PHÉP HUYỀN
DIỆU
Phật ở
thành Vương Xá,
Nghỉ trong
rừng Trúc Lâm.
Một đêm hè
mát mẻ,
Lại đúng
ngày trăng rằm.
Đêm ấy,
trong vườn vắng
Xá Lợi Phất
ngồi thiền.
Cái đầu
trọc vừa cạo
Soi vành
trăng mới lên.
Từ phương
Bắc bay xuống,
Hai hung
thần bật cười
Thấy cái
đầu bóng loáng
Dưới ánh
trăng sáng ngời.
Một hung
thần liền nói:
“Lão hòa thượng
này hay.
Ta muốn
búng một phát
Lên đầu
trọc lão này.”
Hung thần
kia can bạn:
“Ấy chết,
không được đâu.
Đại sư này
có phép
Thần thông
và nhiệm màu.”
Bất chấp
lời can gián,
Hung thần
thích đùa dai
Lao xuống,
búng một cái
Lên đầu
trọc của ngài.
Cú búng ấy
rất mạnh,
Có thể giết
cả voi,
Làm cả rừng
cây ngã,
Hay làm núi
nứt đôi.
Thế mà Xá
Lợi Phất
Vẫn tiếp
tục ngồi yên.
Chiếc đầu
trọc bất động
Trong tư
thế định thiền.
Trong khi
thần hung ác
Vừa chạm
vào người ngài,
Liền bất
ngờ bốc cháy,
Thành vệt
lửa kéo dài.
Đang ở một
nơi khác,
Đại đức Mục
Kiền Liên,
Người có
tài thiên nhãn
Và biết
trước nhân duyên,
Đã nhìn
thấy tất cả,
Liền bay
đến: “Thưa ông,
Ông vẫn
khỏe đấy chứ?
Cú đánh có
đau không?”
“Cảm ơn,
tôi vẫn khỏe.
Chỉ hơi
chút nhức đầu.”
“Pháp lực ông
thật lớn,
Uy đức thật
thâm sâu.
Từ xa tôi
nhìn thấy
Một hung
thần đánh ông.
Một cú đánh
khủng khiếp,
Làm vỡ núi,
tắc sông.
Thế mà ông
vẫn khỏe,
Vẫn tiếp
tục ngồi thiền.
Chỉ đầu hơi
nhức nhức.
Pháp lực
thật vô biên.”
Đức Phật
khi hay chuyện,
Bèn nói với
mọi người:
“Ai trong
lòng tĩnh lặng,
Không vương
vấn bụi đời,
Sẽ vững như
núi đá,
Sẽ chiến
thắng cái đau.
Gặp vui
không xúc động.
Gặp rủi
không buồn rầu.
CHẾT, ĐẦU THAI THÀNH TRÂU
Hai anh em nhà nọ,
Bố mẹ chết, và rồi
Gia sản lớn để lại
Được hai người chia đôi.
Vốn tham lam, keo kiệt,
Kể từ đấy, người em
Buôn bán, tìm mọi cách
Để giàu càng giàu thêm.
Người anh thì ngược lại,
Bản chất vốn nhân từ,
Đem tiền làm việc thiện,
Cúng Tam Bảo, cúng sư.
Người em giàu thấy thế,
Luôn cười chê anh trai.
Người anh khuyên can cậu,
Nhưng không ai chịu ai.
Về sau, người anh cả
Đã qui y xuất gia.
Đến sống trong Tịnh Xá
Gần Đức Phật Thích Ca.
Nhờ phúc đức kiếp trước,
Nhờ học pháp hàng ngày,
Ông chứng A La Hán,
Luôn đi gió về mây.
Người em thì thật tiếc,
Cả núi tiền, rất giàu,
Nhưng chết, xuống địa ngục,
Đầu thai thành con trâu.
Trâu làm việc vất vả,
Còn bị đánh, thật thương.
Bị bỏ đói, bỏ khát
Cũng là chuyện bình thường.
Anh nó, A La Hán,
Nhờ thiên nhãn thần thông,
Đã nhìn thấy, cám cảnh,
Thương em, không cầm lòng.
Ông vội vàng bay đến,
Bỏ tiền mua con trâu,
Nhân tiện kể câu chuyện
Về người em tham giàu.
Chủ con trâu hốt hoảng,
Lo sợ chuyện nhân duyên.
Quì trước vị La Hán,
Nhất định không lấy tiền.
Ông còn xin được dẫn
Tới gặp Phật Thích Ca.
Phật thấy ông thành thật,
Phật thấy ông thành thật,
Đồng ý cho xuất gia.
Lại nói con trâu nọ,
Được La Hán, người anh,
Cho qui y Tam Bảo,
Dạy niệm Phật, tụng kinh.
Không lâu sau, nó chết,
Vãng sanh lên Cõi Trời.
Và sau hàng vạn kiếp,
Được đầu thai thành người.
CHIẾC NHẪN KIM CƯƠNG
Phật Thích Ca từng dạy:
Bố thí giúp chúng sinh,
Tức là ta gây dựng
Một gia sản cho mình.
Chính nó là ân phước
Cho chúng ta sau này.
Không phải xuống địa ngục
Để chịu cảnh đọa đầy.
Ngược lại, giờ may mắn
Ta hạnh phúc hơn người,
Là do các kiếp trước
Ta bố thí giúp đời.
*
Ở Ấn Độ thời ấy
Có một bà rất giàu.
Một bà hoàng xinh đẹp
Với hàng nghìn người hầu.
Bà là người mộ đạo,
Một lòng thờ Thích Ca.
Bà ăn ở phúc đức.
Mọi người yêu mến bà.
Một hôm bà đi dạo
Trong vườn uyển với chồng,
Một ông vua vĩ đại,
Nổi tiếng khắp Tây Đông.
Thấy bà ngời hạnh phúc,
Kim cương đeo đầy người,
Chồng bà nói: “Hoàng hậu
Quả sung sướng nhất đời.
Thiết nghĩ nàng cũng biết,
Rằng nàng được thế này
Là nhờ ta ân sủng
Và nâng đỡ lâu nay.”
Bà đáp: “Tâu bệ hạ,
Thiếp rất biết ơn ngài.
Ngài là chồng của thiếp,
Một đức vua hiền tài.
Nhưng việc thiếp hạnh phúc
Và mãn nguyện hôm nay,
Là do phúc đức thiếp
Đã gieo trồng trước đây.”
Vua nghe, chỉ im lặng,
Dù khó chịu trong lòng.
“Thật vô ơn! Hãy đợi,
Xem điều ấy đúng không.”
Đêm hôm ấy, lặng lẽ
Chờ hoàng hậu ngủ say,
Vua tháo chiếc nhẫn quí
Bà vẫn đeo hàng ngày.
Chiếc nhẫn kim cương lớn,
Quà một vua Phương Đông.
Không một chút do dự,
Vua ném nó xuống sông.
Sáng hôm sau tỉnh dậy,
Thấy mất nhẫn kim cương,
Bà hỏi chồng. Vua đáp:
“Chiếc nhẫn ấy bình thường.
Mất có gì đáng tiếc.
Sao nàng lại hỏi ta?
Nếu nàng có “phúc đức”,
Sẽ tìm thấy thôi mà.”
Bà hiểu ý châm chọc.
Ngay trước mặt chồng mình,
Liền phát nguyện, rồi khấn:
“Xin Đức Phật anh linh
Và chư tăng chứng giám,
Rằng các kiếp trước đây
Con ăn ở phúc đức,
Nên được như ngày nay.
Và rằng nếu đúng vậy,
Nếu phước lộc đang còn,
Thì chiếc nhẫn đã mất
Sẽ quay về với con!”
Vừa dứt lời, cửa mở.
Anh đầu bếp đi vào,
Tay cầm chiếc nhẫn quí
Lấp lánh như ngôi sao.
“Bẩm vua và hoàng hậu,
Con thấy chiếc nhẫn này
Trong bụng một con cá
Gia nhân mua sáng nay.”
TRUYỆN CÔ GÁI NGHÈO CÚNG MỘT ĐỒNG TIỀN
Xưa, có cô gái nọ
Sống bằng nghề ăn xin.
Một lần, đứng trước cửa
Ngôi chùa ở làng bên.
Qua cánh cổng, cô thấy
Các sư ngồi trong sân,
Chia những thứ ít ỏi
Mới xin được cùng ăn.
Dẫu là người hành khất,
Nhịn suốt ngày là thường,
Cô vẫn thấy ái ngại,
Và chợt muốn cúng dường.
Cô sờ túi, thất vọng,
Tiền chỉ đúng một đồng.
Biết mua gì vào cúng,
Ai được ăn, ai không?
Cuối cùng cô quyết định
Mua một bát muối đầy,
Các sư ăn sẽ đủ,
Thậm chí được mấy ngày.
Sư trụ trì biết chuyện,
Liền mời cô vào chùa,
Tiếp rước như Bồ Tát,
Dùng cả lọng tua rua.
Nhờ sự cúng dường ấy,
Cô gái này về sau
Trở thành vợ hoàng tử,
Cao quí và rất giàu.
Một hôm, cô cho chở
Cả một xe vàng đầy
Vào dâng ngôi chùa ấy.
Thế mà rồi lần này
Sư trụ trì đón tiếp
Không khác khách bình thường,
Bất chấp sự giàu có,
Địa vị người cúng dường.
Cô hỏi thì ngài đáp:
Bát muối đầy ngày xưa
Là những gì cô có,
Thành tâm dâng nhà chùa.
Còn bạc vàng, châu báu
Cô dâng cúng hôm nay,
Tất nhiên chùa đa tạ,
Nhưng tiền cúng lần này
Là tiền của nhà nước,
Tức là tiền của dân.
Cô chỉ thay mặt họ
Để cúng dường cầu thân.
MỘT NGÀY XUẤT GIA
Thời Đức Phật tại thế,
Trong thành có một người,
Một hoàng tử giàu có,
Nổi tiếng dân làng chơi.
Cậy giàu, cậy thế lực,
Cậu tiêu cả núi tiền
Vào các cuộc trác táng
Và tiệc tùng triền miên.
Trong thành, ai cũng biết.
Xì xào tiếng cười chê.
Không ít người nhắc nhở,
Nhưng chàng vẫn không nghe.
Một sáng nọ, Đức Phật
Nói với A Nan Đà:
“Ta thương con người ấy,
Một hoàng tử tài ba,
Mà ăn chơi vô độ.
Chết sẽ bị đọa đày
Trong lửa thiêu địa ngục.
Thật thương thay, thương thay.
Con đến gặp hoàng tử,
Và nói rằng anh ta
Bảy ngày nữa sẽ chết,
Nên hãy sớm xuất gia.”
Tôn giả gặp hoàng tử,
Chuyển lời của Như Lai.
Hoàng tử lo sợ lắm,
Nhưng vẫn cố van nài
Xin được tiếp tục sống
Theo cách cũ, năm ngày.
Bước sang ngày thứ sáu
Sẽ xuất gia theo thầy.
Vậy là hoàng tử ấy
Chỉ một ngày xuất gia.
Chàng sống trong tịnh xá,
Thụ Pháp của Thích Ca.
Bước sang ngày thứ bảy,
Như Phật nói, tiếc thay,
Chàng đổ bệnh rồi chết,
Làm tỳ kheo một ngày.
Hôm sau, trong giờ nghỉ,
Tôn giả A Nan Đà
Hỏi về chàng hoàng tử,
Và được Phật Thích Ca
Nói giờ con người ấy
Ở cõi trời Tứ Vương,
Đầu thai làm hoàng tử
Tỳ Xa Môn Thiên Vương.
Chàng sẽ đầu thai tiếp
Sau đúng năm trăm năm
Lên cõi trời Đạo Lợi,
Hưởng thọ một nghìn năm.
Rồi hai nghìn năm tiếp
Ở cõi trời Dạ Ma,
Hưởng hết mọi phúc lộc,
Quay lại cõi Ta Bà.
Một lần nữa hoàng tử
Được đầu thai làm người,
Xuất gia, thành La Hán,
Mãn nguyện một cuộc đời.
*
Câu chuyện này được kể
Trong rất nhiều cuốn Kinh.
Một câu chuyện có thật,
Để nhắc nhở chúng sinh
Rằng muốn tránh tội lỗi
Và bể khổ đời này,
Phải xuất gia theo Phật,
Dù chỉ trong một ngày.
PHẬT DI LẶC
1
Theo Kinh Phật, Di Lặc
Cùng thời với Thích Ca,
Sinh ở Nam Ấn Độ,
Hiệu là A Dật Đa.
Ngài xuất thân quí tộc,
Đẳng cấp Bà La Môn,
Bỏ nhà tìm chân lý,
Diệt khổ và trường tồn.
Di Lặc là tiếng Phạn,
Tức là lòng thương người.
Một ông già to béo
Với nụ cười rất tươi.
Di Lặc sẽ thành Phật,
Tức là Phật thứ năm
Kế tiếp Thích Ca Phật,
Sau ba mươi nghìn năm.
Trong khi chờ thành Phật,
Ngài ngụ ở cung trời
Có tên là Đâu Suất,
Hóa kiếp đi khắp nơi.
Dẫu mới là Bồ Tát,
Người dân nước Trung Hoa
Luôn coi ngài là Phật.
Cũng thế ở nước ta.
Ngài được thờ rất sớm,
Ngay từ thời Tây Tần
Đã có tranh Di Lặc
Ngồi chống cằm, tréo chân.
Hoặc hình Ngài đang bước,
Mũ lá đội trên đầu,
Tay cầm chiếc bình nước,
Cằm nhẵn nhụi không râu.
Về sau phổ biến nhất
Là hình Ngài đang ngồi
Với cái bụng rất phệ
Và nụ cười trên môi.
Dân gian gọi “Tiếu Phật”,
Tức là ông Phật cười,
“Di Lặc Phật bụng phệ”
Hoan hỷ với mọi người.
Một hình ảnh quen thuộc,
Thật đáng yêu ông già,
Người mang lại tiền bạc
Niềm vui cho mọi nhà.
2
Di Lặc có nhiều kiếp.
Vào thế kỷ thứ mười
Là Bố Đại hòa thượng,
Với chiếc túi trên người.
Bố đại là túi vải.
Ngài đi khắp đó đây,
Truyền đạo, làm việc thiện
Với chiếc túi vải này.
Ngài người thấp, to béo,
Cái bụng phệ khác thường.
Quần áo rất tùy tiện,
Ăn và ngủ dọc đường.
Ngài thích đùa vua vẻ,
Trẻ con theo rất đông.
Nhiều đứa bá lên cổ
Hay nhảy tót vào lòng.
Khi Ngài đi khất thực,
Hễ ai cho cái gì
Là Ngài nhét vào túi,
Cười hề hề rồi đi.
Ngài mở túi khi đói,
Lấy ra ăn kỳ no.
Nếu có người đứng cạnh
Muốn ăn, Ngài cũng cho.
Ngài là thần may mắn.
Các quán trọ tranh nhau
Mời Ngài vào ăn nghỉ,
Hy vọng sẽ phát giàu.
Lần nọ, Ngài nghỉ lại
Nhà một bác nông dân.
Trong bữa ăn, bà vợ
Cứ luôn miệng cằn nhằn,
Rằng mùa thì đói kém
Mà phải nuôi báo cô
Ông sư này dở tính
Ăn nhiều vì bụng to.
Ngài nghe xong đứng dậy,
Đổ cơm vào gốc cây.
Tự nhiên nồi nhà ấy
Đang vơi lại thành đầy.
Hai vợ chồng kinh ngạc,
Chạy theo xin lỗi Ngài,
Nhưng Ngài không thèm đáp,
Phanh bụng phệ ra ngoài.
Lần khác, Ngài thích thú
Đang tắm mát dưới sông.
Lũ trẻ trộm quần áo,
Thế là Ngài tồng ngồng
Vừa đuổi theo vừa mắng.
Mấy bà nhìn, cười thầm,
Thấy chim Ngài bé tí
Như chim trẻ lên năm.
Nhưng rồi họ sụp lạy
Khi thấy trên lưng Ngài
Bốn con mắt tỏa sáng
To như mắt con nai.
Không ít người tinh nghịch,
Thấy Ngài hiền, nhiều khi
Cướp chiếc túi bỏ chạy.
Ngài chỉ cười khì khì.
Nhưng lát sau, thật lạ,
Chiếc túi vải của Ngài,
Như không hề bị cướp,
Lại lủng lẳng trên vai.
Khi đi tới làng nọ,
Ngài thấy một anh chàng
Đang mài dao chuẩn bị
Giết thịt con bò vàng.
Ngài dừng lại và nói:
“Anh biết kiếp luân hồi.
Nó là người kiếp trước.”
Anh chàng kia liền thôi.
Cuối cùng Ngài nhập diệt
Gần ngôi chùa Nhạc Lâm,
Trên một bàn thạch lớn,
Tư thế thảnh thơi nằm.
Nhưng đó chỉ một kiếp.
Ngài còn sống quanh ta
Chờ ba vạn năm nữa
Thành Phật, sau Thích ca.
Người ta xây ngôi tháp
Thờ Ngài ở Phong Sơn.
Kể từ ngày có tháp
Cây cối bỗng xanh rờn.
Lạ nữa, ở núi ấy
Vốn là chỗ cằn khô,
Bống có nhiều mạch nước,
Nước tích đọng thành hồ.
TRUYỆN CHÀNG ĐĂNG CHỈ
1
Ngày xưa ở Vương Xá
Có gia đình phú ông,
Rất giàu, gì cũng có,
Nhưng
con cái lại không.
Cuối
cùng cầu tự mãi,
Họ sinh
đứa con trai,
Bình
thường, nhưng thật lạ,
Các ngón
tay rất dài.
Hơn thế,
các ngón ấy
Tỏa sáng
như ban ngày,
Vì thế gọi
Đăng Chỉ,
Tức “Ngọn
đèn trên tay”.
Tướng mạo
cậu rất đẹp.
Các thầy
tướng nhiều lần
Khẳng định
cậu chắc chắn
Sẽ trở
thành thánh nhân.
Phú ông
nghe, thích lắm,
Mở lễ trai
bảy ngày,
Bố thí
khắp thiên hạ,
Mong hưởng ân sau này.
Năm tròn hai mươi tuổi,
Chàng lấy vợ, một nàng
Vừa môn đăng hộ đối,
Lại xinh đẹp, dịu dàng.
Cậy bố mẹ giàu có,
Chàng sống thật vô lo,
Tiêu tiền hơn cỏ rác,
Bày vẻ đủ các trò.
Nhưng khi bố mẹ mất,
Do trước không học hành,
Không biết quản gia sản,
Nên tiền bạc hao nhanh.
Lại thêm bọn ăn bám,
Cả trong lẫn ngoài nhà,
Cùng hăng hái vơ vét
Tài sản của ông cha,
Nên một hôm, dễ hiểu,
Chàng thấy mình trắng tay.
Vợ bỏ về đằng ngoại,
Nhà rác rưởi vứt đầy.
Bọn đầy tớ trốn hết.
Bè bạn và người thân
Tự nhiên biến đâu mất
Đúng lúc chàng rất cần.
Thế mà mấy tháng trước,
Ấy là khi còn tiền,
Chúng bám như đỉa đói,
Ai cũng muốn làm quen.
2
Ngày nào còn công tử,
Con phú ông cực giàu,
Thế mà giờ nghèo đói,
Không cả mũ trên đầu.
Các ngón tay, thật lạ,
Trở lại như bình thường.
Chúng không hề tỏa sáng,
Lại còn gầy trơ xương.
Thế là chàng Đăng Chỉ
Vác bị đi ăn mày.
Nhưng ăn mày cũng khó,
Nên cuối cùng, một ngày,
Chàng phải làm cái việc
Mà mọi ngưới tránh xa,
Là vác tử thi mướn.
Thật ê chề, xót xa.
Lần nọ, chàng phải vác
Xác chết ra nghĩa trang.
Đến nơi, cái xác ấy
Không chịu buông cổ chàng.
Chàng gỡ mấy cũng chịu.
Nó cứ bám không tha.
Không còn cách nào khác,
Chàng phải cõng về nhà.
Vừa tới cửa, lập tức
Cái xác rời khỏi chàng.
Chàng cúi nhìn, chợt thấy
Tay nó cầm cục vàng.
Chàng lấy cục vàng ấy,
Thì lập tức, trong tay
Lại có thêm cục khác.
Cứ thế, đúng nửa ngày,
Chàng có cả một đống
Những cục vàng rất to.
Cuối cùng, chàng ngồi thở,
Cả vừa mừng, vừa lo.
Tất nhiên mừng là chính.
Chàng đem số tiền này
Xây lại nhà tráng lệ,
Giàu hơn cả trước đây.
Có tiền rồi, lập tức,
Mọi người đến rất đông.
Cả người thân bè bạn,
Cả cô vợ bỏ chồng.
Cuộc đời là thế đấy,
Chàng lắc đầu xót xa.
Không một chút do dự,
Chàng đuổi hết khỏi nhà.
Có bao nhiêu tiền bạc
Chàng cho hết người nghèo,
Mở lễ trai, cúng Phật,
Nuôi hàng nghìn tỳ kheo.
Chàng đã ngộ ngũ dục,
Ngộ cả Tham, Sân, Si,
Chẳng bao lâu xuống tóc
Nhập thiền rồi qui y.
Chàng tu luyện chăm chỉ,
Với trí tuệ hơn người.
Chứng quả A La Hán,
Nguyện ra tay giúp đời.
Các ngón tay lần nữa
Phát sáng như ban ngày.
Chàng lại thành Đăng Chỉ,
Với “Ngọn đèn trên tay”.
3
Thấy cuộc đời Đăng Chỉ
Rất kỳ lạ, người ta
Không ít lần tìm đến
Hỏi Đức Phật Thich Ca.
Ngài nói: Bố Đăng Chỉ
Kiếp trước giàu như vua.
Cậu rất hay đi lễ.
Nhà lại cạnh ngôi chùa.
Một hôm thấy tượng Phật
Có ngón tay gãy ngang,
Cậu liền thay ngón khác
Được đúc toàn bằng vàng.
Vì thế ngón tay cậu
Khi được sinh kiếp này
Phát ra những tia sáng
Rực rỡ như ban ngày.
Có người hỏi sao cậu
Phải khổ một thời gian.
Phật đáp lúc còn nhỏ
Cậu làm việc quấy càn.
Số là một lần nọ
Cậu chơi khuya, về nhà,
Sốt ruột chờ cửa mở,
Cậu nói hỗn với cha.
Nói hỗn với cha mẹ
Là cái ác nhất đời.
Gieo ác phải gặt ác.
Đó là luật làm người.
NÓI NHIỀU
CÓ HẠI
Lúc ấy ở Xá Vệ,
Trong vườn Cô Độc Kỳ,
Đức Phật đang trò chuyện
Cùng tăng sư, tăng ni.
Có nhà sư vừa chết,
Mới làm lễ hỏa thiêu.
Phật nói: Ông ấy chết
Một phần do nói nhiều.
Các kiếp trước cũng vậy,
Ông phải chết nhiều lần
Cũng vì cái tật nói
Quá nhiều và không cần.
Rồi Ngài kể câu chuyện
Tiền kiếp của sư này.
Không phải không có ý
Nhắc nhở sư ngày nay.
*
Nghìn vạn kiếp về trước,
Khi Phạm Ma Đạt Đa
Làm vua Ba La Nại,
Đất nước rộng bao la,
Có một vị Bồ Tát
Giáng sinh thành con trai
Một đại thần thế lực
Trong vương quốc của ngài.
Đứa bé ấy khôn lớn,
Khỏe mạnh và thông minh,
Được phong làm tể tướng,
Đứng đầu trong triều đinh.
Vua cai trị lúc ấy
Dẫu uyên bác, hiền tài,
Nhưng mắc bệnh thích nói.
Nói không nhường phần ai.
Vua là tấm gương sáng
Để muôn dân trông vào.
Tể tướng muốn can gián
Mà chưa biết cách nào.
Thời ấy, trên đỉnh núi
Dãy Hy Ma Lay A
Có một chiếc hồ nhỏ
Và một con rùa già.
Một đôi vịt trời nọ
Đến hồ tìm thức ăn
Gặp rùa, thành quen biết,
Rồi nhanh chóng thành thân.
Một hôm, hai bạn vịt
Rủ rùa đến nhà chơi.
Ở một ngọn núi khác,
Cao lưng chừng giữa trời.
Rùa đáp: “Tôi muốn lắm,
Chỉ tiếc không biết bay.”
“Không lo, đã có cách.
Bác sẽ bay thế này…”
Chúng lấy một đoạn sậy,
Hai con giữ hai đầu.
Con rùa ngậm ở giữa,
Rồi cùng bay với nhau.
“Bác phải giữ im lặng,
Không được nói lời nào!”
Vịt dặn đi dặn lại.
Thế mà rồi lên cao,
Khi bay qua cung điện
Vua Phạm Ma Đạt Đa,
Con rùa không kìm được,
Kêu: “Đẹp quá, ái chà!...”
Lập tức nó rơi xuống.
Thật tội nghiệp con rùa.
Thân vỡ thành nhiều mảnh
Ngay trong sân cung vua.
Vua lấy thế làm lạ.
Lập tức cho mời ngay
Quan tể tướng Bồ Tát
Đến giải thích chuyện này.
Tể tướng nhân dịp ấy
Quyết định can nhà vua
Về cái tật hay nói,
Qua chuyện của con rùa.
Giải thích xong, tể tướng
Liền nói thêm: “Thưa ngài,
Nói thừa, không cần thiết
Là tai họa lâu dài.”
Vua hiểu, và từ đó
Bỏ được thói lắm lời.
Thậm chí rất ít nói,
Chỉ thỉnh thoảng mỉm cười.
*
Con rùa là một kiếp
Của Cổ Cát Ly Ca,
Một vị sư đáng kính
Vừa mới chết hôm qua.
BÁN
MÌNH CÚNG SƯ
1
Xưa
có một người nọ,
Tên
là Kệ Di La,
Sống
cực kỳ nghèo khổ
Với
bà vợ đã già.
Không
đủ ăn, đủ mặc,
Người
chẳng ra hình người,
Nhìn
thiên hạ no đủ,
Họ
chỉ biết than trời.
Bà
vợ nói: “Không lẽ
Do
các kiếp trước đây
Ta
tham lam, keo kiệt
Nên
bây giờ thế này?”
Và
rồi họ nghĩ bụng,
Để
kiếp sau không nghèo,
Bây
giờ phải cũng Phật,
Bố
thí cho tỳ kheo.
Khốn
nỗi, ăn chẳng có,
Muốn cho,
biết lấy đâu?
Cuối
cùng họ quyết định
Bán
mình cho nhà giàu.
Cả
hai làm đầy tớ
Cho
một nhà phú thương.
Số
tiền họ kiếm được
Lập hội trai cúng dường.
Hội trai rất hào phóng,
Kéo dài những bảy ngày.
Họ hy vọng số phận
Sẽ
đổi thay sau này.
Ni
sư và dân chúng
Đến
ăn đông và lâu.
Mọi
việc rất tốt đẹp
Trong
suốt sáu ngày đầu.
Bước
sang ngày thứ bảy,
Thì Đức vua cúng chùa.
Mà theo lệnh, tất cả
Phải nhường chỗ cho vua.
Nhưng còn một ngày nữa
Lễ trai họ mới xong.
Bỏ giở là hỏng hết.
Kệ Di La quyết không.
Vua ngạc nhiên khi thấy
Có kẻ trái ý mình.
Bèn cho bắt đến hỏi.
Ông kể hết sự tình.
Vua nghe, rất xúc động
Chuyện hai vợ chồng nghèo
Bán mình làm người ở,
Lấy tiền cúng tỳ kheo.
Vốn là người hào phóng,
Ngài ban tặng hai người
Nhiều đất đai, tiền bạc.
Nhờ thế, họ đổi đời.
QUẢ BÁO CỦA GÃ ĐỒ TỂ
Có một gã đồ tể
Tục danh là Cun Đà
Sống bằng nghề mổ lợn.
Lò mổ ấy không xa
Nơi Đức Phật đang sống
Trong tịnh xá Trúc Lâm
Cùng các đại đệ tử
Và tỳ kheo nhiều năm.
Hắn mổ lợn bằng cách
Vật con vật xuống nhà,
Dùng gậy đập vào gáy
Rồi banh miệng nó ra
Rót nước sôi vào họng,
Rồi lấy lửa thui lông,
Rồi dùng dao mổ bụng,
Rồi móc lấy bộ lòng.
Nói chung, thật khủng khiếp.
Suốt ngày tiếng lợn kêu
Từ cái lò mổ ấy,
Hết sáng lại đến chiều.
Một hôm gã đồ tể,
Đổ bệnh, kêu váng nhà.
Kêu eng éc như lợn,
Bò vào lại bò ra.
Suốt bảy ngày liên tục
Bò như lợn, tồng ngồng,
Kêu như bị chọc tiết,
Như đốt lửa thui lông.
Người nhà phải nhốt hắn
Như nhốt lợn trong chuồng.
Lấy giẻ nhét vào miệng,
Hắn dãy dụa điên cuồng.
Một tỳ kheo bảo Phật:
“Nhà Cun Đà dạo này
Bỗng dưng giết nhiều lợn,
Liên tục suốt bảy ngày.”
Phật đáp: “Gã sắp chết,
Hiện đang chịu cực hình
Vì phải gánh quả báo
Về việc làm của mình.”
TRUYỆN NÀNG LIÊN HOA SẮC
1
Xưa có một cô gái,
Đẹp nết, đẹp cả người,
Thế mà phải nếm cảnh
Trớ trêu của cuộc đời.
Nàng ở thành Vương Xá,
Cùng thời với Thích Ca,
Vốn con nhà tử tế,
Có học và nết na.
Như các cô thời ấy,
Mười sáu tuổi, lấy chồng,
Rồi sinh được bé gái,
Đúng như nàng chờ mong.
Chẳng bao lâu bố chết,
Mẹ còn trẻ và xinh,
Nên thằng chồng đồi bại
Quyến rũ bà, vô tình
Nàng trở thành đầy tớ
Của mẹ và thằng chồng.
Một hôm, quá phẫn uất
Nàng bỏ đi, tay không.
Nàng đến Ba La Nại,
Sống cuộc đời nhỡ nhàng.
Mãi sau, một trưởng giả
Yêu và đã cưới nàng.
Họ sống rất hạnh phúc
Suốt cả chục năm trời.
Một hôm ông trưởng giả
Mang về nhà một người.
Đó là một cô gái
Ông bỏ tiền ra mua
Về nhà làm vợ lẽ.
Xinh đẹp, biết thêu thùa.
Nàng thoạt nhìn, suýt ngất,
Thấy chính là con mình,
Đứa con gái bé nhỏ,
Oan trái một mối tình.
Vậy là đời độc ác,
Giờ lại để chồng sau
Lấy con nàng chồng trước.
Nỗi đau chồng nỗi đau.
Lần nữa nàng lặng lẽ
Bỏ nhà, đi trong đêm.
Trái tim nàng hóa đá,
Trái tim vốn yếu mềm.
Đời với nàng như thế,
Nàng sẽ trả thù đời,
Sẽ trở thành gái điếm,
Thành giang hồ ăn chơi.
Nàng tô son, điểm phấn
Đến thành Tỳ Xá Ly,
Dấn thân vào tội lỗi,
Coi như không chuyện gì.
2
Một tối nọ nàng thấy
Khi đang đứng bên đường,
Một nhà sư to lớn
Có dáng vẻ khác thường.
Nhà sư ấy đi lại,
Ân cần nói với nàng:
“Nhìn qua ta đã biết
Con là người cao sang.
Vậy vì sao nên nỗi,
Con phải làm nghề này?
Phải chăng con uất ức,
Đang hận đời gì đây?”
Lúc ấy nàng không biết
Ông là Mục Kiền Liên,
Đại đệ tử Đức Phật,
Có biệt tài nhìn xuyên.
Lời nói của tôn giả
Thân ái và dịu dàng
Như nước cam lồ mát
Rót qua tâm hồn nàng.
Lập tức nàng trở lại
Cô gái ngoan, nhà giàu
Nhưng gặp nhiều bất hạnh.
Nàng tấm tức hồi lâu,
Rồi nói: “Đời ác độc
Và điên loạn, bạch thầy.
Xô con vào tội lỗi.
Con biết làm gì đây?”
“Hãy làm lại tất cả.
Làm lại từ ban đầu,
Và hãy sống thật tốt,
Vượt lên trên buồn đau.
Người thực sự mạnh mẽ
Là người không hận đời,
Vấp ngã rồi đứng dậy
Để tiếp tục làm người.”
Những lời dạy chí lý
Của sư Mục Kiền Liên
Đã làm nàng chợt tỉnh,
Và nàng đã đứng lên.
Nàng xuất gia, nhập Phật,
Nhờ giúp đỡ của ông,
Chứng quả A La Hán,
Thành Ni chúng thần thông.
QUẢ
BÁO
Có
nhân thì có quả.
Đó
là luật của Trời.
Cũng
là luật của Phật,
Ứng
nghiệm với mọi người
Một
lần, khi giảng pháp,
Với
tôn giả, sư thầy,
Phật
Thích Ca đã kể
Một
câu chuyện thế này.
Có
một con bò nọ,
Nhân
khi vắng người chăn,
Đã
xuống ăn ruộng lúa
Của
một người nông dân.
Ông
này rất độc ác,
Tức
giận, mắng con bò:
“Tao
vất vả, nhịn đói,
Mà
mày thì ăn no.
Mày
phải trả giá đắt.
Tao
sẽ cắt lưỡi mày,
Để
mày phải ghi nhớ
Không
ăn lúa từ nay!”
Nói
đoạn, ông cắt lưỡi
Con
bò này đáng thương.
Nó
không hiểu, nghĩ lúa
Là
loại cỏ bình thường.
Còn
ông nông dân ấy
Sau
sinh ba người con,
Tất
cả đều khỏe mạnh,
Cả
thể xác, tâm hồn.
Có
điều cả ba đứa
Không
ai hiểu vì sao
Câm,
suốt ngày lặng lẽ,
Không
nói được tiếng nào.
Các
thầy thuốc bất lực.
Ông
bố thì buồn lo.
Và
rồi ông chợt nhớ
Chuyện
xưa cắt lưỡi bò.
Giờ
hối thì đã muộn.
Ở lành thì gặp hiền.
Sống ác thì gặp ác.
Mọi cái có nhân duyên.
“Đời là thế, - Phật nói. -
Xưa nay chưa có người
Thoát được luật nhân quả.
Bởi đó là Luật Đời.”
TRUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ QUÉT RÁC
Thời ấy, ở Xá Vệ
Có một người đàn bà
Làm nghề quét đường phố,
Đất bụi bám đầy da.
Người bà luôn hôi hám,
Mọi người không dám gần,
Thế mà Phật đến gặp,
Nói chuyện như người thân.
Một người ngạc nhiên hỏi:
“Phật luôn dạy xưa nay
Phải cố sống sạch sẽ.
Sao Ngài gần người này?”
Phật đáp: “Sạch hay bẩn
Quan trọng ở tâm hồn.
Bà ấy bẩn vì rác
Khi làm sạch cho con.
Có người bẩn, nhưng sạch.
Trong khi đó nhiều người
Trông thì sạch, nhưng bẩn.
Thường vẫn thế ở đời.”
THẦN GIÀU CÓ VÀ THẦN NGHÈO ĐÓI
Một người phụ nữ đẹp,
Mặc chiếc áo lụa dài
Bước vào một nhà nọ.
Chủ hỏi: “Bà là ai?”
“Ta là Thần Giàu Có!”
“Xin mời, xin mời bà, -
Ông chủ vui mừng nói. -
Mời bà vào trong nhà!”
Lát sau, một người khác
Cũng vào nhà ông này.
Rách rưới và đói khát
Như một mụ ăn mày.
“Bà là ai?” ông hỏi.
“Thần Đói Nghèo là ta.”
“Bà không được chào đón.
Xin mời bà đi ra!”
Nữ thần kia rách rưới
Đã đáp lại thế này:
“Đói nghèo và giàu có
Luôn là bạn xưa nay.
Ông không muốn Nghèo Đói
Thì tôi ra khỏi nhà.”
Lát sau ông chủ thấy
Giàu Có cũng đi ra.
Phật dạy Sống và Chết
Luôn đi liền với nhau.
Cũng vậy Tốt và Xấu,
Cũng vậy Nghèo và Giàu.
Chỉ những người thông tuệ
Mới chấp nhận cả hai.
Sống vô lo, bình thản
Vượt nỗi khổ trần ai.
TRUYỆN CẬU BÉ MÙ VÀ CHIẾC ĐÈN ĐÃ TẮT
Đức Phật kể câu chuyện
Về cậu bé đáng thương
Không may mù hai mắt,
Phải chống gậy dò đường.
Một đêm, đến nhà nọ,
Chủ nhà, vốn rất hiền,
Lúc quay về, cẩn thận,
Đưa cho cậu chiếc đèn.
“Dạ thưa, cháu mù mắt,
Thì cần đèn làm gì?”
“Để người ta thấy cháu
Liệu đường mà tránh đi!”
Vậy là trong bóng tối,
Cậu cầm đèn ra về.
Thế mà có ai đó,
Vấp cậu ngã, ẩm ê.
Cậu kêu lên: “Thật lạ,
Tôi cầm đèn cơ mà.”
Người ấy đáp: “Đèn cậu
Tắt từ lâu, xê ra!”
Đức Phật rất thâm ý
Khi kể câu chuyện trên.
Có đèn là quan trọng.
Quan trọng hơn - ánh đèn!
TRUYỆN THÁI TỬ TU ĐẠI NOA
1
Xưa, ở một
nước nọ,
Có tên là
Diệp Ba.
Vua là ông
vua tốt,
Nước giàu,
rộng bao la.
Vợ thì
nhiều vô kể,
Con chỉ
một, buồn sao.
Khỏi nói
ông vua ấy
Yêu Thái
tử thế nào.
Cũng khỏi
nói cả việc
Chàng xinh
đẹp, tài ba.
Sau cái
tên Thái Tử,
Chàng là
Tu Đại Noa.
Thật may,
dù con một,
Nhưng Thái
Tử không hư.
Ngược lại,
chàng rất tốt,
Lại cực kỳ
nhân từ.
Năm tròn
mười sáu tuổi,
Vua lấy vợ
cho chàng -
Lại khỏi
nói xinh đẹp,
Thông minh
và dịu dàng.
Thái Tử có
tính lạ:
Cái gì cũng
muốn cho.
Một hôm
chàng xin phép
Đức vua mở
các kho
Để chàng
ban bố thí
Cho tất cả
mọi người.
Thế mà vua
đồng ý,
Môt ông
vua lạ đời.
Lập tức,
người trong nước,
Thậm chí
cả nước ngoài,
Kéo đến
xin phát chẩn.
Chàng
không bỏ sót ai.
2
Ai xin gì
cho nấy.
Không ai
về tay không.
Tiếng tăm
càng vang dội,
Người kéo
đến càng đông.
Hay tin,
nước bên cạnh,
Thù địch
với nước chàng,
Với ý định
đen tối,
Liền cử
tám người sang.
Nước Diệp
Ba hùng mạnh
Là nhờ
đoàn tượng binh,
Nhất là
con voi trắng,
Từng làm
giặc thất kinh.
Biết Thái
Tử đã hứa
Ai xin gì,
cho ngay,
Mà hứa
trước thần, Phật,
Nên chúng
sang lần này
Để xin con
voi ấy,
Được xem
quí hơn vàng.
Thế mà
chàng cho chúng,
Kẻ thù của
nước chàng.
Làm từ
thiện là tốt.
Đem của
mình cho người
Cũng là
điều không xấu,
Nhưng tùy
cái, tùy người.
Cho mất
con voi trắng,
Nước Diệp
Ba từ nay
Không còn
ai bảo vệ.
Rất nghiêm
trọng điều này.
Vua biết
tin, tức giận,
Cho gọi
Thái Tử vào.
Gọi các
quan cùng đến.
Việc này
xử thế nào?
Về lý -
đáng xử trảm.
Về tình -
tính sao đây?
Cuối cùng
vua quyết định
Chàng
phải bị đi đày.
Đày
ở núi Đàn Đặc,
Đúng
mười hai năm trời.
Đó
là nơi hẻo lánh,
Hoàn
toàn không có người.
Chàng
chỉ xin ở lại
Bảy
ngày trong kinh thành
Để
phân phát cho hết
Số tài sản
của mình.
3
Thế là đi
Đàn Đặc
Cùng vợ là
Mạn Trà
Cùng hai
con còn nhỏ
Và một con
ngựa già.
Ngày hôm
sau, thật tiếc,
Có một bác
nông dân,
Buột mồm
khen ngựa đẹp
Và là cái
bác cần.
Thái Tử
không do dự,
Liền tháo
ngựa cho ngay.
Rồi chàng
thế chỗ nó,
Kéo xe đi
suốt ngày.
Đi thêm
một ngày nữa,
Có người
xin cái xe.
Chàng cũng
đem cho nốt.
Cuối cùng,
giữa trời hè
Cả nhà
phải đi bộ.
Công chúa bế con em
Thái Tử cõng thằng lớn.
Dân làng kéo đến xem.
Thấy họ nhếch nhác quá,
Chàng cho mấy món đồ.
Áo quần con đang mặc,
Xin chàng, chàng cũng cho.
Có người cười, thầm nghĩ:
Anh chàng này chắc điên.
Không, chàng rất tỉnh táo.
Đó chỉ là tiền duyên.
Kiếp trước chàng vơ vét,
Giành giật hết của người.
Kiếp này chàng hối cải,
Mà trả lại cho đời.
Sau mấy tháng đi bộ,
Hết
giãi nắng dầm mưa,
Họ
đến được Đàn Đặc,
Đang
hè, đúng giữa trưa.
Họ
ngạc nhiên khi thấy
Họ
vừa đi đến đâu
Là
cây mọc đến đấy
Che
bóng mát trên đầu.
Thú
rừng thì vội vã
Mang
cho họ trái cây,
Đứng
xung quanh túc trực,
Chờ
hầu hạ suốt ngày.
Số
là Phật trước đó
Đã
thấu hiểu lòng chàng,
Nên
sai chúng giúp đỡ
Giữa
chốn này hồng hoang.
Hai
vợ chồng từ đấy
Vui
cuộc sống điền viên
Giữa
núi rừng hoang vắng,
Tụng
kinh và định thiền.
Một
ngày nọ, bất chợt
Có
vị Bà La Môn
Tìm
đến chơi, trò chuyện,
Xin
chàng hai đứa con.
Dẫu
lòng đau như cắt,
Chàng
đem con cho ông.
Nàng Mạn
Trà lúc ấy
Đang bận
tắm dưới sông.
Lúc về thì
con mất,
Chỉ biết
khóc, vì nàng
Trước đây
đã trót hứa
Không bao
giờ cản chàng.
Một lúc
sau lại thấy
Có một
người vào nhà.
Sau một
lúc trò chuyện,
Ông xin
nàng Mạn Đà.
Chàng cúi
đầu im lặng,
Rồi nói:
“Vâng, xin mời.
Tôi chỉ
dám từ chối
Cho bố và
mẹ tôi.”
Khi chàng đứng dậy tiễn
Ông khách và vợ mình,
Thì bỗng trời nổi gió:
Đức Phật hiện nguyên hình.
Cùng Ngài là người vợ
Và hai con của chàng.
Cả nhà lại đoàn tụ,
Ôm nhau khóc, ngỡ ngàng.
Đức Phật nói: “Rốt cục,
Con không phụ lòng ta.
Các thử thách đã hết.
Hãy chuẩn bị về nhà.”
Ngày hôm sau chợt thấy
Có xe đến đón chàng.
Về đến nơi, lập tức
Chàng từ chối ngai vàng.
Sau khi phân phát hết,
Chẳng còn gì để cho,
Chàng qui y, tu Phật
Trong hang đá ven hồ.
ĐỐI THỦ LỚN NHẤT
1
Xưa
có anh chàng nọ
Được
trời ban nhiều tài.
Rất
thông minh, mẫn tiệp,
Khỏe
mạnh và đẹp trai.
Ấy
là chưa nói chuyện
Anh
học gì cũng nhanh.
Chỉ
một thời gian ngắn
Đã
hơn hẳn thầy mình.
Rốt
cục, tuy còn trẻ,
Văn
võ đã toàn tài.
Không
môn gì không giỏi,
Chưa
bao giờ thua ai.
Chẳng
còn gì để học.
Anh
ta thôi tìm thầy
Mà
đi tìm đối thủ,
Tìm
khắp hết đó đây.
Vậy
mà tìm chẳng thấy.
Quả
người giỏi không nhiều.
Nghĩ
mình tài giỏi nhất,
Anh
ta bắt đầu kiêu.
Một
hôm, giữa đồng vắng,
Anh
gặp một ông già
Tay
ôm bát khất thực,
Người
mặc áo cà-sa.
Thấy
ông cụ đạo mạo,
Anh
hỏi cụ là ai?
Ông
cụ đáp là Phật.
“Là
Đức Phật Như Lai?”
Đức
Phật đáp: “Đúng thế.”
“Nghe
nói Phật thần thông,
Tôi
tìm người thách đấu.
Phật
có nhận lời không?”
“Bây
giờ ta đang bận
Chiến
đấu với chính mình.
Đối
thủ đang gờm nhất
Chính
là bản thân anh.
Khi
nào thắng được nó,
Anh
hãy đến tìm ta.”
Nói
đoạn, Phật đi tiếp.
Biến
mất giữa nắng tà.
Anh
chàng vô địch ấy
Đứng
nhìn theo hồi lâu.
Lời
nói của Đức Phật
Âm
vang mãi trong đầu.
Đối
thủ đang gờm nhất
Chính
là bản thân ta.
Bao
năm tìm đối thủ,
Thế
mà tìm không ra.
Nó
là lòng tự phụ,
Mình
tưởng mình nhất đời,
Và
bao thói xấu khác
Thuộc
bản năng con người.
2
Anh
chàng này nghe nói,
Sau
xuống tóc xuất gia,
Sống trong chùa lặng lẽ
Cho đến tận tuổi già.
Một lần có người hỏi:
“Tài nghệ ông rất cao,
Mà sao tôi không thấy
Ông thi đấu lần nào?”
Ông đáp: “Tôi đang bận
Thi đấu với chính mình.
Hy vọng tôi sẽ thắng
Để được hưởng yên bình.”
ĐỨC
PHẬT VÀ CON CHÓ
Một
sáng nọ, nắng đẹp.
Đầu
tỏa ánh hào quang,
Đức
Phật khoan thai bước,
Mặc
áo cà-sa vàng.
Ngài
sống bằng khất thực,
Giờ
đến nhà Đế Đô,
Người
giàu sang bậc nhất,
Nhưng mắc bệnh ky bo.
Ông chủ hiện đi vắng.
Có con chó giữ nhà.
Nó nhe nanh giận dữ
Rồi sồng sộc lao ra.
Đức Phật giơ tay cản.
Nó phủ phục dưới chân.
Ngài xoa xoa đầu nó
Rồi cất tiếng ân cần:
“Thôi đi bà, bình tĩnh.
Trước cướp của người ta
Như thế đã quá lắm,
Giờ còn sủa váng nhà.
Ít ra cũng tích đức
Cho ông con bây giờ.
Bà hãy giúp ông ấy
Tránh được cái đang chờ.”
Con chó nghe, gục mặt.
Đức Phật lại ra đi.
Nó nhìn theo, thểu não,
Nhìn mà chẳng thấy gì.
Từ đấy nó khác hẳn.
Bỏ ăn, nằm co ro.
Chủ nó và con nó,
Tức là lão Đế Đô
Hỏi, mới biết vì Phật,
Liền chạy đến tìm Ngài,
Buông cả lời thóa mạ,
Nhưng Phật bỏ ngoài tai.
Khi được Ngài cho biết
Con chó là mẹ mình,
Lão không tin, giận dữ
Bắt Ngài phải chứng minh.
“Vậy thì về đào xới
Chỗ con chó thường nằm.
Có một hòm châu báu
Nó giữ suốt nhiều năm.
Mẹ ngươi đã chôn nó,
Nhưng không kịp mang đi.
Hãy đào lên mà lấy,
Còn đứng đây làm gì!”
Đế Đô về, quả thật,
Tìm được rất nhiều vàng.
Thế mà lão lại khóc,
Ôm chó khóc muộn màng.
Giờ thì lão đã hiểu
Quả báo và luật đời.
Đức Phật bèn khuyên lão
Hãy bố thí giúp người.
Đúng khi lão phát hết
Gia tài lão khổng lồ,
Con chó bỗng nhiên chết,
Chỉ còn lại dúm tro.
KHÚC GỖ VÀ CON RÙA MÙ
1
Xưa có một người nọ,
Gặp chuyện buồn trong lòng,
Bực mình, vứt khúc gỗ
Xuống biển sóng mênh mông.
Khúc gỗ ấy khá lớn,
Có một lỗ hổng to.
Nước và cá có thể
Chui qua rất tự do.
Mà biển thì nhiều gió.
Lúc từ Đông sang Tây,
Lúc thì Nam sang Bắc,
Lúc ngược lại suốt ngày.
Thành ra, tội khúc gỗ,
Không lúc nào được yên.
Luôn nay đây mai đó
Giữa biển cả vô biên.
Có con rùa trong biển.
Nó mù, một trăm năm
Mới ngoi lên mặt nước
Một lần, lúc trăng rằm…
Phật đang kể câu chuyện,
Nổi tiếng và rất hay,
Chắc nhiều người đã biết.
Rồi Phật hỏi thế này:
Vậy bao lâu có thể
Ngẫu nhiên con rùa già
Gặp được khúc gỗ ấy,
Thấy lỗ rồi chui qua?
Chắc phải lâu, lâu lắm.
Có thể chẳng bao giờ.
Phật nói: “Người cũng vậy,
Khi rơi xuống bùn nhơ
Thì trở lại chính đại
Sẽ vô cùng khó khăn,
Hệt như con rùa ấy
Một trăm năm một lần
Mới ngoi lên mặt biển,
Ngẫu nhiên gặp khúc cây
Rồi chui qua cái lỗ,
Thì quả khó lắm
thay.
Ấy là nói người
ấy
Không chịu khó chân
tu,
Cam tâm sống
dưới đáy
Hệt như con rùa
mù.
MỸ
NHÂN KẾ HẠI PHẬT
Ngày
ấy, khi Đức Phật
Ở
Tịnh xá Kỳ Viên
Cùng
tăng đoàn đông đúc,
Uy
tín Ngài đang lên.
Người
khắp nơi kéo đến
Nghe
giảng sáng và chiều.
Họ
còn dâng lễ vật
Hào
phóng và rất nhiều.
Các
giáo phái ngoại đạo
Thấy
thế ghen với Ngài.
Trước
họ được cúng lễ,
Nay
không ai đoái hoài.
Cuối
cùng họ tìm cách
Hãm
hại Phật Thích Ca,
Lại
bằng mỹ nhân kế,
Tức
là dùng đàn bà.
Họ
mướn nữ sĩ nọ
Tên
là Du Đà Ly,
Một
người có nhan sắc
Và
khôn khéo cực kỳ.
Chiều
chiều cô gái ấy
Bôi
son phấn lên da.
Ai
hỏi đi đâu đấy,
Bảo
đến nhà Thích Ca.
Hôm
sau người ta hỏi:
Cô
vừa đi đâu về?
Cô
đáp: Tôi vừa ngủ
Ở
chỗ Thích Ca về.
Cứ
thế, một tuần lễ.
Rồi
cô bị người ta
Giết
chết và vứt xác
Cạnh
Tịnh xá Thích Ca.
Người
của các ngoại đạo
Cho
phao tin trong dân
Tôn
Đà Ly mất tích.
Vua
sai tìm nguyên nhân.
Bọn
chúng đến khai báo,
Cô
đi đâu, gặp ai.
Vua
cho lính tìm kiếm,
Thấy
xác cạnh nhà Ngài.
Chúng
bảo vua, chắc chắn
Các
đệ tử, môn sinh
Làm
điều này, cốt để
Bảo
vệ sư thầy mình.
Cả
thành phố sôi sục,
Nguyền
rủa Phật Thích Ca.
Trong
khi vua lẳng lặng
Cho
người đi điều tra.
Và
rồi, rất nhanh chóng,
Các
thám tử của vua
Tìm
được bọn giết mướn
Đang
nhậu nhẹt sau chùa.
Sợ
bị vua xử trảm,
Chúng
thành thật khai ra
Tên
những người thuê giết,
Minh
oan cho Thích Ca.
Sau
vụ hiểu lầm ấy
Trong
thành phố ai ai
Cũng
tin vào Đức Phật
Và
càng yêu quí Ngài.
BÀI
HỌC VỀ SỰ NHẪN NHỤC
1
Ngày
nọ, đang thuyết pháp,
Đức
Phật bị một ông
Nhổ
vào mặt. Ngài hỏi:
“Có
còn gì nữa không?’
Ông
kia rất kinh ngạc,
Lần
đầu tiên thấy người
Bị
xúc phạm đến thế,
Vẫn
ôn tồn mỉm cười.
Các
đệ tử tức giận,
Muốn
trừng trị ông ta,
Phật
ra hiệu ngăn lại.
Ngài
bảo A Nan Đà:
“Con
người này có thể
Biết
ta qua lời đồn,
Hiểu
nhầm nên làm vậy,
Không
đáng trách đâu con.
Do
vậy, ta mới hỏi
Có
còn gì nữa không.
Chắc
ông ta đang có
Đôi
ấm ức trong lòng.
Thực
ra, ông ta nhổ
Là
tự nhổ vào mình.
Vậy
ông ta mới đúng
Là
một người đáng khinh.”
Còn
ông kia bối rối,
Chẳng
biết nói năng gì.
Hôm
sau đến xin lỗi
Phật
Thích Ca Mâu Ni.
Ngài
nói: “Rất nhiều nước
Dòng
sông Hằng chảy qua
Trong
một ngày. Cũng thế,
Giờ
ta khác hôm qua.
Con
người, tốt lẫn xấu,
Luôn
thay đổi hàng ngày.
Người
hôm qua phỉ nhổ,
Không
là ông hôm nay.
Hôm
qua ông giận dữ.
Hôm
nay ông lạy quỳ.
Người
nhổ và bị nhổ
Theo
thời gian trôi đi.
Vậy
xin ông đứng dậy.
Từ
nay chỉ mong ông.
Hãy
nên dùng lời nói
Để
diễn tả nỗi lòng.”
THÁI TỬ
NHẪN NHỤC KHẢI
1
Trong
“Thiền Bí Yếu Pháp”
Tôn giả A
Nan Đà
Có thuật
lại một chuyện
Về Đức Phật
Thích Ca.
Chuyện kể
rằng ngày nọ,
Ngài ngồi
cùng môn sinh
Trong vườn
Cấp Cô Độc,
Đang đàm
đạo, giảng kinh,
Thì tôn giả
Ca Diếp
Vào ra mắt
Thích Ca.
Cùng ông có
đệ tử
Là A Kỳ Đạt
Đa.
Ca Diếp nhờ
Đức Phật
Giúp anh
học trò này.
Ngài
bèn kể câu chuyện
Rất
thú vị sau đây.
2
Xưa,
nước Ba La Nại,
Vua
là Phạm Ma Da,
Có
con Nhẫn Nhục Khải,
Một
thái tử tài ba.
Chàng
không mong kế vị,
Tu
Thập Thiện, thực hành
Sáu
pháp Ba La Mật
Bằng
cả tấm lòng thành.
Có một ông
trưởng giả
Tên là Nhật
Nguyệt Âm,
Rất giàu
sang, phú quí,
Đầy tớ đến
hàng trăm.
Thế mà ông,
thật tội,
Có người
con trai hiền,
Bỗng dưng lại
đổ bệnh,
Bệnh nặng
rồi phát điên.
Thương con,
ông cầu nguyện
Phát lộc
chốn đền đài,
Hứa ai giúp
chữa khỏi,
Ông tặng
hết gia tài.
Thái tử
Nhẫn Nhục Khải
Một hôm
đang dạo chơi,
Hay tin,
thương trưởng giả,
Chàng ngửa
mặt khấn trời.
Trời
nghe thấu lời khấn,
Hiện
xuống, nói với chàng,
Rằng
muốn cứu người bệnh,
Ai
đó phải sẵn sàng
Cho
máu và tủy sống,
Người
bệnh xoa vào người.
Lúc
ấy bệnh mới khỏi,
Mà
khỏi hẳn, suốt đời.
Tuy
nhiên, người cho tủy
Phải
là người thiện tâm,
Đức
hạnh và cao quí,
Từng
tu hành nhiều năm.
Thấy
trưởng giả lo lắng,
Thái
tử liền cầm dao,
Chẻ
xương mình lấy tủy,
Cắt
thịt lấy máu đào.
Người
bệnh uống tủy sống,
Lấy
máu xoa khắp người.
Ngay
lập tức khỏi bệnh,
Quì
lạy, tạ ân trời.
Vua
trời là Đế Thích,
Và
rất nhiều thiên thần
Cùng
bay xuống khen ngợi
Nhẫn
Nhục Khải lòng nhân.
Vì
tấm gương nhân ái
Hiến
xương máu cứu người,
Đế
Thích cho chàng chọn
Được
lên sống trên trời.
Nhưng
Thái tử chỉ muốn
Tiếp
tục ở trần gian
Để
lo đường tu đức,
Mong
được lên Niết Bàn.
Đế
Thích cho như nguyện.
Ngay
lập tức người chàng
Lại
lành lặn như cũ,
Vừa
vui, vừa ngỡ ngàng.
Bao
của cải có được
Nhờ
ra tay cứu người
Thái
tử Nhẫn Nhục Khải
Phát
hết cho mọi người.
3
Phật
nói: “Ở kiếp trước
Người
bệnh là Đạt Đa,
Trưởng
giả là Ca Diếp,
Nhẫn
Nhục Khải là ta.”
TÌM PHẬT
Xưa có anh chàng nọ
Nghe nói Phật là người
Ba mươi hai tướng tốt
Và vẻ đẹp - tám mươi.
Và rằng ai gặp Phật
Sẽ may mắn lâu dài.
Anh ta xin phép mẹ
Lên đường đi tìm Ngài.
Suốt ba năm ròng rã,
Chịu mưa nắng dãi dầu,
Anh ta tìm khắp chốn
Mà không thấy Phật đâu.
Người băm hai tướng tốt
Và vẻ đẹp - tám mươi
Quả tìm mãi không thấy,
Dù tìm ba năm trời.
Cuối cùng anh ta gặp
Một vị sư rất già,
Đem sự tình kể hết.
Vị sư nói: “Thích Ca
Hiện đang còn tại thế.
Ngài có mặt khắp nơi,
Nhưng ẩn thân, dưới dạng
Bình thường như mọi người.
Do vậy phải nhìn kỹ,
Phải kiên nhẫn lâu dài,
Và thiện tâm, cầu thị
Mới hy vọng gặp Ngài.
Tuy vậy, ta có cách
Giúp con gặp Thích Ca:
Bây giờ con quay lại,
Theo đường cũ về nhà.
Hãy chú ý quan sát,
Để ý thấy chân ai
Vô tình đi lộn dép,
Thì người đó là Ngài.
Anh chàng kia hăm hở
Quay về nhà, dọc đường
Buồn vì thấy tất cả
Đi đúng dép, bình thường.
Đến làng mình, bà mẹ,
Nghe nói con trai về,
Vội vã chạy ra đón,
Nước mắt chảy dầm dề.
Anh chàng không hề biết
Rằng hàng ngày mẹ già
Luôn tụng kinh, niệm Phật
Mong anh sớm về nhà.
Bà nghe tin, vui quá,
Vui và vội, quáng quàng
Xỏ đôi dép, xỏ lộn,
Ra đón con đầu làng.
Anh con đã sụp lạy,
Gặp được Phật Thích Ca
Khi bất ngờ nhìn thấy
Đôi dép dưới chân bà.
PHẬT NGỌC ĐỔ MỒ HÔI
Xưa có một chú tiểu
Rất mẫn tiệp, thông minh,
Được vị đại hòa thượng
Xem như người kế mình.
Ngày nọ ông bảo chú
Đi ra ngoài hóa duyên.
Bị cảnh trần mê hoặc,
Chú quên hết cõi thiền.
Chú hoàn tục, từ đó
Sống cuộc đời người trần,
Được thỏa sức ăn uống,
Chơi bời với bạn thân.
Bỗng một hôm tư lự
Bên cửa sổ nhà mình,
Thấy mây trôi, nước chảy,
Bất giác chú giật mình.
Lần nữa lại xuống tóc,
Quay trở về ngôi chùa
Quỳ trước đại hòa thượng,
Chú hối lỗi, xin chừa.
Lão Hòa thượng không nói,
Bắt chú quỳ rất lâu.
Cuối cùng, chỉ bức tượng,
Ông lặng lẽ gật đầu:
“Được, ta sẽ tha thứ
Cho con tội vừa rồi
Khi bức tượng Phật Ngọc
Bắt đầu đổ mồ hôi.”
Chú tiểu hiểu: Sư phụ
Sẽ không tha, suốt đời.
Làm sao tượng có thể
Đổ mồ hôi như người?
Thế mà ngay tối đó,
Bức tượng ngọc, lạ thay,
Đổ mồ hôi như tắm,
Dù khô hanh suốt ngày.
Cuối cùng chú tiểu hiểu
Rằng Đức Phật Thích Ca
Rất nhân từ, độ lượng,
Mọi lỗi lầm đều tha.
Và rằng trong cuộc sống
Phạm lỗi là bình thường.
Trừng phạt là chuyện dễ.
Khó - trải lòng yêu thương.
CHUYỆN NHÀ SƯ ĂN CẮP
Có một thiền sư nọ
Mở tuần lễ định thiền.
Chư tăng và phật tử
Kéo đến từ mọi miền.
Bỗng người ta phát
hiện
Một đệ tử gần đây
Có hành động ăn cắp.
Thật nhục nhã điều
này.
Mọi người ngay lập tức
Đòi phải đuổi anh ta,
Nhưng thiền sư bình
thản
Như không gì xẩy ra.
Một thời gian sau đó,
Anh chàng hư hỏng này
Lại ăn cắp lần nữa.
Lần này thì rất gay.
Mọi người đòi dứt
khoát
Phải đuổi ngay tức
thì.
Nếu thiền sư không
đuổi,
Tất cả sẽ ra đi.
Thế mà thiền sư ấy
Vẫn không đuổi anh
chàng.
Hơn thế, còn gần gũi
Và tỏ lòng cưu mang.
Ngài nói với đệ tử:
“Các con vốn thông
minh,
Biết gì sai, gì đúng,
Với người anh em mình
Đừng nên quá khe khắt.
Anh chàng ngu dốt này
Ăn cắp vì ngu dốt
Vậy thì liệu ai đây
Giúp thành người thông
tuệ,
Nếu không phải là ta?
Ta không có ý giữ,
Ai muốn, cứ về nhà.”
Nghe thế, người ăn cắp
Hai mắt lệ ứa tràn,
Từ đấy thói ăn cắp
Anh bỏ hẳn hoàn toàn.
No comments:
Post a Comment