc.

Trúc non

Đầu vườn trồng khóm trúc ngà tơ
Để chờ năm mới bạn cùng thơ.
Gió thổi xạc xào rung tiếng ngọc.
Trăng rằm lốm đốm ánh vàng mơ.
Khí phách hiên ngang thân thẳng đứng.
Tấm lòng minh bạch chẳng mưu cơ.
Thấy trúc còn non, xin chớ lạ,
Rồi sẽ xanh cao, hãy cứ chờ.

Tiễn quốc sư Lãm Sơn 1) về núi

Xuống núi mấy ngày đã muốn lên,
Để lòng thanh thản với thiên nhiên,
Để uống trà thơm bên gốc bách,
Rửa chén hàng ngày trong suối tiên.
Ngâm vịnh thơ văn, tâm hướng đạo.
Điền viên vui thú, tấm lòng thiền.
Tiễn bác về rừng, mong Phật Pháp
Làm đời xanh tốt, nước bình yên.

(1) Chưa râ lµ ai.


CHU ĐƯỜNG ANH

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, hiệu là Liêu Thủy. Không rõ cả quê quán, chỉ biết ông từng làm chức Chuyển vận sứ vào cuối đời Trần. Tác phẩm còn lại gồm 2 bài thơ.

Thơ đề tranh Đường Minh Hoàng tắm cho ngựa

Ngọc Hoa con ngựa được vua yêu,
Tắm, dắt vào cung giữa nắng chiều.
Giá vua thương người như thương ngựa,
Muôn dân chắc đỡ khổ hơn nhiều.


VŨ THẾ TRUNG

Tác giả: Không rõ ngày sinh, ngày mất và quê quán, chỉ biết ông làm quan cuối đời Trần. Còn lại 4 bài thơ.

Hoa lan trong núi

Hoa nở bên khe, mõm đá cao.
Hương thơm bay đến tận bờ rào.
Xuân đầy mây núi, mưa vừa tạnh.
Đốt quả thông già, đọc Ly Tao.


TRẦN QUAN

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất và quê quán, chỉ biết ông từng làm tới chức An Phủ sứ cuối đời Trần. Hiện chỉ còn một bài thơ duy nhất này.

Đề nơi quan xá

Hoàng Long, Chích Thợ 1) chìm trong sương.
Như khói, mây chiều nhẹ vấn vương.
Rỗi việc, lên thuyền xuôi ra biển.
Phía trước con chim trắng dẫn đường.

(1) Tên địa danh ở Thanh Hóa.


LÊ LIÊM

Tác giả: Hiệu là Mai Hiên, sống vào cuối đời Trần, chưa rõ ngày sinh, ngày mất và quê quán. Chỉ còn lại bài thơ này.

Động Vũ Lâm 1)

Gió mưa nhè nhẹ, cỏ xanh đồng.
Hoa buồn soi bóng xuống dòng sông.
Người xưa đã khuất, giờ thong thả,
Nơi đây ta dạo, thảnh thơi lòng.

(1) Ở Thanh Hóa, không rõ cụ thể nơi nào.


TẠ THIÊN HUÂN

Tác giả: Hiệu là Thoái Viên, làm quan vào cuối đời Trần, tới chức Tả tham tư chính sự. Còn lưu được 14 bài thơ.

Qua bến đò Phù Đổng 1)

Vung roi, ngựa sắt hý trên không.
Chuyện xưa theo nước chảy xuôi dòng.
Trăng sáng dửng dưng cùng thế cuộc,
Buồn buồn dẫn lối khách sang sông.

(1) Bến đò ở sông Đuống, nay thuộc Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đây là bài thơ đầu tiên được biết nhắc đến sự tích Phù Đổng Thiên Vương.

Tức sự

Chống gậy hàng ngày dạo Thoái Viên.
Trong vườn hoa cỏ vẫn y nguyên.
Mỗi độ xuân sang như trẻ lại.
Cuối đời thêm gắn với thiên nhiên.

Hoa lan

Một mình ngắm nguyệt xế lan can.
Dạo bước quanh vườn, bên khóm lan.
Đang lúc ngắm hoa, thơ chợt đến.
Ý thơ từ bút cứ tuôn tràn.


CHU KHẮC NHƯỢNG

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, hiệu Vân Trai, người làng Sài Trang, phủ Thương Hồng, đỗ tiến sĩ cuối đời Trần, làm quan đến chức Hộ bộ Tả thị lang.

Thơ đề chùa Vĩnh Hưng ở Sài Trang

Sài Trang cảnh đẹp như tiên giới,
Đông đúc xe người luôn lại qua.
Thật tiếc nhiều lần ta cũng đến,
Chưa lần nào thấy mộc lan hoa.


TRẦN NGẠC

Tác giả: Con của Trần Nghệ Tông, không rõ năm sinh, mất năm 1391, được phong chức Thái úy Trang Định Vương, bị Hồ Qúy Ly sai người hãm hại.

Tặng Tư đồ Trần Nguyên Đán

Tôi thì tài hèn sức mọn.
Bác cũng không giỏi nhất đời.
Đều cùng già nua, ốm yếu.
Sao không về quê nghỉ ngơi?


PHẠM NHỮ DỰC

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, tự Mạnh Thần, hiệu Bảo Khê, người làng Đa Dực (không rõ ở đâu). Ông sống cùng thời với Nguyễn Phi Khanh. Đời Hồ Quí Ly làm giáo thụ huyện Tân Sơn. Hiện còn 61 bài thơ trong Toàn Việt thi lục.

Đàn hạnh 1)

Bao năm cây hạnh được vua trồng,
Đỡ rừng Nho Học vút trên không.2)
Gió văn khẽ thổi, hương thơm ngát,
Thấm mát mùa thơ khắp ruộng đồng.
Ban trưa lớp học cây che bóng.
Đêm khuya réo rắt nhạc trong phòng.
Trước sân gốc cối 3) còn nguyên đó,
Sáng ngời kim cổ khắp tây đông.

1) Tªn mét gß ®Êt trưíc miÕu thê Khæng Tö ë S¬n §«ng, ®©y lµ nÒn trưêng cò, n¬i Khæng Tö d¹y häc.
(2) Ý nãi ®¹o Nho trưêng tån mãi mãi.
(3) Tr¬ưíc nhµ Khæng Tö cã trång gèc cèi (cèi tr¹ch) ngưêi ®êi sau thưêng dïng ch÷ "cèi tr¹ch" ®Ó ®èi víi "h¹nh ®µn".

Nhà đọc sách ở Tú Giang

Sông Tú quanh thôn chảy lượn vòng.
Từ trên nhìn xuống, sát thư phòng.
Hoa mai, trang giấy, hồn người đọc
Hòa quyện trời xanh với nước trong.
Mũi ngà cài sách rung theo gió.
Nghiên mực mưa rơi, chảy mấy dòng.
Là chuyện thường tình, ai cũng hiểu:
Người ham đọc sách sẽ thành công.

Chơi trăng trên cầu Tầm Mai 1)

Dòng nước xanh xanh sạch bụi trần.
Chiếc cầu nho nhỏ, khách chơi xuân.
Bên bờ bóng núi in mờ ảo.
Lộng lẫy Hằng Nga, đẹp bội phần.
Bóng cầu, bóng núi cùng đan quyện.
Trăng vàng trên sóng gợn lăn tăn.
Cảnh đẹp thế này ai vẽ được?
Thử dùng bút vẽ của thơ văn.

(1) Chưa rõ ở đâu.

Thơ mừng dọn đến nhà mới

Lễ mừng nhà mới mới làm xong.
Tất cả gia tài - chiếc túi không.
Dưới trăng đàn mộc nằm bên gối.
Gương kề cửa sổ đón hương đồng.
Mượn lời Trương Lão khen không quá, 1)
Vun trồng ân đức, giống Vu Công. 2)
Tân gia, được xếp hàng tân khách,
Mạn phép nôm na đọc mấy dòng.

(1) Trương Lão, tức Trương Mạnh, người đời Xuân Thu. Khi mới quen Hiến Văn Tử, ông khen: "Mỹ tài luân yên! Mỹ tài hoán yên!" (Đẹp thay đường kẻ! Đẹp thay mực thước!)
(2) Tức Vu Quốc Định, người đời Hán, rất công minh, liêm khiết. Ông thường bảo thợ nề phải xây nhà lớn, tôn cao nền thì con cháu mới có ân đức, hiển đạt.

Gửi viên huyện thừa họ Quách 1)

Thấm thoắt chia tay đã khá lâu.
Chân trời, góc bể, nhớ thương nhau.
Gửi lời cho gió, lòng đau thắt.
Trong mộng nhớ nhung, thấm lệ sầu.
Tuổi già sức yếu đời không trọng,
Thì về ở ẩn, có sao đâu.
Hành tàng dụng xả 2) đều do số.
Bao giờ gặp lại, nói thêm sau.

(1) Chưa rõ là ai.
(2) S¸ch LuËn Ng÷ cã c©u: "Dung chi t¾c hµnh, x¶ chi t¾c tµng", nghÜa lµ " Ngưêi ta dïng th× m×nh ra lµm, ngư¬êi ta bá th× m×nh ë Èn"

Gặp nhau ở đình bên ao sen

Tâm đầu ý hợp bấy lâu nay,
Xin uống vui chung cuộc gặp này.
Gió thổi, hương sen thơm dính áo.
Rượu hồng, hoa đỏ, sánh ngất ngây.
Toàn bậc Liêm Khê 1) và Dật Thiếu, 2)
Đủ mặt anh tài đang ở đây.
Chúng ta gặp mặt không vô cớ,
Vậy mời nâng chén, uống kỳ say.

(1) HiÖu cña Chu §«n Di, häc gi¶ ®êi Tèng, ngư¬êi rÊt yªu hoa sen.
(2) Tù cña Vư¬ng Hy Chi, nhµ v¨n næi tiÕng ®êi nhµ TÊn.

Làm giáo thụ quận Tân An trọn ba năm, dựng
được một nếp nhà tranh, vừa làm xong thì gặp nạn binh hỏa,
cảm vì việc ấy, ngẫu nhiên thành thơ

Làm quan giáo thụ mấy năm ròng,
Hết trọ nhà dân đến sở công.
Nhà lớn tất nhiên chưa dám nghĩ,
Vài gian nhà lá mới làm xong.
Chưa kịp nằm nghe mưa rả rích,
Thì ôi lửa cháy, thế là tong.
Cháy hết, bài thơ này sót lại.
Còn nhà, không lại vẫn hoàn không.

Ý xuân tức sự

Ngày nối tiếp ngày, hết tháng Ba.
Mùa xuân lộng lẫy cũng trôi qua.
Lơ thơ sót lại bông lau nhỏ,
Một tiếng chim kêu phía cuối nhà.
Mặt ao sương mỏng, xanh nhàn nhạt.
Khu vườn mưa tạnh, rộng thêm ra.
Đọc xong Chu Dịch, 1) lòng thanh thản,
Nghĩ thầm: Hay chẳng kém Nam Hoa. 2)

(1) Tương truyền Phục Hy bắt đầu vạch ra tám quẻ. Chu Văn Vương nhân đó làm ra Chu Dịch.Vì thế Chu Dịch còn được gọi là Hy Kinh, tức sách của Phục Hy.
(2) Một bộ sách của Trang Tử đời Chiến Quốc. Cũng còn gọi là sách Trang Tử.

Ông Lý Hạ Trai 1) tới thăm, làm bài thơ này đáp lại

Cuộc đời bèo bọt, có như không.
Vui sướng bất ngờ gặp lại ông.
Xa cách, nhiều lần mong Thúc Độ, 2)
Đêm nằm vẫn mộng thấy Chu Công. 3)
Bàn luận văn chương tình thêm nặng,
Hẹn nước, thề non giải nỗi lòng.
Bạn bè chỉ có thơ này tặng,
Hề gì Vị Bắc với Giang Đông. 4)

1) Tức Lý Tử Cấu (1400 - 1467), một sĩ phu có chí khí yêu nước, không chịu ra làm quan cho giặc Minh.
(2) Một danh sĩ đời Hán. Trần Phồn thường nói: "Chưa gặp được Hoàng Sinh (tức Thúc Độ), thì tính biển lận vẫn còn"
(3) Nhà chính trị nổi tiếng nhà Chu. Khổng Tử nói: "Ta yếu lắm rồi, đã lâu không nằm mơ thấy Chu Công".
(4) Đỗ Phủ nhớ Lý Bạch viết: "Cây mùa xuân ở Vị Bắc, Mây buổi chiều ở Giang Đông", ý nói cách xa nhau.

Cảnh vui thú nhà tranh

Ngoại thành, nhà lá một vài gian.
Người thưa, cây rậm, sống an nhàn.
Buổi tối ánh trăng vào sát cửa.
Ban ngày chim hót tận lan can.
Nhà ta ta ở, gì hơn thế?
Đọc sách, ngâm thơ, rượu uống tràn.
Đừng chê nhà lá, đời ô trọc,
Về nhà, buồn bực tự tiêu tan.

Ở điếm Lô Hoa, 1) nghe tiếng chày đập vải

Hoa lau nở trắng dọc bờ sông.
Một nếp nhà con, mấy khóm hồng.
Thuyền chài ai hát, khoan rồi nhặt.
Tiếng chày đập vải rộn thinh không.
Kẻ sĩ nằm nghe, thêm cảm hứng.
Chinh phụ buồn vui chẳng bận lòng.
Đang lúc nằm mơ đường sự nghiệp,
Gà gáy nhà bên, tỉnh giấc nồng.

(1) Chưa râ ë ®©u.

Ngày lập xuân

Nắng hửng, sương tan, trời ấm dần.
Cày cấy xong rồi, đã lập xuân.
Dân làng đưa tiễn con trâu đất.
Trẻ đùa, chim én lượn ngoài sân.
Điều xấu, điều lành ai đoán trước?
Được mùa - mong muốn của nông dân.
Tôi, bác hôm nay mừng uống rượu,
Để báo quan trên, giống mọi lần.

Thơ đề trường học mới

Bốn bể bây giờ đã giống nhau,
Cho con học chữ, học từ đầu.
Lầu sách mới làm, cao chót vót.
Nhà giảng uy nghi, mát, sạch làu.
Trẻ mang áo mới, nhìn tươi tắn.
Rộn ràng viết chữ, đọc cùng nhau.
Chính ở nơi này lo khổ luyện,
Thành tài, xây dựng nước mai sau.

Làm thay người khác, mừng
viên bản quan họ Mạc sinh con trai

Chín chục ngày thu, mới bảy ngày.
Treo cung 1) vừa đúng sáng hôm nay.
Không khí vui tươi như suối chảy.
Tinh thần cao vút tựa trời mây.
Tiệc vui đủ khách cùng con cháu.
Ả đào múa hát đến là hay.
Ở đời gặp vui thì vui đã,
Hà tất chúc nhau dịp thế này.

1. Ngày xưa sinh con trai, người ta có tục treo cây cung lên bên trái cửa.

Nhân phán quan họ Quách về kinh, tặng
mũ, đai, sách vở, làm bài thơ này để cảm tạ

Năm trước đầu hè, mới tiễn ông,
Gặp lại bây giờ, thỏa ước mong.
Làm sứ, ông sang vùng Nam Lĩnh 1),
Tới cả Bắc Kinh 2), nhuốm bụi hồng.
Mừng ông phong độ như tiền bối.
Bình thường chuyện ấy, chuyện danh, công.
Tâm sự bao điều sau hẵng nói,
Giờ nằm nghỉ đã, chuyện thong dong.

1. Tên chung chỉ vùng núi ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc.
2. Nhà Minh có hai kinh đô là Bắc Kinh và Nam Kinh.

Giục châu Đông Triều nộp gỗ

Xây trường là việc lớn xưa nay,
Cội nguồn phong hóa, phải xây ngay.
Quan quận công tâm, lo trù tính,
Còn gỗ, các châu nộp đúng ngày.
Văn miếu 1) trong vùng nhiều cái lớn,
Nhưng nhiều cái dột, tường lung lay.
Hiện gỗ nhiều châu lo nộp đủ.
Sao gỗ châu ta chậm thế này?

1. Văn miếu ở đây tác giả dùng với nghĩa trường học.

Thơ vui làm khi bị sâu răng

Không gì khổ bằng khi răng đau.
Cái này cái khác cứ thay nhau.
Răng chưa kịp mở, hàm tê buốt.
Cả khi miệng móm, phải nhai rau.
Thân xác hom hem, trời bắt tội.
Ai bệnh như ta, bệnh đã lâu?
Chưa chết chỉ làm thằng Nguyên Nhưỡng 1).
Hà tất xin trời được sống lâu!.

1. Nguyên Nhưỡng là một người đời Xuân Thu. Khi Khổng Tử đến thăm, Nguyên Nhưỡng không giữ lễ, cứ ngồi chồm hỗm mà tiếp. Không Tử không bằng lòng, nói: “Lúc bé không biết khiêm nhường, khi lớn sẽ không có gì khả thủ. Già mà không chết, thật tai hại!”

Đêm ba mươi Tết, tránh giặc trong núi

Cùng đường, lánh nạn chốn rừng xanh.
Lại khi trời lạnh, áo mong manh.
Không rượu đồ tô 1) say đỡ rét.
Lính Hồ 2) dày đặc đóng xung quanh.
Phiêu bạt bao năm, nhà cách trở.
Giờ nhớ cháu con, nặng nghĩa tình.
Có vẻ lòng trời đang chán loạn:
Ra Giêng, dân chúng được yên lành?

1. Tên một loại rượu thuốc, người xưa hay uống vào dịp Tết để trừ khí độc.
2. Ở đây chỉ quân Minh.

Gửi tri phủ họ Đào ở Tuyên Hóa 1)

Kinh đô vừa gặp, mới chia tay.
Mấy lần trong mộng thấy chim bay.
Tiết xuân, trời đẹp, mang điềm tốt.
Vắng người, tâm sự với ai đây?
Đầu khe, vó ngựa hằn trên cỏ.
Ao sen vàng võ mảnh trăng gầy.
Quân tử giúp người đang thiếu thốn 2).
Đạt nhân 3) chắc hiểu được tình này.

1. Nằm ở địa phận Hà Giang, Tuyên Quang và một phần Phú Thọ ngày nay.
2. Sách Luận Ngữ của Khổng Tử có câu: “Quân tử chu cấp bất kế phu”, nghĩa là người quân tử giúp đỡ kẻ khó.
3. Đạt nhân là người thông đạt, không câu nệ hình thức và vượt lên trên phàm tục.


NGUYỄN PHI KHANH

Tác giả: Sinh năm 1356, mất 1429, cha Nguyễn Trãi, tự Phi Khanh, hiệu Nhị Khê, người Chi Ngại, Phương Sơn, nay thuộc huyện Chí Linh, Hải Hưng, xuất thân nghèo khổ, từng làm gia sư trong nhà Trần Nguyên Đán, về sau lấy con gái ông ta; đỗ tiến sĩ năm 1374. Do xuất thân bình dân nên không được làm quan, đến đời Hồ Quý Ly mới được trọng dụng. Khi quân Minh đánh bại triều Hồ, ông cùng nhiều người khác bị bắt sang Trung Quốc và chết ở đấy. Tác phẩm: "Nhị Khê thi tập", "Nguyễn Phi Khanh thi văn tập", "Thanh hư động ký"...

Trong thuyền, ngẫu hứng thành thơ

Bao năm lam chướng chốn quê người,
Nỗi nhớ quê nhà chẳng chút vơi.
Nay rũ bụi trần, già, thoát tục,
Nhìn sông, nhìn núi, lại nhìn trời.

Tặng tiên sinh họ Phạm ở Đông Triều 1)

Như trong quán trọ sống cùng nhau,
Người đời ai sống lẻ, bao lâu?
Nay bác đến đây, làm mấy chén,
Hơn nhận nghìn thư tận đẩu đâu.

(1) Chưa rõ là ai, có thể là Phạm Nhân Khanh.

Mưa đêm ở Hoàng Giang 1)

Mưa thu trên bến liễu
Rơi xuống mui thuyền tre.
Đèn khi mờ khi tỏ.
Lòng ngổn ngang trăm bề.

(1) Khúc sông Hồng chảy qua thành phố Nam Định.

Tiếng chuông sớm ở Hóa Thành 1)

Tiếng chuông chùa thong thả
Vọng từ xa tới thuyền.
Sông mênh mông, trăng xế.
Trời sáng dần, nước lên.

(3) Mét ®¬n vÞ hµnh chÝnh thêi TrÇn, nay lµ vïng Nam §Þnh.

Ở chùa Thiên Thánh Hựu Quốc, 1) dậy sớm

Cảnh chùa thơ mộng tựa Bồng Lai.
Nhạc trời đêm ngủ vọng bên tai.
Sáng dậy, đầu xuân, lười, rỗi việc,
Nhìn hoa mới nở mép sân ngoài.

(1) Chưa râ ë ®©u.

Đêm thu

Buồn mới, buồn xưa nào đã quên.
Nỗi lòng nam bắc ngủ không yên.
Thu đến mà sao vương vấn mãi.
Trăng buồn đơn độc sáng ngoài hiên.

Trung thu, ngắm trăng cảm hoài

Trung thu, lại vẫn sống phương xa.
Trăng thanh gió mát, buồn lòng ta.
Hứng thơ còn đó, vần chưa hết.
Ngong ngóng Lầu Nam nỗi nhớ nhà.

Trong thuyền, ở Thiên Trường 1)
            Bài một

Triệu Khánh phía nam, vịnh - phía tây.
Theo suối, thuyền đi dưới bóng cây.
Gió xuân cái buồn không xua được,
Còn xui tiếng cuốc vọng về đây.

(1) Mét ®¬n vÞ hµnh chÝnh thêi TrÇn, nay lµ vïng Nam §Þnh.

Trong thuyền, ở Thiên Trường
            Bài hai

Nắng xuân, thuyền nhỏ giữa mênh mông.
Đêm vẫn còn mơ chốn gác hồng.
Phiêu bạt bốn năm, nhiều bệnh tật.
Chưa được về quê, buồn não lòng.

Ở quán xá miền sông Thao

Gió đông đưa nắng dọi lên hè.
Lá xanh, hoa đỏ, sắc xuân khoe.
Đôi tiếng chim rừng kêu khắc khoải,
Cứ ngỡ như vườn thôn Nhị Khê.

Giấc mơ xuân ở Đông Ngàn 1)

Sông Lô, xóm nhỏ phía bờ đông.
Nhà tối vì trời mưa bãi nông.
Đưa tiễn xuân đi, chim cuốc cuốc
Chốc chốc lại kêu trong khóm hồng.

(1) Nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Trong núi

Sau mưa, cây tỏa khói, trời chiều
Nhuộm hồng mây trắng lượn phiêu diêu.
Tỉnh dậy, không hay xuân sớm muộn.
Trong rừng có tiếng đỗ quyên kêu.

Cảnh xuân ở xóm bên sông

Mùa xuân khắp xóm rợp cây xanh.
Một dòng suối nhỏ uốn quanh quanh.
Mưa tạnh, bờ đê vương khói nhạt.
Đỗ quyên vui hót rộn trên cành.

Thơ đề ở chùa Tiên Du 2)

Núi sông Thiên Đức - đế đô xưa.
Danh lam thắng cảnh đẹp như mơ.
Cõi tiên sao phải tìm đâu nhỉ?
Khắp nơi dấu tích vẫn chưa mờ.

(2) Ở núi Tiên Du, nay thuộc huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh.

Chuông sớm ở Hóa Động

Tiếng chuông chùa thong thả
Từ xa vọng đến thuyền.
Sông mênh mông, bàng bạc.
Trời sáng, nước triều lên.

Qua chơi Động Đình, họa theo vần thơ của Nhị Khê

Dẫu trẻ nhưng anh giỏi, lắm tài.
Còn tôi, thơ phú hẩm hiu hoài.
Việc đời không tính thua hay được.
Chuyện giàu, danh vọng, bỏ ngoài ta.
Ở ẩn, an nhàn là tốt nhất.
Hơn ai chê cá ngắn hay dài 1).
Nếu không ngại cảnh nghèo, thanh bạch,
Mời anh năng tới, chuyện lai rai.

1). Lấy nghĩa chữ ở Hán Thư, ý nói đừng trên sông mà khen chê cá là mua việc bàn suông vô ích.

Tháng Chín ở thôn quê, uống rượu một mình

Một mình uống rượu ở làng quê.
Nỗi lòng sâu kín nói ai nghe.
Thu nhạt, lối đi cây cỏ mọc.
Hoa mai nở muộn, mưa dầm dề.
Long Sơn 1) tụ họp, lòng mong muốn.
Bành Trạch 2) từ lâu đã muốn về.
Thân này trót ở Trung thư 3) sở.
Rối bời mọi việc giống trong mơ.

1). Tên núi ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nhân ngày tết Trùng Dương, Mạnh Gia đến dự tiệc ở đấy, say rượu với bạn bè, gió thổi bay mất dải mũ mà không biết.
2). Nơi ở ẩn của Đào Tiềm,
3). Nơi Nguyễn Phi Khanh làm việc ở kinh đô.

Tiễn quan hành nhân Đỗ Tông Chu đi sứ

Mùa xuân, đưa tiễn bác, hồi lâu
Nhớ cảnh khoa trường thi, gặp nhau.
Nay bác là quan hành nhân sứ 1),
Tôi ở Trung thư giống thuở nào.
Qua đèo Ngũ Lĩnh, lên yên ngựa.
Ngũ Hồ 2) khi đến, xuống thuyền câu.
Trượng phu đâu dễ buồn ly biệt.
Vỗ gươm cười lớn, ngẩng cao đầu.

1). Một chức quan trong sứ bộ triều đình thơi xưa.
2). Tên các địa danh ở Trung Quốc mà đoàn sứ bộ ta đi qua.

Lánh giặc trong núi

Trong núi suốt ngày say, ngắm hoa.
Một mình đóng cửa, tránh can qua.
Hai năm loạn lạc mình lo chạy,
Để mẹ sáu mươi sống ở nhà.
Đất trời gió bụi, ta nhàn nhã.
Lam chướng núi rừng dạ xót xa.
Canh cánh nỗi lòng, đêm khó ngủ.
Nhìn sao Ngưu Đẩu ngóng trời xa.

Xem đánh cờ vây

Bên hiên, nhàn nhã thú thanh tao.
Hai vị chơi cờ đua thấp cao.
Thoạt nghe lách cách như mưa đá.
Mới nhìn ngang dọc tựa trăng sao.
Bên được, bên thua, tranh lấn đất.
Hàng dọc, hàng ngang cố vượt rào.
Mọi việc như cờ cần tính trước.
Chẳng ván nào chơi giống ván nào.

Theo tướng công Băng Hồ 1)
đi chơi sông Xuân Giang

Trời quang, mây sáng, cảnh thần tiên.
Hơn hẳn ngày xưa Thắng Liễu Xuyên 2)
Lục hồng, tần trắng, thơ cao hứng.
Quần áo lượt là thật có duyên.
Đừng nhắc thi nhân nơi Thái Thạch, 3)
Nghĩ tới Giang Nam 4) bậc sĩ hiền.
Tiếng mái chèo khua, khoan lại nhặt.
Người, gió, lời ca chung một thuyền.

(1) Tức Trần Nguyên Đán.
(2) Một cảnh đẹp được nhắc đến trong thơ Trình Minh Đạo đời Tống.
(3) Tên đất ở huyện Đương Đồ, tỉnh An Huy, là nơi Lý Bạch lúc say thấy trăng liền vồ bắt.
(4) Chỉ Trần Đăng, người Đông Hán, một kẻ sĩ hồ hải nổi tiếng.

Chiều thu, từ trên thành nhìn ra

Kinh thành tháng chín, lá vàng rơi.
Vệt nắng xiên ngang đọng giữa trời.
Chim hồng ly biệt bay theo gió.
Trăng xuyên kẻ lá, rụng tơi bời,
Trong bốn mùa, thu - thi hứng nhất.
Già lão buồn đau nhất kiếp người.
Trước cảnh điêu tàn sau chiến sự,
Trời lạnh vời trông, luống ngậm ngùi.

Thú quê nhà

Quanh nhà rào nhọn tựa muôn chông.
Nhà nhỏ bên chùa, cạnh mép sông.
Mưa tạnh, ao chuôm ran tiếng ếch.
Én bay làm rụng cánh hoa hồng.
Nhàn nhã, vườn xuân vui uống rượu.
Đời đẹp, vô lo, kéo giấc nồng.
Tỉnh dậy, đi chơi cùng lũ trẻ,
Gặp ai cũng nói chuyện nhà nông.

Chơi núi Phật Tích, đối diện
với dòng sông, ngẫu hứng làm thơ

Nửa đời vướng bụi, phụ thiên nhiên.
Đến tận bây giờ chưa được yên.
Đời dẫu trăm năm mà nháy mắt.
Một phút vui chơi hơn núi tiền.
Hưởng thú hoa, sông, giờ chính ngọ,
Sông Nghi 1) gió mát cảnh thần tiên.
Bên suối dừng chân tìm cảnh vắng.
Nhìn núi bâng khuâng nhớ thánh hiền.

(1) T¨ng §iÒm tõng nãi: "T¾m ë s«ng Nghi, høng giã ë ®µi Vò Vu, ca vÞnh mµ vÒ..."

Khiển hứng ngày thu

Đình hòe 1) làm khách, phận chim hồng.
Tóc rối đầy sương, tựa cỏ bồng.
Gió thu lá rụng bay ngang mặt.
Mưa dầm, đóng cửa, mắt buồn trông.
Nóng lạnh ở đời tùy tay quạt.
Phiền muộn xui ta cạn chén nồng.
Bên song tỉnh giấc, trưa ngồi dậy,
Ngâm giảng thơ văn, dạy tiểu đồng.

(1) ChØ n¬i ë cña TÓ tưíng.

Cái thú quê nhà

Sau loạn còn may sót mái nhà.
Trẻ thơ sáu tuổi đọc ê a.
Buổi trưa ngủ dậy, vườn im ắng.
Chim hót, đầy thềm phủ xác hoa.
Ngâm thơ, đọc sách, lòng thư thái.
Thân nhàn, tâm trí chẳng lo xa.
Không học người đời tham dục vọng,
Sống ẩn nơi này hợp ý ta.

Đợt rét đầu xuân

Sương mù dày đặc, gió và mây.
Đợt rét đầu xuân đã mấy ngày.
Thương xuân, ủ rũ chim không hót.
Nước mưa như ngọc dính trên cây.
Thư phòng tĩnh mịch, tha hồ đọc.
Việc đời để đấy, ngủ kỳ say.
Mong ta có thể làm tia nắng,
Sưởi ấm mùa xuân cả nước này.

Thơ vịnh núi Côn Sơn,
trình chủ nhân động Thanh Hư 1)

Đẹp sánh Đồ Cầu, 2)  núi ở đây.
Những mong được đến sống nơi này.
Dấu giày Linh Vận  3) in rêu xám.
Tử Du 4) thuyền buộc giữa làn mây.
Bận việc, thời gian trôi vùn vụt.
Đêm nằm mơ dạo dưới rừng cây.
Nhân đây đề vịnh Thanh Hư động,
Dẫu còn chưa đạt tứ thơ hay.

(1). Chỉ Trần Nguyên Đán.
(2) Tên ấp thuộc nước Lỗ.
(3) Tức Tạ Linh Vận, nhà thơ lớn thời Nam Bắc triều, thường hay đi chơi thăm cảnh sông núi.
(4) Tên tự của Vương Hy Chi, người đời Tấn. Có lần trong đêm tuyết Tử Du mở cửa uống rượu, rồi bỗng nhớ tới bạn là Đới Quí ở Diệm Khê, bèn cưỡi thuyền đi thăm. Nhưng khi thuyền tới nơi thì Tử Du quay về ngay. Có người hỏi tại sao, ông đáp: "Còn hứng thì đến, hết hứng thì về, hà tất phải gặp mặt".

Xóm nhỏ

Vài gian nhà cổ sát bờ ao.
Hoa lau, hương cỏ, hứng thơ cao.
Sương nặng đè lên hai lớp ngói.
Vầng dương đã mọc quá hàng rào.
Đau ốm, ngoài vườn đầy thảo dược.
Buồn đời, uống rượu, chẳng làm sao.
Coi thường mọi việc, lòng thanh thản,
Hồn thả theo hương gió ngọt ngào.

Đêm thu dậy sớm, gửi Kiểm chính Hồng Châu 1)

Bâng khuâng, phòng vắng ngước nhìn ra.
Mưa trên lá chuối phía sau nhà.
Ngõ Gấm 2) trăng tàn, chuông đã điểm.
Xóm Đông 3)vó ngựa gõ xa xa.
Thơ muốn hay hơn, nên đổi điệu.
Bệnh tình chưa ngớt, thuốc còn pha.
Sai trẻ quét sân, chờ ông đến,
Cùng ngồi nói chuyện những ngày qua.

(1) Tøc NguyÔn H¸n Anh, em ®ång hao cña t¸c gi¶.
(2) Xãm nhµ quan.
(3) Tªn mét xãm ë kinh ®«.

Quán khách

Rượu ngon tự rót uống an nhàn.
Chạnh lòng vượn hạc 1) buổi gian nan.
Ngoài cửa có cây, khách dễ kiếm.
Nhà tranh tô điểm khóm hoa lan.
Một đợt mưa mai, thơ gợi hứng.
Nửa giường gió thổi, giấc miên man.
Chuyện dở, chuyện hay không nghĩ đến,
Tỉnh dậy thắp hương, dạo khúc đàn.

(1) Loµi v¬ưîn h¹c thư¬êng kh«ng ë yªn mét chç, nªn ngư¬êi x¬a cã c©u "viªn t©m h¹c ý"  ch người thÝch ngao du, kh«ng thiÕt c«ng danh.

Dùng vần thơ lưu biệt của Trịnh Sinh 1) để từ biệt

Bầu rượu tôi mang gió thổi xiêu.
Theo bác trăng đi, lạnh mái chèo.
Phụng dưỡng mẹ cha, tròn chữ hiếu.
Thói đời danh lợi nhớ đừng theo.
Xưa ước về thăm sông núi cũ,
Hải hồ nay được chuyến phiêu diêu.
Nhớ nhau, mai chẳng tìm nhau được.
Trời Nam mây phủ, nhạn bay nhiều.

(1) Chưa râ lµ ai.

Chơi núi Côn Sơn

Núi như chiếc cột đỡ trời mây.
Bụi trần không vướng, cách xa đây.
Sau mưa suối chảy càng thêm mạnh.
Tiêu tan lam chướng, hết sương dày.
Cõi tục trăm năm như giấc mộng.
Ta cũng thành tiên, nhàn nửa ngày.
Hết hứng, vào chùa xin tạm nghỉ.
Chuông chiều giục nguyệt mọc trên cây.

Từ phủ Thiên Trường,
lênh đênh ra cửa biển, gặp gió

Bên thuyền, rồng cuộn sóng, phun mây.
Tháng Tư biển động suốt đêm ngày.
Ngoài biển sóng gầm như giã gạo.
Trên bờ gió thổi, ngả nghiêng cây.
Một chiếc thuyền đơn, hai mái tóc.
Muôn trùng nghiêng ngả tấm lòng ngay.
Nếu chẳng là quan vì việc nước,
Đã khỏi long đong cảnh thế này.

Tháng Chín, trong bữa tiệc
tại nhà tướng công Băng Hồ

Dưới mũ sa đen tóc rối bay.
Vào phủ tướng công ngày lại ngày.
Đời dài, mấy bận vui Trùng Cửu? 1)
Ba tháng mùa thu, nhất tháng này.
Đang vui chẳng nhẽ hoa không có?
Muốn được giải sầu cần uống say.
Mơ mơ tỉnh tỉnh, nhân ngày đẹp.
Cười hát một mình trước gió tây.

(1) Tøc tiÕt Trïng Cöu, ngµy chÝn th¸ng ChÝn ©m lÞch.

Ở quê, xúc động trước cảnh hạn hán,
gửi trình tướng công Băng Hồ

Đồng ruộng cháy khô, đỏ một màu.
Thôn quê đói khổ, cậy vào đâu?
Khắp nơi hạn hán đồng khô nẻ.
Mưa trời có đợi, chắc còn lâu.
Đã thế, tham quan lo vơ vét,
Người người cơ cực cảnh buồn đau.
Thơ này viết tạm thay tờ tấu,
Vì đang ốm nặng, chửa về chầu.

Trên đường, nơi đất khách

Trượng phu không chịu nhục xưa nay.
Lệ đầm vạt áo lúc chia tay.
Nhá nhem Kiến Lĩnh, 1) tìm nơi ngủ.
Xuất phát Trường Châu 2) mới rạng ngày.
Trời đất rất may, đang có đạo.
Non sông chưa nỡ bỏ thân này.
Nếu giúp được đời bằng chút khổ,
Chẳng ngại đường xa, tớ lẫn thầy.

(1) (2) Tªn ®Þa danh, chưa râ ë ®©u.

Sáng thu, xúc cảm thành thơ

Chuông sớm chùa bên báo rạng ngày.
Qua mành, tia nắng dọi, lung lay.
Đất người thức giấc, buồn tư lự.
Đốt lò hương sớm, cứ ngồi ngây.
Thu muộn, ngoài sân nhìn lá rụng.
Âm thầm nhỏ lệ, đếm chim bay.
Đại Đông, 1) thơ cổ ba lần đọc.
Cuộc đời đã vậy, tính sao đây?

(1) Tªn mét bµi th¬ trong phÇn TiÓu Nhã cña Kinh Thi.

Đậu thuyền cạnh lăng họ Nguyễn 1)

Trên sông Thiên Đức 2) đậu thuyền con.
Mộ hoang họ Nguyễn đã thành cồn.
Lẫm liệt khí thiêng nghe phảng phất.
Bên sông đền cổ vẫn đang còn.
Nhưng khí rồng bay 3) thì chẳng có.
Cột hoa chim đậu, 4) cũng khô mòn.
Ngẫm việc trăm năm, buồn đứng lặng.
Một mình trơ trọi giữa hoàng hôn.

(1) NguyÔn gia, tøc nhµ Lý. Khi nhµ TrÇn lªn ng«i, ®æi nhµ Lý thµnh nhµ NguyÔn.
(2) Nay lµ s«ng §uèng.
(3) Nh¾c l¹i viÖc Lý Th¸i Tæ dêi ®« tõ Hoa Lư ra Th¨ng Long thÊy cã rång vµng hiÖn lªn.
(4) ChiÕc cét cao, trªn ®Ønh cã thanh gç, dùng ë n¬i ®« héi. §ã lµ dÊu hiªu nhµ vua s½n sµng thu nhËn ý kiÕn cña nh©n d©n trong nưíc, vµ lµ vËt tưîng trưng cho sù thÞnh vưîng cña triÒu ®¹i.

Đêm ba mươi tết, dùng vần của Đỗ Phủ,  
cùng các bạn ngồi chung bàn tiệc, làm thơ

Tiễn đưa năm cũ ở quê người.
Tuyết như hoa trắng, vẫn còn rơi.
Cây khô, con quạ ngồi run rẩy.
Đám cỏ ngoài sân báo tiết trời.
Thời gian níu giữ, đèn thay bấc.
Giải sầu, cốc rượu cứ đầy vơi.
Mỗi sáng vào chầu, lo chải chuốt.
Ngắm tóc hoa râm, ngẫm sự đời.

Nhân tiết trung thu, xúc cảm thành thơ

Sóng trăng như sóng biển bao la.
Lưa thưa mây đọng giải Ngân Hà.
Ao nhỏ sau mưa đầy ánh nguyệt.
Chạnh buồn man mác khách quê xa.
Xin nhờ trăng sáng cao trên ấy
Soi thấu đời này cảnh xót xa.
Mong cho mãi mãi dân no ấm,
Để được thăm chơi khắp nước nhà.

Đêm thu lưu biệt quan kiểm chính Hồng Châu

Tôi về Nhị Khê bắc.
Bác ở lại nơi này.
Tiễn nhau, sương ướt áo.
Mặt trời hồng khuất mây.
Gạt lệ, trao thơ tặng.
Uống rượu, buồn chia tay.
Hẹn nhau đêm rằm tới.
Dưới trăng uống thật say.

Cảm hứng ở xóm núi

Ba mươi năm lẻ sống hư danh.
Về quê, quên hết chuyện không lành.
Trùm khăn đi giữa nơi đồng nội.
Hong tóc ngồi chơi chốn thác ghềnh.
Phù du chuyện cũ cho quên hết.
Sự đời thay đổi, rất mong manh.
Ai bảo thôn quê buồn, tẻ nhạt?
Quanh nhà dậu mướp đã rờn xanh.

Xóm quê

Trúc ba hàng đang đợi.
Già tính chuyện quay về.
Chiều thu ngồi uống rượu.
Tha thẩn dạo làng quê.
Trời rộng, chim bay lượn.
Trăng mọc phía bờ khe.
Chợt nghe chuông chiều điểm,
Dục trẻ khép cổng tre.

Thơ đề chùa Huyền Thiên

Chùa tiên cao ngất chín tầng mây.
Đường lên dây níu, khói sương bay.
Buổi trưa thanh vắng, chim không hót.
Suối cũ hai bờ rợp bóng cây.
Già tìm học đạo, trời luôn biết.
Quan nhàn, mộ Phật mới về đây.
Nếu gặp Xích Tùng, xin nhắn hộ,
Rằng tôi cũng muốn sống nơi này.

Cuối thu

Chẳng gì oan trái hoặc buồn đau,
Mà cảnh cuối thu cũng gợi sầu.
Gió lạnh, cúc tàn phai trước cửa.
Não nùng mưa gió suốt đêm thâu.
Thu tiếc cho ta, trôi rất chậm,
Tuổi già ập tới, chẳng chờ lâu.
Tỉnh mộng Vi Viên, 1) đầu đã bạc.
Cá vược, rau thuần lỡ hẹn nhau.

(1) Tªn gäi toµ Trung Thư, ý nãi giÊc méng lµm quan.

Trong khi ốm, nhớ vần thơ "Đêm thu"
của kiểm chính Hồng Châu Nguyễn Hán Anh 1)

Hương tàn, tỉnh mộng khách đường xa.
Ngọn đèn heo hắt sáng bên ta.
Xào xạc lá vàng rơi trước ngõ.
Bên hiên bàng bạc dải Ngân Hà.
Trăng sáng đa tình soi bóng nước.
Xuân về điểm xuyết bức tranh hoa.
Không chịu phải buồn vì ốm nhẹ,
Tỉnh dậy ngâm thơ, hát váng nhà.

(1) NguyÔn H¸n Anh vµ NguyÔn Phi Khanh ®Òu lµ con rÓ cña TrÇn Nguyªn §¸n. Hång Ch©u lµ ®¬n vÞ hµnh chÝnh thêi TrÇn vµ Hå.

Tiễn thái học sinh Nguyễn Hán Anh 1) về Hồng Châu

Trò chuyện đêm qua được ít thôi.
Sáng nay người ngựa đã đi rồi.
Lòng ngóng về đông nơi suối nước.
Mắt nhìn trời bắc vợi xa xôi.
Thương con chim thước sân hòe vắng.
Nhớ mãi chim hồng sống lẻ loi.
Chanh thơm, nếp trắng, vừa cất rượu.
Nợ đời chỉ tiếc nặng lòng tôi.

(1) Chưa rõ là ai.

Theo tướng công Băng Hồ đi chơi sông Xuân Giang

Trời xuân, mây bập bồng.
Mái chèo khua trên sông.
Khí phách nơi hồ hải.
Chùa miếu gửi tấm lòng.
Thơ viết về chim, cá,
Hoa cỏ và suối trong.
Chơi chán, quay thuyền lại.
Vách núi mặt trời hồng.

Đáp lại bài thơ "Cái rét mùa xuân"
của thái học sinh Đạo Khê

Khắp thành mưa bụi cứ lây rây.
Lạnh lẽo gió xuân thổi suốt ngày.
Ý muốn làm quan như khói mỏng.
Mối tình đất khách nhẹ như mây.
Lưu thủy, cao sơn 1) giờ lỡ nhịp.
Giấc mơ cờ thắm chẳng còn hay.
Chỉ thương trăm họ dân kêu khổ, 
Áo rách, nhà phên lạnh thế này.

(1) Nước chảy, non cao: Xưa nghe Bá Nha gảy đàn thanh thót, Chung Tử Kỳ nói: "Chí của anh đang ở trên núi cao". Khi nghe gảy tiếng trầm, lại nói: "Chí của anh nơi nước chảy". Khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập đàn vì cho rằng trên đời chẳng con ai biết nghe đàn ông nữa.

Mừng quan triệu doãn kinh đô Nguyễn
Công được bổ đi làm kinh lược sứ ở Vân Đồn 1)

Vua ban chiếu chỉ, bác lên đường
Làm kinh lược sứ chốn mù sương.
Đông Triều, phần nửa dân ly tán.
Vân Đồn tro khói vẫn còn vương.
Ra tay cứu nước, lo tìm kế.
Mở lòng nhân nghĩa, giúp dân thường.
Bây giờ văn trị, 2) mong chưa muộn.
Vua còn bận việc ở biên cương.

1. Xưa gọi là châu Vân Đồn, thuộc phủ Hải Phòng,, nay nằm trên đất Quảng Ninh.
2. Trị nước, cứu đời bằng nhân nghĩa và phương pháp hòa bình.

Mùa hè năm Giáp Tí (1384) hạn lớn, vua
có sắc cho các lộ cầu mưa, chưa cầu trời đã mưa

Cây héo, đất khô, hạn khắp nơi.
Thì bỗng có mưa, cây tốt tươi.
Vua quan chuẩn bị, chưa cầu đảo,
Trời đã cho mưa, mát mặt người.
Con vật dân gian, rồng phun nước 1).
Thiên tử cầu mưa cứu giúp đời.
Cần chi thân xác phơi ngoài chợ? 2)
Chỉ có cái tâm thấu đến trời.

1. Rồng là biểu tượng của nhà vua. Tác giả nói rồng phun nước là hàm chỉ ông vua có đức, khiến trời đất phù hộ.
2. Nghi lễ cầu mưa thời xưa. Kinh Lễ có câu: “Trời lâu không mưa, ta muốn đem thân hình gầy còm ra đứng giữa nắng, mong trời thương xót mà cho mưa xuống.

Tiễn Vũ Thích Chi đi sứ Trung Quốc

Mây sứ năm màu phủ khắp nơi.
Khí tiết, nghĩa trung dọi sáng đời
Trạm mai 1) xuân đến, dồn vó ngựa.
Cuối đông, Hoài Thủy 2) tuyết đầy trời.
Vũ trụ có nam và có bắc.
Ngày khi có nắng, lúc mưa rơi.
Nâng chén hôm nay đưa tiễn bác,
Gửi trong chén rượu chút tình người.

1. Chỉ các trạm trên đường của người đi sứ.
2. Tên một con sông ở Trung Quốc.

Thơ làm lúc phụng chiếu vua đi Trường An 1)

Vũ Lâm 2) một dải, biếc màu xanh.
Việc vua đâu dám tiếc thân mình.
Khói nhạt sau mưa trên núi vắng.
Mây tan, trời ấm chốn đô thành.
Chiếu Đường 3) cảm động, thần dân khóc.
Lệnh Hán 4) lão phu chống gậy bình.
Ngẫm thẹn ân vua chưa báo đáp,
Quyết đem tài mọn giúp dân lành.

1. Địa danh thuộc tỉnh Ninh Bình.
2. Một vùng ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đường Đức Tông do dùng gian thần mà mất cơ nghiệp. Khi khôi phục được nhà Đường, ông đọc chiếu buộc tội mình rồi tự trói mình trước các quan, sau đó dùng người có tài và chăm lo việc nước.
4. Từ thời Hán Vũ Đế, các vua Hán quí trọng người già, hàng năm ra lệnh tổ chức lễ dưỡng lão ở nhà Thái Học.

Cảm xúc sau khi xem thi ở Thiên Trường 1)

Đến xem sĩ tử, vượt đường xa,
Nằm trong “tầm ngắm” 2) đại văn khoa.
Gió xuân vườn ngự, hoa lay động.
Mưa khắp bầu trời, liễu thướt tha.
Bên bến, đưa tin đôi cá chép 3).
Thuyền con trói chặt khách bôn ba.
Đã quá nửa xuân xa phụ mẫu.
Day dứt sáng nay nỗi nhớ nhà.

1. Tức phủ Thiên Trường xưa, nay thuộc khu vực Nam Định.
2. Câu này mượn ý của Đường Thái Tông nói với những người mới đỗ tiến sĩ: “Tất cả anh hùng trong thiên hạ đều đã nằm trong tầm cung của ta”.
3. Nhạc Phủ có đoạn viết: “Có người khách từ xa đến chơi, cho một đôi cá chép. Gọi trẻ ra mổ làm thịt thì thấy trong bụng cá có bức thư”.


NGUYỄN TRÃI

Tác giả: Sinh 1380, mất 1442, thi hào dân tộc, sinh ở Thăng Long, con Nguyễn Phi Khanh, có công lớn trong việc giúp Lê Lợi chiến thắng quân Minh, bị giết oan trong vụ án Lệ Chi viên. Tác phẩm: "Quốc âm thi tập", "Quân trung từ mệnh tập".

Tiếng chày đập vải mùa thu ở xóm nhỏ

Tiếng chày đập vải rộn khắp sông.
Đêm vắng, khách nghe chợt chạnh lòng.
Vợ người lính ải vào tiếng nện
Gửi hết tâm tư nỗi nhớ chồng.

Buổi chiều đứng trông

Bao la trời rộng, nước bao la.
Cuối thu, lá đỏ rụng quanh nhà.
Mang nặng việc đời, chưa ẩn dật.
Thèm thành chim trắng lượn bên hoa.

Thơ đề ở Vân Oa

Nắng chếch rèm thưa, giường sách đầy.
Ngoài vườn gió thổi, trúc lung lay.
Rỗi chẳng làm gì, ôm gối ngủ.
Cửa sổ, tất nhiên, mở suốt ngày.

Ngẫu hứng

Đời là giấc mộng, thật mong manh.
Tỉnh mộng, than ôi, việc chẳng thành.
Những muốn suốt đời ngồi đọc sách
Bên dòng suối nhỏ, giữa rừng xanh.

Giấc mộng trong núi

Quanh động Thanh Hư trúc mọc dày.
Suối như màn kính, gió lung lay.
Đêm qua trăng sáng trong giấc ngủ,
Mơ cưỡi hạc vàng bay lên mây.

Đề bức hoạ "Chim núi gọi người"

Trong núi chim kêu như gọi người.
Con chim tranh vẽ giống ngoài đời.
Rỗi treo bên cửa, đêm trong mộng,
Cứ ngỡ người xưa ghé lại chơi.

Bến đò xuân đầu trại

Cỏ xuân đầu bến rối như mây.
Lại mưa, sông nhỏ nước dâng đầy.
Con đường bên cạnh dài heo hút.
Gối bãi, thuyền côi ngủ suốt ngày.

Đề chùa Đông Sơn

Hiếu trung hai nỗi vấn vương lòng.
Ước hẹn không thành, thẹn núi sông.
Ba mươi năm ngủ trong đời tục.
Chim hót như xui: Tỉnh giấc nồng!

Cuối xuân tức cảnh

Cánh cửa phòng văn đóng suốt ngày.
Khách tục không hề bước đến đây.
Chim quyên buồn hót thương xuân muộn.
Ngoài vườn hoa nở, mưa lây rây.

Nghe mưa

Phòng tối, đêm tĩnh lặng,
Ngồi nghe mưa một mình.
Mưa não nề buốt lạnh,
Rơi thánh thót năm canh.
Tiếng chuông như ngái ngủ,
Bên cửa, trúc rùng mình.
Thơ đọc mãi, khó ngủ,
Thức tới rạng bình minh.

Tặng bạn

Thương bạn nghèo, lại bệnh,
Cũng phóng túng như ta.
Sách đọc dăm ba quyển,
Đều làm khách phương xa.
Nông cạn, vô tích sự,
Chỉ giỏi nghịch như ma.
Hẹn cùng về làng Nhị,
Thử làm việc nông gia.

Gửi bạn

Vất vả quanh năm, chán sự đời.
Mọi việc đành cam phó mặc trời.
Tấc lưỡi đang còn, còn nói được.
Thân còm chưa chết, chỉ nằm chơi.
Vụn vặt thời gian trôi, khó giữ.
Quán trọ đêm đêm lạnh xứ người.
Đọc sách mười năm mà kiết xác,
Ăn toàn rau củ để cầm hơi.

Thanh minh

Từ ngày lưu lạc phải đi xa,
Thanh minh mấy bận đã trôi qua.
Mồ mả tổ tiên không được viếng.
Vất vả mười năm, mấy xót xa.
Khi tạnh, khi mưa, thời tiết lạ.
Xuân vãn, đồ mi cứ nở hoa.
Gượng nâng chén rượu tìm khuây khỏa,
Vợi bớt ngày đêm nỗi nhớ nhà.

Đêm thu khách cảm

Treo chiếu làm mành, quán trước thôn.
Ủ tay đọc sách buổi hoàng hôn.
Gió thổi lá rơi, thương lữ khách.
Đêm mưa, đèn lạnh, giấc mơ buồn.
Sau loạn, người quen không thấy nữa.
Buồn nhìn đau đớn cảnh càn khôn.
Cuối cùng muôn việc đều hư ảo,
Nói chi Phàm, Sở mất hay còn.

Ngày hạ ngẫu tác

Gia truyền chỉ có tấm chăn xanh.
Loạn ly, may được sống yên lành.
Xưa nay mọi việc do trời định.
Đời người, giấc mộng cứ trôi nhanh.
Nửa giường gió mát tha hồ ngủ.
Một vò rượu trắng vợi lòng anh.
Duy vẫn nhớ quê, mong lại được
Quay về sông núi, mái nhà tranh.

Sau loạn, đến Côn Sơn, cảm tác

Mười năm thấm thoắt đã xa nhà.
Quay về, tùng rậm, cúc ra hoa.
Có hẹn với rừng mà nhỡ hẹn.
Cúi đầu, chỉ biết trách mình ta.
Làng quê quen thuộc mà như lạ.
Thân còn nguyên vẹn buổi can qua.
Bao giờ được dựng lều trên núi,
Múc nước khe sâu để uống trà?

Đêm đậu thuyền ở Lâm Cảng

Triều dâng, cửa lạch buộc thuyền con.
Chuông chùa văng vẳng giữa hoàng hôn.
Ngoài thuyền tầm tã mưa không dứt.
Trong vịnh đua nhau sóng dập dồn.
Hư danh phú quý không tơ tưởng.
Giấc mộng phù sinh cũng chẳng còn.
Chí khí làm trai luôn giữ trọn,
Không để mòn hao bởi nỗi buồn.

Cửa biển Thần Phù

Gửi lòng theo cánh nhạn về quê.
Cửa biển, chiếc thuyền như lá tre.
Núi như giáo dựng bày sau trước.
Sóng tựa rồng phun, vỗ bốn bề.
Trời đất gặp nhau thành cửa biển,
Nhớ ai lấy đá đắp thành kè.
Trời nước mênh mông, chèo tạm gác.
Xế chiều, sông lạnh, gió se se.

Đêm đậu thuyền ở cửa biển

Xa nhà đã mấy chục năm nay.
Đêm buộc thuyền thơ ở bến này.
Sóng gợn mênh mang, trăng chiếu lạnh.
Trên bờ cao thấp những lùm cây.
Ơn nước chưa đền, mai đã bạc.
Thời gian như nước tuột qua tay.
Lo trước vui sau, luôn nghĩ ngợi.
Chăn lạnh ngồi ôm đến rạng ngày.

Thơ viết trong thuyền hộ giá, tiết thượng nguyên

Hai bên ngàn vạn đuốc màu hồng.
Con thuyền gặp gió, lướt trên sông.
Lâu đài ảo giác tan như khói.
Ba canh kèn trống dục vang đồng.
Bập bềnh mặt nước, trăng như ngọc.
Gậy tiên tua tủa vút tầng không.
Gần sáng trên thuyền vừa chợt giấc,
Tưởng nghe Trường Lạc tiếng chuông đồng.

Mừng được về Lam Sơn

Quyền mưu vốn để diệt tham tàn.
Nghĩa nhân lo nước được bình an.
Kinh đô quan giỏi, nhà nho ấm.
Biên cương không giặc, lính an nhàn.
Phương xa dâng lụa, tranh vương hội. 1)
Đất nước phục hồi, thấy Hán quan.
Giặc bắc dẹp xong, trời gió lặng.
Muôn đời Nam quốc trọn giang san.

(1) N¨m Trinh Qu¸n thø 3 nhµ §ư¬êng, Trung Quèc, tï trưëng ngưêi Man lµ §«ng T¹ vµo chÇu, Nhan Sư Cæ thÊy ¸o mò ngưêi Man kh¸c l¹, t©u xin vÏ tranh "Vư¬ng héi".

Đêm thu, cùng ngâm thơ với
Hoàng Giang Nguyễn Nhược Thủy

Rụng dầy lá đỏ, kín sân con.
Đầy thềm trăng sáng, dẫu hoàng hôn.
Xuyên chín tầng mây, sương ướt đẫm.
Dế lạnh bốn bề cứ nỉ non.
Chớm thu gió thổi, cây xao động.
Ngân Hà xê dịch, chuyển càn khôn.
Phòng văn không ngủ, ngồi đơn độc,
Làm thơ bày tỏ tấm lòng son.

Ngẫu nhiên viết thành thơ

Làm quan mà rỗi, sướng thân ta.
Chẳng thiết giao du, cứ ở nhà.
Sáng dậy đốt trầm, mây sát cửa.
Tùng reo bên gối, tối pha trà.
Chăm chỉ tu thân, làm việc thiện.
Đọc nhiều mụ óc, chóng thành ma.
Cái bệnh suốt đời không thực tế,
Về già có vẻ nặng thêm ra.

Đêm thu ở đất khách, cảm hứng

Xạc xào tiếng gió thổi cành cây.
Làm buồn lòng khách bấy lâu nay.
Lá úa vàng sân hơn quá nửa.
Đèn xanh mưa hắt mấy canh chầy.
Bệnh lắm, xương còm nên ngủ ít.
Việc quan nhàn nhã cũng thành hay.
Bớt nghĩ một điều, thêm một sướng.
Được thua không tính nữa từ nay.

Tức cảnh

Hiên, song đều nhỏ, cảnh thanh bần.
Nhà quan mà chẳng khác nhà dân.
Dưới cây đọc sách, lòng thanh thản,
Trên sông câu cá, thú an nhàn.
Mưa tạnh, hơi thu xuyên cửa sổ.
Gió chiều, lá rụng, múa ngoài sân.
Nằm khểnh bên song, không lụy tục,
Thư thái lòng ta chẳng vướng trần.

Núi Dục Thúy 1)

Núi kề ngay cửa biển.
Trước đã từng tới đây.
Như búp sen trên nước,
Cảnh thần tiên ngất ngây.
Tháp có hình trâm ngọc.
Nước như gương, soi mây.
Chợt nhớ Trương Thiên bảo 2)
Bia còn lưu nơi này.

(1) Tức núi Non Nước ở Ninh Bình.
(2) Tức Trương Hán Siêu, danh sĩ đời Trần có đề thơ ở núi này.

Vọng Doanh

Chiều buộc thuyền thơ bến Vọng Doanh. 1)
Ghẹo người, phong cảnh đẹp như tranh.
Dục Thúy sau mưa như ngọc bích.
Đại An 2) trời nước một màu xanh.
Bãi sông bát ngát, đàn chim trắng.
Rặng cây mờ ảo, khói yên lành.
Tô Thức 3) ngày xưa mà sống lại,
Chắc cũng một vòng đi dạo quanh.

(1) Huyện sở thị trấn Ninh Bình xưa.
(2) Cửa Đại An thuộc huyện Đại An xưa ở Nam Định.
(3) Tô Đông Pha, thi hào đời Tống, Trung Quốc.

Qua cửa Thần Phù 1)

Qua cửa Thần Phù lúc nửa đêm.
Trăng thanh, gió mát cảnh êm đềm.
Sát bờ, núi nhọn như măng mọc.
Xanh biếc dòng sông dải lụa mềm.
Giang sơn còn đó, anh hùng vắng, 2)
Trời đất xoay vần, anh ghét em.
Hồ Việt 3) giảng hòa, nay một khối.
Bốn biển thanh bình, sóng lặng êm.

(1) Chỗ sông Nga Gianh đổ ra biển.
(2) "Đại Nam Nhất thống chí" chép rằng, để chống quân Minh, Hồ Quý Ly đã sai lấy đá lấp đoạn sông ra cửa biển Thần Phù. Nguyễn Trãi nhắc đến chiến công của Hồ Quý Ly, là người mà ông vẫn cho là anh hùng.
(3) Chỉ cuộc hòa hiếu giữa n¬ước ta với Trung Quốc sau chiến thắng của Lê Lợi.

Ngẫu hứng trên thuyền
     Bài một

Sau mưa, cửa biển nước dâng cao.
Gió ru muôn sóng, biển rì rào.
Nửa rừng chiều xế như rây khói.
Chuông làng lay động ánh trăng sao.
Phong cảnh chiều người, thơ có họa.
Mải ngắm non sông, rượu rót trào.
Những chuyến chơi xưa đều nhớ hết.
Việc đời muốn nhớ, chỉ chiêm bao.

Ngẫu hứng trên thuyền
      Bài hai

Góc biển chân trời, đi đó đây.
Phóng bút, ngâm thơ, nhàn suốt ngày.
Ông chài quăng lưới trên hồ rộng.
Mục đồng thổi sáo giữa rừng cây.
Đêm đứng tựa trời xem vũ trụ.
Đang hứng, những thèm cưỡi gió bay.
Ngắm chán, lâng lâng quên mọi việc.
Trao đời cốc rượu giữ trên tay.

Than thân bị oan ức 1)

Năm chục năm nay lụy với đời.
Phụ tình sông núi với hoa tươi.
Họa thực, danh hư, đời tệ bạc.
Vì trung bị ghét, trớ trêu người.
Khó trốn số mình, do chữ mệnh.
Chưa bỏ lòng trung bởi ý trời.
Trong ngục, biết oan mà phải chịu.
Cái đau không thể nói nên lời.

(1) Bài này làm trong khi Nguyễn Trãi bị nghi có liên quan với Trần Nguyên Hãn mà bị bỏ ngục. Trần Nguyên Hãn bị Lê Lợi cho là làm phản, giết năm 1429.

Nhờ người vẽ tranh Côn Sơn

Nửa đời bỏ phí thú rừng xanh.
Sau loạn, về quê, về chẳng thành.
Thông reo trên đá không ai ngắm.
Phí bông mai nở suối trong lành.
Thấy cảnh hoang tàn, tim nhức nhối.
Muông thú bỏ đi, khóc chẳng đành.
Nhờ người vẽ giỏi trong thiên hạ
Vẽ giúp lòng ta lên bức tranh.

Đề tranh Vân Oa của ẩn sĩ họ Trình

Khách quý gặp nhau, đàn suốt ngày.
Được về quê cũ, thật vui thay.
Trăng soi trên thác, rừng đầy trúc.
Đỉnh sành hương bốc, gió trên cây.
Lòng trần muốn rửa, trà pha đặc.
Gọi người thức dậy, có chim bay.
Ngày dài, tựa ghế, quên trò chuyện.
Ai kẻ vô tình, người hay mây?

Ngày thu, ngẫu nhiên làm thơ

Ngoài vườn tiếng lá rụng xôn xao.
Bệnh xong, da dẻ lại hồng hào.
Nho đạo đất trời luôn vẫn trọng.
Về già sông núi hứng thêm cao.
Soi tóc trong gương nhiều sợi bạc.
Ngẫm đời danh hão uổng công lao.
Thương nhớ vườn xưa ba luống cúc,
Vẫn về thăm lại lúc chiêm bao.

Mạn hứng

Đức đạo tàn suy ngày tiếp ngày.
Sự nghiệp nhà nho khốn lắm thay.
Chẳng được làm mưa mong cứu hạn.
Thì già về núi sống cùng mây.
Vẫn trách cuộc đời như quán trọ.
Nhớ vua, lòng dạ chẳng hề khuây.
"Giỏi chữ, biết nhiều càng lo lắm".
Ta như Tô Thức, 1) nói câu này.

(1) T« §«ng Pha, thi hµo ®êi Tèng, Trung Quèc.

Mạn hứng

Đường đá xiên xiên dẫn tới nhà.
Nhà vắng như chùa, lại cách xa.
Cái phận làm quan - chim bắn hụt.
Rắn phải vào hang lúc xế tà.
Tỉnh mộng về vườn, ngồi ngắm cúc.
Rửa sạch ruột gan bằng nước trà.
Nhìn lại sáu mươi năm, chợt thấy
Tóc bạc, đời tàn, mắt đã hoa.

Thơ chợt viết khi hứng

Cửa mở, lư trầm hương khói xông.
Vốn tính thích lười, ngại đám đông.
Nhà có sách, đàn, vui cháu chắt.
Sân không xe ngựa, bạn bè không.
An phận tháng ngày đời thanh bạch.
Tìm vui, câu cá tạm yên lòng.
Hờ hững với đời, nay tóc bạc,
Những muốn quay về với núi sông.

Họa bài "Yên Hà ngẫu hứng" của bạn
     Bài một

Bồng Lai 1) , Nhược Thủy 2) ở đâu đâu.
Thấm thoắt thoi đưa, đã bạc đầu.
Mây che nhà cũ, nhìn không thấy.
Đêm mộng về quê, rỏ lệ sầu.
Lòng như hạt bụi bay theo gió.
Thân đành phiêu bạt cánh chim câu.
Bao giờ về lại bên hang núi?
Ngước trông: mây xốp đủ năm màu.

Họa bài "Yên Hà ngẫu hứng" của bạn
     Bài hai

Bên sông, tre nứa mấy gian nhà.
Khác thời trai trẻ giữa phồn hoa.
Được chỗ yên thân thì cứ ở.
Chưa phải xuất gia, cứ tại gia.
Ngắm mây, nhìn núi, không vinh nhục.
Xe, mũ trong triều không hợp ta.
Cát Ông 1) đi đã nghìn năm chẵn,
Lò hoang, bếp lạnh một thời xa.

(1) Theo huyÒn tho¹i, lµ ngän nói tiªn ë gi÷a biÓn Bét H¶i.

Đưa nhà sư Đạo Khiêm về núi

Giảng học ngày nào đã chục niên.
Được ngủ đêm nay với bạn hiền.
Như mơ, mừng gặp, quên đời tục.
Lại ngồi đàm đạo chuyện nhân duyên.
Ngày mai tiễn biệt về Linh Phố, 1)
Hẹn gặp Côn Sơn suối với thuyền.
Già rồi lẩm cẩm, xin đừng chấp,
Rồi tôi có lẽ cũng theo thiền.

1 Mét con s«ng ë miÒn t©y Trung Quèc, thưêng ®ư¬îc coi lµ n¬i tiªn ë.

Đi thuyền trên sông

Sau mưa, núi thêm gầy.
Thuyền vừa ghé bến tây.
Cảnh nhìn như tranh vẽ.
Đơn chiếc bóng nhạn bay.
Thương Lang 1) nơi nào nhỉ?
Bạn dân chài cũng hay.
Nhìn kinh thành chợt thấy
Người không còn bụi dây.

(1) Tức sông Hán ở Trung Quốc, từng được nói đến trong bài "Ngư phủ" của Khuất Nguyên.

Thơ đề chơi

An nhàn, gặp hứng cứ ngâm nga.
Thoát tục, phong lưu sống ở nhà.
Lớp lớp núi chồng như ngọc bích.
Nghìn ô nước sáng phía xa xa.
Hoa nở ngoài vườn như tranh gấm.
Chim hót trong rừng tựa sáo ca.
Đưa mắt nhìn quanh toàn cảnh đẹp.
Người đời thử hỏi có bằng ta?

Chợt hứng, làm thơ

Trúc xanh Lãm Thúy 1) phía đằng đông.
Sân, cửa hằng ngày quét sạch bong.
Sau mưa, sắc núi đầy thi hứng.
Nước rút, nắng chiều rửa nước sông.
Ngoài cửa chim kêu - nhà có khách.
Lá rụng trong vườn, biết sắp đông.
Bên cửa phía nam vừa tỉnh giấc.
Tựa ghế, châm hương, dạo phím đồng.

(1) §×nh ngåi ®Ó ng¾m c©y cá xanh tư¬i.

Hứng chiều

Cuối xóm, nhà nghèo, lại vắng tanh.
Buổi chiều chống gậy dạo loanh quanh.
Đường vắng người đi, cầu ngập nước.
Mé sông bãi sậy đứng yên lành.
Vô tận thời gian, sông bát ngát.
Anh hùng mang hận, lá xa cành.
Quay về, tựa cửa ngồi im lặng.
Trăng như vầng ngọc giữa trời xanh.

Chùa Tiên Du

Gác mái chèo, buộc thuyền.
Theo hướng chùa, leo lên.
Suối thơm vì hoa rụng.
Mây che, lạnh giường thiền.
Tiếng vượn kêu chiều xế.
Bóng trúc dài bên hiên.
Cảnh tình như có ý.
Muốn nói gì, lại quên.

Thơ viết chơi

Sống bằng sách vở bấy lâu nay,
Bằng cả đất trời với gió mây.
Trúc mọc đủ dày che khách tục.
Nhà cửa không hề có bụi dây.
Bến câu cá lạnh, thuyền buông mái.
Ngoài hiên hạc múa, mảnh trăng gầy.
Không mất tiền mua, đời sướng thật,
Được ngắm núi sông suốt cả ngày.

Tầm Châu 1)

Dưới thành, tiếng trống giục không ngơi.
Khách nghỉ lại đây mấy tháng trời.
Núi muôn nghìn ngọn, dân đông đúc.
Sáo vẳng lầu cao, nguyệt sáng ngời.
Rặng trúc xôn xao, buồn gió thổi.
Bờ sông man mác nước đầy vơi.
Ta già, nếm hết bao cay ngọt,
Không ngủ đêm nay, ngẫm sự đời.

(1) Mét phñ ë Qu¶ng T©y, Trung Quèc. Bµi nµy viÕt khi NguyÔn Trãi ®i sø Phư¬ng B¾c.

Đêm đậu thuyền ở Bình Nam 1)

Thuyền buồm gặp gió, lướt trên sông.
Ngủ lại Bình Nam, phố huyện đông.
Trong mộng tiếng cây xen tiếng thác.
Bóng trăng đan quyện bóng đèn lồng.
Hẹn với núi sông mà lỡ hẹn.
Đời trôi vô ích, có mà không.
Nửa đêm nghe sáo lầu ai thổi,
Phòng khách cô đơn, chợt chạnh lòng.

(1) Mét huyÖn ë phñ TÇm Ch©u, tØnh Qu¶ng T©y, Trung Quèc.

Qua đèo Mai Lĩnh 1)

Ngựa mệt, mặt trời lặn phía tây.
Chẳng thấy có nhiều mai ở đây.
Chỉ thấy hai bên tùng cao vút.
Con đường xẻ núi, vượt qua mây.
Gần tới Trường An, đưa mắt ngóng.
Xa trời cố quốc, nặng tình thay.
Đã mấy trăm năm qua rồi nhỉ,
Khi Cửu Linh xưa mở lối này?
           
(1) §Ìo Mai LÜnh tøc ®Ìo §¹i Dò, tÓ tưíng nhµ §ưêng lµ Trư¬ng Cöu Linh më ®ưêng qua ®Ìo nµy, v× cã trång nhiÒu c©y mai nªn gäi lµ Mai LÜnh. Khi NguyÔn Trãi qua ®©y l¹i kh«ng thÊy c©y mai nµo c¶.

Giang Tây

Lam thắng Hồng Đô 1) ở xứ này.
Đi đường, khách tạm nghỉ nơi đây.
Khói lam Nam Phố 2) trời quang đẹp.
Nắng tắt Tây Sơn 3) báo hết ngày.
Thói đời kiện cáo, suy phong tục,
Lắm người học giỏi, lắm người ngay.
Bia khắc nghìn năm rêu lốm đốm.
Cột đồng còn đó đến hôm nay.4)

(1) Tøc thµnh Nam Xư¬ng, tØnh lþ tØnh Giang T©y, Trung Quèc.
(2) Khu bÕn phÝa Nam thµnh Hång §«.
(3) Dãy nói phÝa t©y Hång §«.
(4) Bia kh¾c, cét ®ång - hai th¾ng tÝch cña vïng nµy, chưa râ lµ ®Ó kû niÖm g×.

Giữa đường, gửi cho bạn

Đi thăm thượng quốc, tính trên tay,
Đường dài, thấm thoắt một năm nay.
Trong mộng nước non xa vời vợi.
Không thư, không cả cánh chim bay.
Đất người mất ngủ, nằm suy nghĩ.
Thời bình côi cút tấm lòng ngay.
Bạn cũ ở nhà mà có hỏi,
Nhờ nói rằng tôi chẳng đổi thay.

Gửi bạn

Bạn bè như lá rụng mùa đông.
Gửi thư - chẳng có cánh chim hồng.
Đêm mưa, nằm mộng về quê cũ.
Ngâm thơ giữa tiếng dế đau lòng.
Đỗ Phủ không hề quên Vị Bắc, 1)
Quản Ninh còn muốn ở Liêu Đông. 2)
Ai hỏi, nói giùm: Vì sinh kế,
Tôi phải bạt phiêu kiếp cỏ bồng.

(1) Trong mét bµi th¬ nhí Lý B¹ch, §ç Phñ viÕt: "VÞ B¾c xu©n thiªn thô, Giang §«ng nhËt mé v©n" (C©y trêi mïa xu©n ë VÞ B¾c; M©y buæi chiÒu h«m ë Giang §«ng).
(2) Qu¶n Ninh ngưêi ®êi HËu H¸n, trong thêi gian lo¹n Hoµng C©n, l¸nh sang Liªu §«ng ®Ó tËp hîp nh÷ng ngưêi l¸nh n¹n thµnh mét Êp.


NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Tác giả: Sinh 1491, mất 1585, hiệu Bạch Vân cư sĩ, học giả, nhà  thơ nổi tiếng thế kỷ 16, người Vĩnh Bảo tỉnh Hải Dương, đậu trạng nguyên năm 45 tuổi, còn gọi là Trạng Trình. Tác phẩm: "Bạch Vân quốc ngữ thi tập", "Bạch Vân am thi tập" và một số bài văn chữ Hán, các truyện sấm ký.

Cảnh mùa hè

Ngày dài, cửa thoáng, quán Trung Tân.
Hương sen theo gió tỏa xa gần.
Lai láng tình thơ ai hiểu hết.
Trên lầu chiều xế, tiếng ve ngân.

Tự thuật

Tuổi vừa bẩy chục, đã từ quan,
Về nơi núi cũ sống an nhàn.
Ngủ đến mặt trời cao mới dậy.
Đã chắc Thanh Vân 1) hơn Bạch Vân?

(1)Thanh V©n - m©y xanh, ý nãi thi ®ç ®¹t ®Þa vÞ cao sang. B¹ch V©n - tªn chiÕc am nhá NguyÔn BØnh Khiªm dùng lªn ®Ó hưu trÝ t¹i quª nhµ. ®©y t¸c gi¶ ch¬i ch÷.

Tiết trung nguyên xá tội vong nhân

Trời đất không tha kẻ bạo tàn.
Sao có tết này ở thế gian?
Mong cửa từ bi cùng phép lạ
Cứu người ngay thực khỏi lầm than.

Ngụ hứng
Bài một

Một bên là chợ, một bên làng.
Ao vườn có đủ, cũng khang trang.
Am quán thư nhàn, xuân mãi trẻ.
Cảnh đẹp như tranh, đến ngỡ ngàng.
Suối chảy, tiếng đàn nghe thêm vọng.
Cây che, cành đẹp giấc mơ màng.
Mừng thấy đạo Nho chưa héo lụi,
Mà vẫn đang phơi giữa nắng vàng 1).

(1) S¸ch M¹nh Tö: "Giang H¸n dÜ tr¸c chi, thu ®ưêng dÜ béc tri" (LÊy nưíc s«ng Giang H¸n ®Ó röa s¹ch, dïng ¸nh n¾ng mïa thu ®Ó ph¬i th× rÊt mau kh«). §©y ý nãi ¶nh hưëng cña Khæng Gi¸o ®èi víi ®êi.

Ngụ hứng
Bài hai

Uống rượu ngắm sông buổi xế tà.
Dân chài đâu đó, hát xa xa.
Trời tạnh, dịu dàng cơn gió thổi.
Bên sông cây mọc tốt, xùm xòa.
Nhớ quê lúc tỉnh, thương hoa cúc.
Khi say dễ ướt mắt người già.
Bao giờ trở lại thời Nghiêu Thuấn,
Để thấy càn khôn lại thái hòa?

Ngụ hứng
Bài ba

Đeo đuổi công danh chỉ phí đời.
Quay lại ruộng đồng sống thảnh thơi.
Giặt áo, ngoài khe luôn sẵn nước.
Ngắm hoa, không sợ "khách" vào chơi.
Áo mũ nhà nho làm thân khổ. 1)
Tận tụy việc công chẳng mấy người.
Lo trước nhưng vui sau thiên hạ - 2)
Ta nguyện trong lòng chẳng phút ngơi.

(1) §ç Phñ cã c©u: "Nho quan ®a ngé th©n", nghÜa lµ: C¸i mò nhµ nho lµm th©n nµy lÇm lì nhiÒu.
(2) Ph¹m Träng Yªn ®êi Tèng cã c©u: "Tiªn thiªn h¹ chi ¬u, hËu thiªn h¹ chi l¹c nhi l¹c", nghÜa lµ: Lo trưíc c¸i lo cña thiªn h¹, vui sau c¸i vui cña thiªn h¹.

Ngụ hứng
Bài bốn

Chọn đất dựng nhà cạnh suối trong.
An nhàn vui thú với non sông.
Sáng dạo vườn rau, sương dính dép.
Đêm chơi xóm lưới ánh trăng lồng.
Lui, tiến, chơi cờ luôn tính trước.
Buông, giật, đi câu cũng bận lòng.
Lầu son xin khách đàn khe khẽ,
Kẻo nhỡ làm ta tỉnh giấc nồng.

Ngụ hứng
Bài năm

Chán đời ô trọc, lánh phù hoa,
Về quán Trung Tân ta với ta.
Hữu tình sơn thủy, người nhân trí. 1)
Sách nhiều đủ biết chuyện gần xa.
Trăng thanh gió mát, vui ngâm vịnh.
Khắp lượt quen thân, trẻ đến già.
Bên sông nghe sáo dân chài thổi,
Trong đầu vang điệu "Lạc Mai Hoa". 2)

(1) S¸ch LuËn Ng÷ cã c©u: "Nh©n gi¶ nh¹o s¬n, trÝ gi¶ nh¹o thuû", nghÜa lµ: ngưêi nh©n thÝch nói, ngưêi sÜ thÝch nưíc.
(2) Tªn mét khóc h¸t næi tiÕng thêi xưa ë Trung Quèc.

Ngụ hứng
Bài sáu

Không hám giàu sang chuốc nợ đời.
Ở ẩn về già sống thảnh thơi.
Làm thơ - có sẵn hoa, cây cỏ.
Bên song chim én lượn đầy trời.
Thư sinh mà dám bàn "tam lược", 1)
"Tứ tri" 2) thử hỏi được bao người?
Đời này thực sự tìm chân lý -
Sông Hàn 3) hãy ngắm ánh trăng bơi.

(1) Chỉ phương pháp, mưu lược của nhà binh, gồm thượng lược, trung lược và hạ lược.
(2) Bốn người biết: Thời Hậu Hán có người đem bốn mươi cân vàng đến biếu Dương Chấn để cầu cạnh, nói: "Đêm khuya không ai biết việc này". Chấn từ chối đáp: "Trời biết, đất biết, ta biết, ngươi biết. Sao lại bảo là không ai biết?"
(3) Tức sông Tuyết Hàn ở quê của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Ngụ hứng
Bài tám

Bất tài, không giúp được người ngay.
Vườn xưa trót hẹn, lại về đây.
Nói mình trong sạch, e hơi quá.
Muốn trốn cái già nên uống say.
Núi nhuộm sắc thu, xanh lại nhạt.
Sông lồng bóng nguyệt, nước lung lay.
Chẳng vướng cơ mưu, lòng nhẹ nhõm.
Cổng tre Tân Quán mở đêm ngày.

Ngụ hứng
            Bài mười

Bạch Vân 1) am nhỏ, mạch khe nông,
Được hưởng mà không mất một đồng.
Thanh khiết trên đời ai kẻ sĩ,
Riêng ta như ở chốn tiên bồng.
Cúc thơm ba luống như Bành Trạch, 2)
Nhà tranh đôi chái giống Lư Đồng. 3)
Cũng riêng một cõi, ta là chủ,
Uống rượu ngắm trăng và hát ngông.

(1) Am Bạch Vân do tác giả dựng lên ở quê nhà.
(2) Tức Đào Tiềm, nhà thơ nổi tiếng đời Tần ở Trung Quốc
(3) Tức Lư Ngọc Xuyên, đời Đuờng, có tài, học giỏi, nhưng không chịu ra làm quan, chỉ thích sống ẩn dật.

Tự thuật

Bao người tráng kiệt thế xưa nay,
Cũng đành tạm náu lúc không may.
Ta xưa là khách nơi lầu tía,
Giờ bạn non sông ở chốn này.
Có đủ mùa xuân, hoa với lá,
Có đàn, có rượu, uống kỳ say.
Một mình đứng ngắm hoàng hôn tắt.
Mặc gió đầu trần thổi tóc bay.

Ngẫu hứng

Thấm thoắt đã già, hơn sáu mươi.
Tự thấy mình ngông, những ngậm cười.
Ham muốn làm quan giờ chẳng có.
Quán nhà, hết ngủ lại ngồi chơi.
Thanh thản ngắm hoa, nghe chim hót.
Uống rượu ngâm thơ, hưởng thú đời.
Kìa sáo nhà ai ngoài xóm vắng.
Chiều xế, ngà ngà, gió lả lơi.

Ngụ hứng quán Trung Tân
Bài một

Nhà vắng không vương chút bụi trần.
Dòng sông lờ lững chảy kề sân.
Thuyền cá chiều chiều vào ghé đậu.
Hương thơm rau quế khách xa gần.
Mừng được tạm yên thời loạn lạc.
Thẹn chẳng có tài để cứu dân.
Nhàn nhã ngồi chơi, nhờ ngọn gió
Đưa vào cốc rượu chút mùa xuân.

Ngụ hứng quán Trung Tân
Bài năm

Nhà lá vài gian cạnh bến sông.
Hai bờ xanh nhạt, nước mênh mông.
Trăng lạnh, gió yên, buồm rũ xuống.
Mây núi xa xa tựa dáng rồng.
Đêm vắng, chuông chùa nghe thật rõ.
Le lói làng bên ánh lửa hồng.
Tiếc chẳng phò vua do tuổi tác,
Trước sau tuy vẫn một tấm lòng.

Cảm hứng

Ai người có thể cứu muôn dân
Bị giặc xâm lăng, đợi chết dần?
Hại cả con trâu và ngọn núi,
Bừa bãi bắt giam, luật bất cần.
Mòn mỏi dân mong người dẹp loạn,
Mà đời chẳng có tướng cầm quân.
Lại đúng vào khi đang nạn đói,
Biết tìm đâu nổi chốn nương thân?

Tức sự
Bài một

Bên khe, ao nhỏ với vườn cây.
Đường rợp bóng xanh, lá phủ dày.
Trời quang, nắng dịu, hoa đua nở.
Trúc xanh, khe lạnh nước in mây.
Cơm áo vợ nghèo lo chu đáo.
Khách tục không ai đến quấy rầy.
Ta già, mắc bệnh mê thơ phú,
Lại chỉ mây, trăng, gió suốt ngày.

Tức sự
Bài hai

Thong thả thuyền xuôi dọc Nhị Hà.
Lúc ngồi uống rượu, lúc ngâm nga.
Dân ít, lơ thơ nhà mấy nóc.
Cây nhiều, một vệt biếc xa xa.
Loạn lạc, dân mong về xóm cũ.
Bao giờ lính hết việc can qua?
Mong sao sắp sửa mùa đông hết,
Lại đến mùa xuân của thái hòa.

Tỏ nỗi lòng trong dịp nguyên đán

Thấm thoắt tuổi đời đã sáu mươi.
Bệnh tật thi nhau đến hại người.
Thương xuân, gượng uống vài ly rượu.
Chỉ tiếc không sao giúp được đời.
Lẩn thẩn quay ra chê vợ vụng,
Trách con hư hỏng, lại chây lười.
Còn thêm cái tội chê thơ bạn
Những lúc thanh nhàn bạn đến chơi.

Cảm ơn người bạn từ Cao Xá tới thăm khi ốm

Nhớ tình huynh đệ giữa hai ta,
Thăm tôi, bác đến tự làng xa.
Thương bác cảnh nghèo thời loạn lạc.
Lo mình tự mãn giữa xa hoa.
Giữa bác và tôi chung ngọn gió,
Chung ánh trăng khuya, giọt nắng tà.
Nếu đời giữ được văn và đạo,
Thì rồi cái khổ cũng trôi qua.

Ngày mùa đông đến doanh trại,
chợt nhớ một vài bạn tri kỷ

Chưa trừ hết giặc phía trời tây,
Vâng mệnh nhà vua đến trại này.
Chòi canh trống dục, hoa mai lạnh.
Theo trăng thuyền lướt, gió hây hây.
Lòng son những muốn đền ơn nước.
Bất tài ngậm thẹn bấy lâu nay.
Chẳng phụ tình người quen biết cũ,
Trúc tùng dẫu lạnh, vẫn còn đây.

Thơ nói nỗi lòng khi vâng lệnh
xuất phát theo đoàn quân
            Họa theo vần của Văn Bá Đạt 1)

Dẫu thẹn rằng không giống Khổng Minh,
Rong ruổi đường xa chẳng tiếc mình.
Đêm ngủ làng quê vào giấc mộng.
Nghĩa nước, ngày đi nặng mối tình.
Dẫu thơ không đẩy lùi quân giặc,
Trong lòng thi sĩ vạn hùng binh.
Trừ giặc chuyến này thu lại đất,
Non nước yên vui hưởng thái bình.

(1) Tuíc phong cña NguyÔn MËu, b¹n vµ lµ ngưêi hay xưíng ho¹ víi NguyÔn BØnh Khiªm trong khi hµnh qu©n.

Vâng mệnh vua đi theo đoàn quân qua sông Thao,
Họa theo vần của Khánh Khê hầu

Giao Nam nổi tiếng đẹp xưa nay.
Thật đẹp sông Thao ở chốn này.
Dưới nước, thân thuyền vàng sắc nắng.
Trên bờ, xanh biếc những hàng cây.
Vượt hiểm thuyền đi, người chắc lái,
Kẻ ngồi bên cửa ngắm trời mây.
Bờ cõi chuyến này mong dẹp loạn,
Khỏi uổng nhiều năm hưởng lộc dày.

Đóng doanh trại ở Liệt Khê

Ba quân đóng trại dọc lòng khe.
Cờ xí xen cây, rợp bốn bề.
Tuần thú miền tây, dân phấn khởi.
Kinh đô, lụa ngọc được đem về.
Thống nhất giang sơn thành một mối,
Dân đỡ lầm than đủ mọi bề.
Với vua, cái chính là nhân nghĩa,
Cơ đồ có thể sánh Đinh, Lê.

Đi đường thủy đến doanh trại, cảm hứng làm thơ

Quyết tâm khôi phục lại sơn hà,
Lên thuyền, cảm khoái cất lời ca.
Mái chèo khua mạnh, xôn xao sóng,
Thuyền buồm trăng dọi, sáng xa xa.
Mờ mờ bốn phía xanh cây cỏ.
Một tấm lòng trung chẳng ngại già.
Cố đợi đến ngày trừ hết giặc,
Trở về Tân Quán, bạn cùng hoa.

Qua sông Hữu
Bài một

Thuyền đi yên ổn dọc sông này.
Nước in hình núi giống xưa nay.
Nước dâng buổi sáng, xoa rêu đá.
Chiều sóng dịu dàng gội tóc mây.
Mọc xen hồng thúy cùng tre nứa.
Đá nhọn lô nhô giữa cỏ cây.
Vua đang mong gặp người nhân đức,
Để trừ loạn giặc đất miền tây.

Qua sông Hữu
Bài hai

Nhớ trước hai lần đã đến đây.
Ngồi ngắm mặt trời lặn phía tây.
Núi non, sông nước nguyên như cũ,
Cảnh vật và người đã đổi thay.
Ngọn tháp bên chùa vương khói nhạt.
Như ngọc, sương chiều trên lá cây.
Lòng trời nếu chẳng tha gian tặc,
Thì hãy giúp vua thắng trận này.

Đầu năm xúc cảm, làm bài thơ này

Đã bảy mươi tư cái tuổi già,
Thầm mừng về lại đất ông cha.
Năm mới nhìn quanh, tìm cái mới.
Giàu sang chỉ có sách trong nhà.
Nhà trống trăng soi qua cửa sổ.
Bốn mùa trúc mọc tốt, xen hoa.
Ai đúng, ai sai, thôi chẳng nói.
Nhưng quả ngông, lười, đích thị ta.

Mưa

Hòa hợp âm dương, thuận đất trời.
Đúng mùa, bất chợt có mưa rơi.
Như những giọt ân từ thượng giới,
Rạt rào tưới mát khắp muôn nơi.
Gặp hạn, dân chờ vua đến cứu.
Kẻ sĩ chung lưng để giúp người.
Mưa thuận gió hòa, điềm rất tốt,
Báo một thời bình, sống thảnh thơi.

Hai cây đa già ở bến Trung Tân

Người già làm bạn với đa già.
Nào biết mùa xuân, năm tháng qua.
Xum xuê, to khỏe, luôn tươi tốt,
Nhớ tình đất nặng, giọt mưa sa.
Biết chẳng có tài làm cột đỡ,
Bóng mát xin che khắp mọi nhà.
Mong chớ đem so cùng gỗ tạp.
Búa rìu đâu dễ chặt thân đa.

Từ quan, gửi thượng thư bộ lại Kế Khê Bá

Đếm tuổi, bây giờ quá bẩy mươi.
Hơi muộn từ quan, thẹn với đời.
Không tham vàng bạc, không ham chức,
Tiếc không tài giỏi được như người.
Mong ông gắng sức phò vua, nước.
Riêng tôi sống ẩn, cứ chê cười.
Cùng ngước nhìn lên, sao Lão Thọ
Đang chiếu trời Nam, sáng khắp trời.

Nỗi lòng người vợ có chồng nơi biên ải

Ngoài vườn gió lạnh thổi từng cơn.
Thiếu phụ phòng khuê ngủ chập chờn.
Lặng lẽ thấm qua màn, cái lạnh
Càng làm tê tái nỗi cô đơn.
Chồng xa biền biệt ngoài biên ải,
Không tiếc sức mình, tính thiệt hơn.
Tí tách sau nhà, mưa nặng hạt.
Thủ thỉ bên tai tiếng giận hờn.

Tiếng thu

Buồn lạnh đêm thu thức một mình.
Giọt đồng hồ nước nhỏ lanh canh.
Chợt nghe trong tiếng cây xào xạc
Có tiếng ai ngâm, cảm thấu tình.
Ra tiếng than thân người vợ lính,
Trách chồng đeo đuổi nghiệp quân binh.
Muốn làm bài phú như Âu Tử, 1)
E rằng bắt chước, bị đời khinh.

(1) Tøc ¢u Dư¬ng Tu, nhµ th¬ ®êi §ưêng, cã lµm bµi phó "TiÕng thu" rÊt næi tiÕng.

Ở làng, viết tiễn các bạn cùng chí hướng

Vẫn được ân vua, dẫu bất tài.
Nhàn nhã bên trong, bận vẻ ngoài.
Học vấn còn thua bao kẻ sĩ.
Danh hờ vọng hão bị chê bai.
Người khác vẻ vang cùng bạn hữu,
Còn ta vui thú với tùng mai.
Mây xanh không cao bằng mây trắng, 1)
Khỏi bàn ai đúng hoặc ai sai.

(1) Chç ë Èn cña NguyÔn BØnh Khiªm cã tªn lµ B¹ch V©n (m©y tr¾ng). ë ®©y t¸c gi¶ cã ý ch¬i ch÷.

Đêm cuối năm, tức sự

Năm mới đến rồi, năm cũ qua.
Rõ thật thờ ơ cái tuổi già.
Thiên nhiên không của riêng ai cả.
Đất trời bất tận lá và hoa.
Hai phen từng đã phò xe chúa.
Nhiều lần việc nước vẫn đi xa.
Năm năm được sống cùng sông núi -
Quả trời ban thưởng lớn cho ta.

Xuân mới năm Ất Sửu, vui đùa làm thơ

Mùa xuân, trời đẹp, nắng chan hòa.
Xuân này ấm áp, khác xuân qua.
Tóc bạc, bạn xưa thường ít gặp.
Đầu năm, mồng một thật nhiều hoa.
Thân ngoài lo lắng, lời trong sách.
Ngâm thơ, ngắm cảnh, rượu ngà ngà.
Mong ngày trở lại đời Nghiêu Thuấn,
Dân thịnh, vua minh, hưởng thái hòa.

No comments:

Post a Comment