NGUYỄN QUANG BÍCH
Tác giả:
Ông nguyên họ Ngô, tên hiệu là Ngư Phong, sinh năm 1830, người xã Trình Phố,
huyện Chân Định, nay là Tiền Hải, Thái Bình, đậu Đình Nguyên Hoàng Giáp năm Kỷ
Tỵ (1869), làm quan đến chức tuần phủ Tuyên Hóa. Ông theo Cần Vương, chống Pháp
quyết liệt, sau ốm, mất năm 1889.
Thơ vịnh hoa hụê
Chỉ nở ban đêm, hương ngất ngây.
Sợ bẩn nên hoa tránh nở ngày.
Luôn hướng trời cao, thân đứng thẳng.
Giũ mình không chút bụi trần dây.
Trên núi
Con sông chảy ven núi,
Mưa lâu, rêu mọc dày.
Ngồi trên cao nhìn xuống,
Tưởng mình đang cưỡi mây.
HOÀNG VĂN HÒE
Tác giả:
Sinh năm 1848 ở làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, biệt hiệu Hạc Nhân;
đỗ tiến sĩ năm 1880 (Tự Đức thứ 13), từng làm tri phủ huyện Kiến Xương, Thái
Bình, sau treo ấn từ quan tham gia chống Pháp với đề đốc Tạ Hiện và vua Hàm Nghi;
không rõ năm mất. Tác phẩm: Tập thơ chữ
Hán "Hạc Nhân Tùng Ngôn".
Hoa cúc
Chợt thèm uống rượu lúc thu sang.
Hoa nở ngoài sân tựa núi vàng,
Cái nghèo vẫn thế, ta yêu cúc
Có phải vì hoa giống họ Hoàng?
Đêm nghe tiếng sóng
Suốt ngày đi ven biển,
Nghe sóng đánh ào ào.
Đêm chợt tỉnh, không hiểu -
Tiếng sóng hay mưa rào?
Đi thuyền trên sông, xuất
khẩu thành thơ
Nửa đời lưu lạc, kiếp bơ vơ.
Lánh bụi Trường An, sống vật vờ.
Vất vả quanh năm, ngày rỗi việc,
Chơi thuyền một chuyến hóa nhà thơ.
Cao hứng ở quán bên sông
Bài
bốn
Bừa bộn bình trà với bút nghiên.
Tóc rối, một mình hứng, xướng lên.
Trẻ con chỉ trỏ: Ông này lạ,
Nửa giống người khôn, nửa giống điên.
Cao hứng ở quán bên sông
Bài
năm
Đất trời hòa lẫn, sáng long lanh.
Núi sạch sau mưa, bệnh cũng lành.
Muốn tìm bạn cũ, không tìm được,
Đành ngắm thông già, ngắm núi xanh.
Cao hứng ở quán bên sông
Bài
tám
Đang xuân, thật đẹp cảnh ven sông.
Nhìn hoa, bất chợt xốn xang lòng.
Gặp người, hỏi chuyện làng quê cũ:
Lúa ngô có tốt, được mùa không?
Trên thuyền về An Định
Thuyền về đến bến, trời tan mây.
Mưa tạnh, xa xa cánh nhạn bay.
Sóng biếc, cỏ cây như tranh gấm.
Xin hỏi: Ai thêu đẹp thế này?
Cầu trên sông Hương
Chiếc cầu, trăng xế, bắc qua sông,
Thuyền bán, thuyền mua đứng giữa dòng.
Tiếng mái chèo khua xen tiếng hát,
Cộng với tiếng người ở phía đông.
Đền thờ trạng nguyên Mạc Đỉnh
Chi
Sân ngập ánh trăng, cỏ mọc dày,
Dấu thành còn đó giữa rừng cây.
Bốn bề tĩnh mịch, buồn man mác.
Tương truyền họ Mạc dạy nơi này.
Thành Diễn Châu
Diễn Châu gần biển, cảnh vui thay.
Tạm dừng xe ngựa, ngắm nơi này.
Trên cạn ốc sò thành lũy cứng, 1)
Dưới sông tôm cá khóc đêm ngày.
Chợt nhớ người xưa khi tựa cửa,
Ngắm chiều ráng đỏ, cánh chim bay.
Đã bốn chục năm, buồn ngẫm lại -
Bèo bọt cuộc đời tựa áng mây.
1). Dọc bờ biển Diễn Châu nền đất chủ yếu được
tạo thành bởi nhiều lớp xác ốc sò bị nén cứng. Nhân dân địa phương thường đào
lên làm gạch xây nhà.
Sáng sớm ra đi từ Hà Nội,
viết trên thuyền khi qua Vị
Thành
Buồm căng, trời nhiều gió.
Ráng làm cây rực hồng.
Lòng khách như nước chảy.
Trời se se chớm đông.
Mái chèo khua không nghỉ.
Đàn thơ, chén rượu nồng.
Đã mấy đêm mưa khói.
Trong mộng, vượt nam sông.
Đi giữa rừng Cổ Pháp
Tiễn người buổi sáng giữa rừng cây.
Nước khe rửa sạch bụi lòng này.
Xế bóng, mặt trời còn rực rỡ.
Giật mình chim hót, gió lung lay.
Thời loạn, tiều phu khinh phép nước.
Chủ đói, người hầu túi nhẹ tay.
Nỗi buồn ai hiểu mà tâm sự,
Họa có chút tình, chỉ áng mây.
Sông Hương, đêm trên thuyền
Sương khói trên sông, cánh nhạn chao.
Chợt nhớ thuyền con xưa, thưở nào.
Mây nhàn cùng khách tranh sang bến.
Người xưa ngắm cảnh, dạo lầu cao.
Nhiều nước, vùng này hè vẫn mát.
Dân quen triều biển lớn, mưa rào.
Trời in bóng nước, trông mồn một,
Ngỡ nếu buông câu, câu được sao.
Lên núi Phật Tích
Nhàn rỗi lên chơi ở núi này.
Thanh tao sông nước, núi và cây.
Tùng trúc kề bên, chùa phía dưới,
Lâu đài in ngược, sóng lung lay.
Núi chạy dồn nhau, chừng mỏi gối.
Chuyện đời thua được chẳng hề hay.
Vương lang 1) ngày trước giờ đâu nhỉ?
Chắc bận chơi cờ giữa đám mây.
1). Theo truyền thuyết, xưa có chàng Vương
Chất lên núi Phật Tích, thấy hai ông già râu tóc bạc phơ đang chơi cờ bên bàn
đá. Tò mò, chàng để rìu xuống ngồi xem.
Hết ván cờ, ngoảnh lại nhìn thì thấy cán rìu đã mục nát. Chàng hiểu chàng đã
lạc vào cõi tiên, nơi một ngày bằng trăm năm.
Ngâm vịnh với ông già cùng
làng
Sáu mươi chín tuổi đã là già.
Quá đủ đau buồn với chúng ta.
Đuổi người, năm tháng như tên bắn.
Công danh rốt cục cũng thành ma.
Soi gương thấy tóc lâm râm bạc.
Sáng trưa chiều tối uống ngà ngà.
Chung qui nhàn nhã là hơn cả.
Hết chơi với cháu, lại trồng hoa.
Thơ đề miếu Cổ Loa
Một mình sừng sững giữa trời mây.
Một thời dấu vết vẫn còn đây.
Nỏ thần ngày trước không còn nữa,
Còn lại thành hoang cỏ mọc dày.
Bóng trúc đung đưa, sương sớm lạnh,
Bờ lau trăng trắng cánh cò bay.
Đứng tựa lan can, ghi cảm xúc.
Nước ao rửa ngọc, ngẫm buồn thay.
NGUYỄN VĂN SIÊU
Tác giả:
Sinh năm 1796, mất 1872, tự Tốn Ban, hiệu Phương Đình, người làng Kim Lũ, Thanh
Trì, nay thuộc Hà Nội. Ông đỗ phó bảng năm 1828, làm quan đến chức Án sát và
từng đi sứ sang Trung Quốc. Nguyễn Văn Siêu được coi là một trong bốn văn sĩ
giỏi nhất đương thời. Tác phẩm có Phương Đình thi loại, Phương Đình thi tập,
Phương Đình tùy bút lục, Địa dư toàn biên, vân vân.
Chơi thuyền ở Tây Hồ
Bao đời nay đã thế -
Núi non và sông hồ.
Vẫn như xưa thành cổ,
Sóng lặng, núi nhấp nhô.
Tiếng chuông làm tỉnh mộng.
Thu về, lá vàng khô.
Sáng nay tôi và bác
Chơi cho hết buồn lo.
Sớm xuân ngủ dậy
Phòng sách đèn còn sáng.
Tiếng chuông chùa ngân nga.
Chủ ngáp, tung chăn dậy.
Trẻ báo đào ra hoa.
Bụi trúc sương còn lạnh.
Nắng sưởi khóm mai già.
Ngoài cửa chim oanh hót -
Sắp có khách đến nhà.
Ngắm trăng trên sông Nhị Hà
Lập lòe ánh lửa xóm ven sông.
Thuyền bè tấp nập, bến lưu thông.
Lâng lâng tình khách bên bờ bắc.
Lơ lửng trăng gầy ở phía đông.
Mây thấp, cây sà, nhìn xuống nước.
Trời cao, lầu gác hướng lên không.
Vũ trụ xem ra tình ý thật.
Lúc này ai nghĩ giống ta không?
Bến Chương Dương
Người Nguyên càn rỡ kéo quân sang,
Trăm vạn tinh binh bị bắt hàng.
Thắng giặc đâu riêng nhờ tướng giỏi,
Còn nhờ dân chúng đất Nam bang.
Biên giới hai bên trời định sẵn.
Uy danh "cướp giáo" vẫn còn vang.
Gió thu bến cũ đi theo khách.
Khách tung vạt áo, đứng hiên ngang.
NGUYỄN XUÂN ÔN
Tác giả:
Sinh năm 1825, mất 1889, hiệu Ngọc Dương, người làng Lương Điền, Đông Thanh,
thuộc Diễn Châu, Nghệ An. Ông thi đỗ tiến sĩ năm 1871, làm quan đến chức án sát
Bình Thuận, Quảng Ngãi rồi cáo quan về quê, sau hưởng ứng chiếu Cần Vương, bị
Pháp bắt và chết trong nhà lao Huế.
Tràng An hoài cổ
Nghìn năm khởi nước, dựng cơ đồ,
Trăm năm lăng tẩm biến thành gò.
Lầu son thành chốn tanh hôi cả. 1)
Xóm làng đây đó cháy thành tro.
Doanh trại suốt ngày vang tiếng súng.
Ngoài đường ầm ĩ tiếng ô tô.
Mong sao đất nước mau yên ổn,
Mọi miền hướng tới đất thành đô.
1. Chỉ những nhà cao đẹp người Pháp ở.
DƯƠNG KHUÊ
Tác giả:
Sinh năm 1839, mất 1902, hiệu Vân Trì, quê ở Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Tây.
Ông đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức tổng đốc Nam Định, sau từ quan về
nhà. Tác phẩm có Vân Trì thi thảo.
Tết Trung Thu ở Hà Thành
Trời quang, gió lặng, hết mưa ngâu.
Hà Thành đèn sáng suốt đêm thâu.
Nhộn nhịp phố phường, xe chen chúc.
Hồ Gươm trăng sáng chếch bên lầu.
Bàn cờ thế sự chưa lường trước.
Tuổi già mượn rượu để tiêu sầu.
Trẻ con ham nghịch trò rồng cá 1),
Không biết sơn hà thu đã lâu.
1.Ý nói chơi trò rước đèn rồng, đèn cá trong
tết Trung Thu.
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Tác giả:
Sinh năm 1866, mất 1925, người huyện Sơn Lãng, nay là huyện Ứng Hòa, Hà Tây,
đậu Hoàng Giáp năm 1892, triều Huế thúc ép mãi mới chịu ra làm quan; có tư
tưởng yêu nước, ủng hộ phong trào Đông Du của Phan Bội Châu; từng sang Trung
Quốc, Nhật Bản và đảm đương nhiều việc hệ trọng của "Việt Nam Quang phục
hội". Cuối đời đi tu, ở ẩn ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, và mất ở
đó.
Cùng tướng quân Nguyễn Mạnh
Hiếu
chơi chùa Năng Nhân, tỉnh
Việt Đông.
Người hùng cái lợi chẳng mưu cầu.
Nợ nước, mài gươm hẹn với nhau.
Chơi chùa, nói chuyện toàn đao kiếm.
Lặng lẽ sư nghe, chỉ lắc đầu.
Cùng ông Nguyễn Thời Hiến 1)
dạo chơi
các núi ở Tây Hồ, 2) viết bài
này để tặng.
Chơi núi mỏi chân, lại xuống thuyền,
Trở về quán rượu, uống triền miên.
Nợ nước, thù nhà cần phải trả,
Đừng đem cầm cố kiếm Long Tuyền.
(1) B¹n cña NguyÔn Thư¬îng HiÒn, ngưêi tØnh Gia §Þnh, Nam Kú, mét ngưêi yªu nưíc vµ cã nghÜa khÝ.
(2) Khu th¾ng c¶nh ®Ñp
ë phÝa t©y thµnh phè Hµng Ch©u, tØnh ChiÕt Giang, Trung Quèc.
Tặng Chương Thái Viêm 1)
tiên sinh khi ở Đông Hải 2)
Con thuyền muôn dặm giữa trùng khơi.
Đất khách gặp nhau, nói chuyện đời.
Tàn rượu, bên đèn ngồi đọc sách.
Tây lầu gió thổi, đẫm mưa rơi.
(1) Nhµ c¸ch m¹ng Trung
Quèc, chñ bót tê "D©n b¸o" cña §¶ng c¸ch m¹ng do T«n DËt Tiªn lãnh ®¹o.
(2) Tøc NhËt B¶n ngµy
nay.
Đi thuyền ghé Hương Cảng
Thuyền đậu bờ sông, cỏ mọc dày,
Ngoái nhìn đất mẹ phía trời mây.
Lưới chài khắp chốn phơi như bẫy, 1)
Trên trời lồng lộng cánh chim bay.
(1) T¸c gi¶ muèn nãi
®Õn m¹ng lưới mËt th¸m mµ thùc d©n
Ph¸p bè trÝ ë ®©y ®Ó b¾t c¸c nhµ c¸ch m¹ng ViÖt Nam.
Núi Ngũ Hành
Bài
môt
Hăm lăm năm lẻ cõi nhân trần.
Bồng Lai không thấy, tạm dừng chân.
Động đẹp Tàng Chân nay được thấy,
Quét đá, dâng hoa cúng các thần.
Núi Ngũ Hành
Bài
hai
Uống rượu, người nhàn dưới bóng cây.
Tiên ông ngày trước nghỉ nơi này.
Tiên phật là ai, không muốn biết,
Mây nhàn phía dưới lững lờ bay
Cuối xuân, nhà trên núi
Sáng dậy nghe chim hót.
Sương ướt đẫm mái gianh.
Sông Ngân Hà trước mặt.
Mai nở trắng trên cành.
Một ngày dài đợi việc.
Sông núi đẹp như tranh.
Đêm qua mơ về nước,
Thấy toàn ruộng lúa xanh.
PHAN CHU TRINH
Tác giả:
Là chí sĩ yêu nước nổi tiếng, Phan Chu Trinh sinh năm 1872, mất 1906, hiệu Tây
Hồ, quê xã Tiên Lộc, nay là Tiên Hồ, Tiên Phước, Quảng Ngãi. Ông đậu cử nhân
rồi phó bảng, làm quan một thời gian ngắn và bắt đầu hoạt động cách mạng, chủ
trương chống Pháp theo kiểu hợp pháp. Ông từng đi Pháp, bị bắt đày ra Côn Đảo.
Tác phẩm có Giai nhân kỳ ngộ, Tỉnh quốc hồn ca, Tây Hồ thi tập, vân vân.
Bị giải ra khỏi kinh thành
Xiềng gông đầy người, chân lê bước.
Miệng hát, thì ra lưỡi vẫn còn.
Một khi đất nước đang nô lệ,
Thân trai há phải sợ Côn Lôn?
Ốm nằm ở Phan Thiết
Lại muốn một vòng thăm đất nước.
Tam Phan 1) mưa lớn, phải nằm nhà.
Xa xứ, một mình nghe sóng vỗ.
Lòng này ai hiểu thấu cho ta?
1. Ba địa danh có tên là Phan - Phan Rang,
Phan Rí, và Phan Thiết
PHAN BỘI CHÂU
Tác giả:
Sinh năm 1865, mất 1940, hiệu Sào Nam, quê làng Đan Nhiễm nay thuộc huyện Nam
Đàn, Nghệ An. Ông đậu Giải Nguyên năm 1900, bốn năm sau thành lập Hội Duy Tân.
Năm 1905 ông xuất dương thành lãnh tụ phong trào Đông Du, sau này thành lập
Việt Nam Quang Phục hội. Phan Bội Châu là tấm gương tiêu biểu cho cuộc đấu
tranh chống Pháp vì độc lập dân tộc. Ông bị bắt năm 1925 ở Quảng Châu, bị giải
về nước và giam lỏng ở Huế cho đến khi mất. Tác phẩm: Việt Nam vong quốc sử,
Hải ngoại huyết thư, Bái thạch vi huynh và nhiều cuốn khác.
Chia tay khi ra nước ngoài
Cái chí làm trai phải giúp đời.
Lẽ đâu phó mặc cả cho trời.
Việc nước bây giờ ta gắng sức,
Sau này người khác, quyết không ngơi.
Sống nhục làm gì khi nước mất.
Đọc sách, tán suông chỉ mụ người
Muốn theo ngọn gió ra Đông Hải,
Vẫy vùng với sóng giữa trùng khơi.
LÊ ĐẠI
Tác giả:
Sinh năm 1875, mất 1951, tên chữ là Siêu Tùng, hiệu Từ Long, người Thịnh Hào,
Hà Nội. Đỗ tú tài hai lần nên thường được gọi là ông Kép Thịnh Hào. Ông tham
gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo, đến năm 1925
mới được tha
Tặng bác Huỳnh Thúc Kháng
Côn Lôn ngày ấy... chuyện lâu rồi.
Nghề rút ruột tằm, bác với tôi.
Ngẫm lại, văn chương vô tích sự.
Nói lắm, viết nhiều cũng thế thôi.
No comments:
Post a Comment