Tuesday, February 24, 2015

THƠ CHỮ HÁN VIỆT NAM - 7



NGUYỄN ĐĂNG

Tác giả: Sinh 1576, mất 1657, người làng Đại Toán (làng Tỏi), nay thuộc huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Năm 26 tuổi đã đỗ đầu chế khoa, nổi tiếng học vấn sâu rộng, thơ văn được người đương thời truyền tay nhau chép lại. Năm 1613 được cử làm chánh sứ thứ hai sang Trung Quốc, làm nhiều thơ được các quan Trung Quốc và Triều Tiên rất khen ngợi. Về nước, ông được phong làm Tả thị lang bộ Hộ, mấy năm sau về hưu, mở lớp dạy học tại làng. Học trò ông có nhiều người hiển đạt. Tác phẩm lưu được gồm một bài phú và bốn bài thơ. Hiện còn ngôi đền thờ ông ở quê nhà và được xếp hạng di tích lịch sử.

Hoạ bài thơ "Trông trúc trước cửa sổ"
của Lý Đẩu Phong, sứ thần nước Triều Tiên

Thoát tục, dịu dàng, dạn gió sương,
Khoáng đạt, thanh cao, thật khác thường.
Gió thổi xạc xào như tiếng ngọc.
Trăng vàng dát lá, hứng văn chương.
Cành cao phượng đậu, cành thêm đẹp.
Măng mọc như rồng, thật dễ thương.
Đức hạnh, cao sang và quân tử,
Hàng trúc xanh xanh đứng vệ đường.


PHẠM QUÍ THÍCH

Tác giả: Sinh năm 1760, mất 1825, tự Dữ Đạo, hiệu Lập Trai, người xã Hoa Dương, nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Năm hai mươi tuổi thi đậu tiến sĩ, năm 23 tuổi đã trải qua các chức Hàn lâm viện hiệu thảo, Kinh bắc đạo giám sát ngự sử thuộc Ngự sử đài, kiêm sai tri công phiên. Khi Tây Sơn ra bắc, ông về Kinh Bắc ở ẩn, sau ra làm quan cho Gia Long. Ông là bạn thân của Nguyễn Du và viết đề từ cho Truyện Kiều. Tác phẩm gồm "Thảo Đường thi nguyên tập", "Lập trai văn tập", "Thiên nam long thủ lục" Và "Chu dịch vấn giải toát yếu"

Tan chầu, trở về nhà

Chầu về, rỗi việc tựa lan can.
Tháng Hai gió rét, cánh hoa tàn.
Không biết mùa xuân qua quá nửa,
Ngoài vườn chim chóc hót râm ran.

Mưa đêm

Nhè nhẹ mưa rơi, mưa như không.
Ý xuân rạo rực rộn trong lòng.
Ngủ dậy sáng mai, nhìn chắc thấy
Chồi non, cây cỏ mọc kín đồng.

Ngồi một mình trong thuyền

Trên sông, trăng chiếu chếch mui thuyền.
Gió lùa, trằn trọc ngủ không yên.
Cảnh đẹp thế này mà lắm bệnh.
Ngồi nghĩ bâng quơ trước ngọn đèn.

Nhớ chuyện xưa khi qua bến Chương Dương 1)

Ngồi thuyền buổi sáng, lướt trên sông,
Chim bay nhao nhác, lượn theo dòng.
Chắc chỗ này đây, nơi nước xoáy,
Nhà Trần đại thắng giặc Nguyên Mông.

(1) BÕn ®ß bªn s«ng Hång, thuéc xã Chư¬ng Dư¬ng, Thư¬êng TÝn, Hµ §«ng, lµ n¬i TrÇn Quang Kh¶i ®¸nh tan qu©n Nguyªn, më ®ưêng tiÕn vµo Th¨ng Long th¸ng Tư n¨m 1285.

Bãi Tự Nhiên 1)

Nhất Dạ đầm này, bãi Tự Nhiên.
Tiếc không may mắn gặp thần tiên,
Đành một mình buồn, ngồi uống rượu.
Lênh đênh giữa nước một con thuyền.

1) Bãi c¸t c¹nh bÕn Chư¬ng Dư¬ng, tư¬ng truyÒn lµ n¬i Chö §ång Tö gÆp Tiªn Dung.

Đêm trăng nghe đàn

Đêm tĩnh yên, bất chợt
Nghe tiếng đàn đâu đây.
Mở cửa nhìn, chỉ thấy
Mảnh trăng và vườn cây.

Chiều thu

Chưa hết gió đêm, lại gió ngày,
Trước sân lặng lẽ lá vàng bay.
Chỉ riêng hoa cúc không tàn lụi,
Soi bóng long lanh chén rượu đầy.

Từ công đường về, ngẫu hứng mà thành

Một mình thơ thẩn đứng cầu thang.
Trước mặt, hai bên đầy cúc vàng.
Đừng hỏi vì sao hoa nở muộn -
Để người đỡ lạnh đón xuân sang.

Nhìn trăng, xúc cảm thành thơ

Đêm xuân rét, khó ngủ.
Trăng sáng, trời xanh trong.
Nhà nông đang gặp hạn,
Xin đừng chiếu xuống đồng. 1)

(1) Ý nãi: tr¨ng s¸ng trêi sÏ khã mưa.

Cảm hoài, ngồi dưới ánh trăng

Đêm thanh, ngõ vắng, gió trên đường.
Trên trời trăng sáng tựa vành gương.
Cũng chính trăng này đang chiếu sáng
Cả người xa xứ lẫn quê hương.

Mừng được mưa

Lâu ngày khô hạn, bỗng mưa to.
Quả tình ân lớn được trời cho.
Đêm nay kê gối nằm yên giấc,
Hạn hán, mất mùa chẳng phải lo.

Đêm trăng chiếu trại quân

Trại quân sương che phủ.
Đều đều trống điểm canh.
Từ lan can nhìn thấy.
Trăng lênh láng khắp thành.

Đêm rằm, ngồi dưới trăng, thấy
dân thôn đi tát nước về, làm bài thơ này

Trăng tròn vành vạnh phía hàng cây.
Có rượu, có trà để uống say.
Thật lạ, không đâu buồn vớ vẩn,
Lại buổi trăng thu đẹp thế này.

Thăm chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây
            Bài một

Thu vàng, chùa vắng, gió heo may.
Hành cung u tịch, lá rơi đầy.
Thuyền rẽ cánh sen, hồ sóng gợn.
Lên lầu ngắm cảnh nước và mây.

Thăm chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây
            Bài hai

Nắng nhạt, hồ thu sóng bốn bề.
Khách mải ngâm thơ, chửa muốn về.
Còn cười lũ trẻ đang đùa nghịch
Giành lá sen làm chiếc nón che.

Đêm cuối cùng vào tháng cuối  xuân

Trong vườn mưa lớn, gió và mây.
Bên ao lặng lẽ lá rơi đầy.
Xuân đã đi qua, không ở lại.
Chim buồn đang hót giữa lùm cây.
Khách thơ trằn trọc đêm không ngủ.
Nỗi nhớ bạn hiền chẳng phút khuây.
Một tấm lòng trung, lo việc nghĩa,
Cam đoan xin có ngọn đèn này.

Thơ đề nơi ở

Âm dương, trời đất thật hài hòa.
Bốn mùa nẩy lộc, lại đâm hoa.
Vườn nhỏ đêm thanh, trăng chiếu chếch.
Then cửa không cài, đón gió xa.
Hứng lên, bày rượu mời tân khách,
Hoặc sai con trẻ kíp pha trà.
Muốn đứng hay nằm, tùy ý thích.
Ríu rít chim oanh hót trước nhà.

Thăm chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây

Bên hồ chùa nhỏ, nước xanh trong.
Cổ thụ, dây leo, đá xếp chồng.
Nơi trước vua Trần ngồi ngắm cá,
Bây giờ còn lại bãi đất không.
Như gương, mặt hồ sau mưa tạnh
Mười dặm hoa sen tỏa hương nồng.
Không phải quy y và đốn ngộ,  1)
Đến đây cốt để thảnh thơi lòng.

(1) Danh tõ nhµ PhËt: "Quy y" - ®i tu, nư¬ng nhê cöa PhËt. "§èn ngé" - xo¸ bá mäi tµ y, ®Ó gi¸c ngé ch©n lý ®¹o PhËt.

Rét đầu xuân

Đầu xuân rét đậm, trời đầy sương.
Mưa bụi lây rây thấm ướt đường.
Việc công chưa đến, cài then cửa.
Việc tư không vội, ngủ trên giường.
Tỉnh dậy khêu đèn xem sách cổ.
Trước bụi trúc già thắp nén hương.
Cây tùng ngoài ngõ luôn xanh tốt,
Gió mưa, giá rét vẫn xem thường.

Ngủ dậy, ngẫu nhiên thành thơ

Mùa đông tùng bách vẫn tươi xanh.
Mùa xuân đào nở, đỏ trên cành.
Chuyện "Mộng kê vàng" ai cũng biết.
Đừng than đầu bạc, việc chưa thành.
Ở đời không lẽ không gì trọng?
Thánh hiền vô cớ chẳng thành danh.
Tỉnh dậy, ngoài sân vừa đứng bóng.
Tựa ghế một mình, nghĩ quẩn quanh.

Mừng trời mưa

Mưa lớn suốt sáng nay,
Xua cái hạn lâu ngày.
Sách và đàn ẩm ướt.
Sân vắng chim chóc bay.
Hoa sen hương thơm ngát.
Lá chuối ướt lung lay.
Chắc ngoài đồng ruộng mạ,
Đang lớn nhanh từng giây.

Đêm đông

Gió rên rỉ ngoài đường.
Tiếng dế kêu thê lương.
Không ngủ, đèn le lói.
Lá rụng, thấm đầy sương.
Với tay lấy sách đọc.
Đốt thêm trầm lò hương.
Thời vận vốn là vậy,
Việc gì phải vấn vương.

Đêm cuối năm, thức chờ giao thừa

Kinh kỳ trời ấm dần.
Một mình trong phòng văn
Nhìn chấm sao mờ nhạt,
Chờ năm mới đến gần.
Đọc lại thơ đã viết.
Uống rượu, đếm thời gian.
Chợt trong cung pháo nổ -
Mọi nhà bước vào xuân.

Ngóng mưa

Gió lặng, trăng rất sáng.
Trời không mây, xanh trong.
Nghĩa là vẫn còn hạn.
Quang cảnh thật đau lòng.
Thương những người khốn khổ.
Thẹn mình, đành ngồi không.
Mong trời cho mưa xuống
Để cứu giúp nhà nông.

Thơ tức sự: từ tháng Tư đến tháng Sáu hiếm mưa

Năm ngoái mưa to, nước ngập đồng.
Năm nay hạn lớn, đất khô cong.
Nhà nhà đều đói, khoai trừ bữa.
Cỏ cây khô cháy, nắng oi nồng.
Quang gánh, cày bừa đều tạm gác,
Mọi người túm tụm ngước mắt trông,
Thấy lính thu tô liền bỏ chạy.
Trăm bề cơ cực, khổ nhà nông.

Mừng thấy mưa

Gió từ khe núi thổi qua sông.
Mây kéo ùn ùn, báo sắp dông.
Cuối cùng hết hạn, mưa đang đến,
Mang lại xanh tươi cho ruộng đồng.
Giật mình tỉnh dậy nơi đất khách.
Uống cạn mừng mưa chén rượu nồng.
Như vậy không còn lo hạn nữa.
Ầm ầm sấm chớp phía đằng đông.

Ngồi trong đêm, diễn tả nỗi lòng

Một mình, đèn le lói.
Trăng khi tỏ, khi mờ.
Chợt bên sông tiếng mõ
Làm quạ kêu vu vơ.
Dịch, Đồ không ai hỏi, 1)
Không ngủ, nằm đọc thơ.
Từ khi về ở ẩn,
Yếu, bệnh đến bây giờ.

(1) Tøc Kinh DÞch vµ Hµ §å, hai t¸c phÈm thư¬êng ®¬ưîc dïng ®Ó bãi to¸n.

Đi theo hướng tây, đường tắc nghẽn, quay lại
chuyển sang hướng bắc Kinh thành về thăm cha mẹ

Khắp nơi giặc dã, phải đi vòng.
Lặng lẽ bước đi, lệ chảy dòng.
Ven hồ gió thổi, lau xào xạc.
Chập chờn nắng lạnh giữa dòng sông.
Báo đền nợ nước, sầu muôn thuở.
Sống nhờ kẻ khác, kiếp long đong.
Nghĩ thương cha mẹ thân côi cút,
Con vắng, hàng ngày tựa cửa trông.

Cảm hoài nơi quán trọ

Xóm buồn, quán trọ ít người qua.
Vườn vắng, ve kêu dưới nắng tà.
Chém giết lẫn nhau đâu cũng thấy.
Đất rộng sông dài, cảnh xót xa.
Vài cánh quạ bay như nét chấm.
Mục đồng đầu ngõ hát ê a.
Từ quan hay ở, đều không ổn,
Việc nước đan xen với việc nhà.

Nỗi lòng lúc tản bộ dưới trăng đêm thu

Chập chờn Thái Miếu quạ bay quanh.
Trăng non soi sáng nửa kinh thành.
Hồ sen nước ánh như đai bạc.
Bên chùa sương ướt khóm tre xanh.
Ngước nhìn quê cũ, mây che khuất.
Buồn bã sau lầu tiếng trống canh.
Giá nước sông Ngân ai lấy được,
Rửa sạch cho đời máu chiến tranh.

Cảm hứng ngày xuân ở làng bên sông

Về đây chạy loạn lúc can qua.
Đi dạo đầu xuân, ngắm cỏ hoa.
Một mình, vườn rộng nghe chim hót.
Ao sâu cá quẫy, liễu la đà.
Thuận chân, có lúc thăm hàng xóm,
Khi nhàn, thỉnh thoảng tới chùa xa.
Lo cúc ở quê không nở được.
Cứ hễ mùa xuân lại nhớ nhà.

Thu buồn

Chẳng thiết quan tâm đến tiết trời.
Cay đắng tha phương ở xứ người.
Ngong ngóng về quê, toàn mây trắng.
Bè bạn ít dần, người một nơi.
Tuổi già đau ốm còn phiêu bạt.
Vì chút hư danh hại cả đời.
Bài phú "Tiếng thu" không viết nổi.
Gió lùa chăn lạnh, lá vàng rơi.

Đầu xuân

Chuyện đời tâm sự, biết ai nghe?
Nước mất, nhà tan, bệnh nặng nề.
Nhưng lúc này đây xuân đang đến.
Đầy rừng hoa nở, nước đầy khe.
Cảnh đẹp nghìn thơ không nói hết.
Đời đau, một rượu đã say nhè.
Trong suối, hoa đào đâu cũng có.
Ngư ông chẳng phải kiếm đường về. 1)

(1) Trong bµi "§µo hoa nguyªn ký", §µo TiÒm kÓ chuyÖn mét ngưêi ®¸nh c¸ ngưîc dßng suèi l¹c vµo mét chèn toµn hoa ®µo, phong c¶nh ®Ñp, ngưêi d©n sung sưíng thanh b×nh vµ ®ãn tiÕp «ng ta rÊt nång hËu. Sau khi ra vÒ, ngư¬êi ®¸nh c¸ nhiÒu lÇn muèn quay l¹i, nhưng kh«ng t×m thÊy ®ưêng vµo.

Một môn sinh trẻ tuổi
xin thơ xuân, viết bài này để đáp lời

Việc học nên lo, đừng biếng lười.
Người xưa đã dạy, chớ buông lơi.
Tuổi trẻ qua đi, không níu lại.
Học sách, học thầy chẳng phút ngơi.
Công danh, tiền bạc đều bèo bọt.
Chữ trung, chữ hiếu nghĩa muôn đời.
Các thánh xưa nay thường vẫn dạy:
Phải lo lập nghiệp để thành người.

Đêm tàn, nghe mưa

Mưa thu, chợt hứng, lại ngâm nga.
Sai con xem kỹ cửa trong nhà.
Sợ bệnh, đành thôi không uống rượu.
Lo ăn, tính chuyện ruộng và gà.
Dồn dập mưa rơi trên tầu lá.
Tiếng chày giã gạo phía xa xa.
Nhà bên đã dậy, đèn le lói.
Đâu đây văng vẳng tiếng tù và.

Cảm hứng trước cảnh đồng nội

Phòng vắng, trong lòng chẳng thảnh thơi.
Dép cỏ ra ngoài dạo chút chơi.
Giữa đồng điếm nhỏ, cầu qua suối.
Lô xô dãy núi phía chân trời.
Thăm chùa đúng lúc sư cầu nguyện.
Bên ao ai nói: Cá hay người? 1)
Lũ trẻ học xong đang đùa nghịch,
Chỉ trỏ trời mây, nói lại cười.

(1) Theo s¸ch Trang Tö: Trang Tö cïng HuÖ Tö ®i ch¬i trªn cÇu s«ng Hµo, thÊy c¸ dưíi s«ng, bÌn nãi: "C¸ b¬i léi tung t¨ng thÕ kia ch¾c thÝch l¾m". HuÖ Tö vÆn l¹i: "Ngµi ®©u ph¶i lµ c¸, lµm sao biÕt ®ưîc niÒm vui cña c¸?"

Trên đường về kinh, nhớ cảnh cũ người xưa

Nước chảy, mây trôi vẫn thế mà.
Chuyện mười năm trước chẳng nguôi ngoa.
Đường cũ thấy bia: "Mời xuống ngựa!"
Cây xưa ve đậu, hát ngân nga.
Tường cung quốc mẫu đầy rêu phủ.
Phủ đệ vương quan bóng xế tà.
Dân thôn chẳng hiểu suy hay thịnh,
Hội hè phô diễn cái phồn hoa.

Đi dạo trên đường nhỏ xuyên qua cánh đồng

Buổi sáng trời khô, dạo giữa đồng.
Mờ mờ một dãy núi liền sông.
Dân xóm chào thầy, dù chẳng dạy.
Ngoài đường trò cũ gặp rất đông.
Quạ kêu, sực nhớ quên đem rượu.
Dải mũ, chân trần rửa nước trong. 1)
Bất chợt hứng thơ, chưa thành ý,
Đã thấy vi vu sáo mục đồng.

(1) S¸ch M¹nh Tö cã c©u: "Nưíc Thanh Lang trong cã thÓ giÆt d¶i mò cña ta. Nưíc s«ng Thanh Lang ®ôc, cã thÓ röa ch©n ta", ý nãi tùy thêi c¬ mµ hµnh ®éng, øng xö.

Đề thơ ở ngôi chùa ngoài đồng

Không hề biết Tây Trúc,
Người nước Nam thuần phong.
Muốn nương nhờ cửa Phật,
Để bày tỏ nỗi lòng.
Nhưng lòng không giải được.
Hư tịch có mà không.
Đành ngồi dưới gốc nhãn,
Nghe chim hót ngoài đồng.

Núi Vệ Linh 1)

Ngựa sắt Thiên Vương đã hóa rồng.
Núi thành tôn miếu đứng trên không.
Một ngôi chùa nhỏ kề bên cạnh.
Điệp trùng xanh biếc một rừng thông.
Trong núi dân làng chơi với hổ.
Hái sen, thôn nữ nghịch ngoài đồng.
Trong chùa nhộn nhịp người dâng lễ.
Bên ngoài, nắng chếch nửa dòng sông.

(1) Thuéc huyÖn Sãc S¬n ngµy nay, tư¬ng truyÒn lµ ngän nói n¬i Th¸nh Giãng bay lªn trêi sau khi ®¸nh th¾ng giÆc ¢n.

Cùng bọn trò nhỏ đi thăm chùa Phúc Khánh

Chùa cổ một mình, gạch bám rêu.
Tán lá như đan sợi nắng chiều.
Với dăm trò nhỏ cùng đi dạo.
Tiếng lá thông reo tựa tiếng triều.
Gian khó đường đời, không ngựa tốt.
Hy vọng thiền tâm, ngộ đạo nhiều.
Cực lạc nơi nào chưa biết rõ,
Chỉ biết lòng buồn nghe cuốc kêu.

Hạn hán lâu ngày

Đồng khô nứt nẻ, hạn lâu ngày.
Đêm qua gió lạnh thổi về đây.
Loạn lạc càng làm dân đói khổ.
Ích gì gọi gió với cầu mây.
Dẫu muộn, vẫn còn mong được cấy.
Ruộng đồng vất vả, việc luôn tay.
Chống gậy, ngước lên nhìn chợt thấy
Ùn ùn mây xám phía trời tây.

Vịnh cảnh chiều thu ở ngoại thành

Đồng ruộng mênh mông, ráng mỡ gà.
Trời thu xanh thẳm, núi xa xa.
Khói phủ hàng cây như đốn ngọn.
Nửa núi vàng ươm ánh nắng tà.
Phiêu bạt nhiều năm nơi đất khách.
Nước mất làm sao giữ được nhà.
Nếu có tử chi may hái được,
Thương Nhan thử hỏi kiếm đâu ra.


PHẠM CÔNG TRỨ

Tác giả: Sinh năm 1600, mất 1675, người xã Liêu Xuyên, huyện Đường Hào, nay thuộc huyện Mỹ Vân, tỉnh Hải Dương. Đậu tiến sĩ năm 27 tuổi, được bổ làm quan tham tán trấn Sơn Nam, rồi thăng dần lên chức Tể Tướng cai quản sáu bộ. Ông là người sâu sắc, trầm tính, giản dị, có tài chính sự, uyên bác văn sử địa. Tác phẩm có "Đại Việt sử ký bản kỳ tục biên", nhiều văn bia. Hiện còn 17 bài thơ trong tập 'Toàn Việt thi lục".

Nhớ Chương Dương xưa 1)

Cờ bay phấp phới, nước bao la.
Từ thuyền, mở cửa hé nhìn ra.
Cồn bãi 2) còn đây, nghìn năm trước.
Lẫy lừng chiến trận hóa bài ca.
Cảm khách, lên người cây hắt bóng.
Đền 3) đứng trầm ngâm giữa nắng tà.
Chuyến này nhất quyết trừ gian tặc,
Thu lại Ô Châu, giúp nước nhà.

(1) Bµi nµy viÕt khi t¸c gi¶ hé gi¸ Chóa TrÞnh vµo ThuËn Hãa (¤ Ch©u), ®¸nh NguyÔn Phóc Lan. Chư¬ng Dư¬ng lµ bÕn ®ß cæ ë h÷u ng¹n s«ng Hång (nay thuéc huyÖn Thưêng TÝn, Hµ T©y)
(2) Tøc lµ bãi Tù Nhiªn næi gi÷a s«ng n¬i qu©n ViÖt ®ã chiÕn th¾ng qu©n Nam H¸n vµ qu©n Nguyªn.
(3) §Òn thê Chö §ång Tö vµ Tiªn Dung ë b•i Tù Nhiªn.


NGUYỄN DANH NHO

Tác giả: Sinh năm 1638, mất 1699, hiệu Sần Hiên, người xã Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng, nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Năm 33 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, đời Lê Huyền Tông. Từng được cử đi sứ Trung Quốc, làm quan đến chức Bồi tụng hữu thị lang, tước Nam. Tác phẩm hiện còn 12 bài chép trong "Toàn Việt thi lục".

Cảm tác cuối xuân

Ba tháng mùa xuân, tháng thứ ba
Thời tiết ấm hơn, hợp tuổi già.
Mưa tạnh, núi rừng khoe sắc đẹp.
Sông không gợn sóng, nước hiền hòa.
Buổi trưa tựa cửa nghe chim hót.
Chiều xế ra vườn nhặt xác hoa.
Không cần tranh luận, không thương tiếc.
Đời là sống gửi, cứ cho qua.

Lầu Hoàng Hạc

Hoàng Hạc lầu xưa ai đã xây?
Như nơi tiên giới, vượt tầng mây,
Soi bóng xuống sông, kình, sấu sợ,
Chim trời thường đến nghỉ nơi đây.
Đình Táo 1) có vần thơ Bạch Tuyết, 2)
La Phù 3) hương khói lẫn hương cây.
Người xưa cưỡi hạc về đâu nhỉ, 4)
Để khách trầm ngâm đứng chốn này?

(1) C¹nh lÇu Hoµng H¹c cã c©y t¸o, bªn c¹nh lµ ng«i ®×nh, gäi lµ §×nh T¸o.
(2) Tªn mét khóc h¸t ®êi xưa rÊt hay. Nh÷ng bµi th¬ hay thưêng ®ưîc vÝ như B¹ch TuyÕt.
(3) Tªn dãy nói ®Ñp ë Qu¶ng §«ng, tư¬ng truyÒn C¸t Hång nhµ §«ng TÊn tu luyÖn ®¾c ®¹o ë ®©y, ý ca ngîi lÇu Hoµng H¹c ®Ñp như c¶nh tiªn.
(4) PhÝ V¨n Phi häc ®ưîc phÐp tiªn, c¬ưìi h¹c vµng ®Õn ®Ëu ë Vò Xư¬ng. N¬i «ng dõng ch¬i sau nµy ®ưîc x©y lÇu Hoµng H¹c ®Ó kû niÖm.


NGUYỄN CÔNG HÃNG

Tác giả: Sinh năm 1679, mất 1732, hiệu Tĩnh Trai, người Đông Ngàn, nay là huyện Tiên Sơn, Hà Bắc, đỗ tiến sĩ năm 1700, làm quan đến Bình bộ Hữu thị lang. Bài thơ này viết khi ông đi sứ Trung Quốc năm 1718; Sau bị gièm pha, giáng chức, và tự tử. Tác phẩm: "Tinh sà thi tập".

Buổi sớm lên đường ở
Hồ Nam, làm thơ trình Hổ Trai

Xanh mờ khói sớm sóng Trường Sa.
Nét mày cô gái - núi xa xa.
Đông về cỏ úa, trời se lạnh.
Lưu luyến mùa thu vệt nắng tà.

Đi thuyền trên sông, làm thơ tức sự

Mái chèo khua nhẹ, nước xanh trong.
Con thuyền gặp gió, lướt trên sông.
Lộp bộp mưa rơi, trưa khó ngủ.
Chiều tối chim bay giữa ráng hồng.
Khúc hát chèo đò rung tán lá.
Chim rừng hót vọng chín tầng không.
Vời vợi nhớ quê, nhìn chẳng thấy,
Chỉ thấy mây bay, trắng bập bồng.

Qua đình Ấu Sơn ở trạm Bình Lạc

Xanh biếc dòng sông chảy lững lờ.
Ấu Sơn, đình cổ cảnh nên thơ.
Trăng treo trước cửa như gương ngọc.
Mây cuốn kề thềm tựa núi tơ.
Mưa nhiều, rêu mọc xanh trên đá.
Trời quang, cò trắng lượn đôi bờ.
Chùa nhỏ, bên sông chuông điểm tiếng.
Nắng tắt, hoàng hôn, cửa khép hờ.

Đề miếu thờ quan Phu Tử 1)

Thiên hạ chia ba, lại chiến tranh.
Phò Hán lập công, chẳng tiếc mình.
Mang đao dự hội, quân Ngô sợ.
Một ngựa mở đường, tướng Ngụy kinh.
Đất trời thấu hiểu lòng nhân nghĩa.
Trăng rằm soi rọi miếu anh linh.
Hứa Xương vĩ đại thành tro bụi, 2)
Chẳng bằng tiếng tốt được lưu danh.

(1) Tøc Quan V©n Trư¬êng, tưíng tµi cña Lư¬u BÞ.
(2) Kinh ®« nưíc Nguþ cña Tµo Th¸o vµ Tµo Phi.

Đến Hàm Đan 1), nhớ chuyện xưa

Kinh đô nước Triệu, cỏ lòa xòa.
Gà rừng ngủ sớm, gáy xa xa.
Lâu đài đổ nát, trơ khe suối.
Cam Trùng ảm đạm bãi tha ma.
Cái chuyện kê vàng 2) là chuyện nhảm.
Núi nào khí đỏ tự bốc ra?
Nhàn rỗi, khách ngồi bàn chuyện cũ.
Gờn gợn trong lòng nỗi xót xa.

(1) Tªn kinh ®« nưíc TriÖu ngµy xưa, nay thuéc tØnh Hµ B¾c, Trung Quèc.
(2) Lư Sinh lµ mét häc trß nghÌo ë Hµm §an, mét h«m, ®ang lóc lang thang ®ãi mÖt, ®ưîc mét ®¹o sÜ cho mưîn c¸i gèi, Lư n»m ngñ m¬ thÊy minh vinh hiÓn, rÊt mõng. Khi tØnh dËy míi biÕt lµ méng, nåi kª chµng nÊu trưíc lóc thiÕp ®i vÉn chưa chÝn.


VŨ THANH

Tác giả: Sinh năm 1663, năm mất không rõ, tự Phác Phủ, người làng Đan Luân, huyện Đường An, nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Năm 23 tuổi đỗ Đình nguyên Thám hoa (năm 1685), đời Lê Hy Tông, làm quan đến chức Hồng Lô tự khanh, Thiêm đô ngự sử, Bồi tụng, từng bị thất sủng rồi lại được khôi phục. Tác phẩm có "Hào Nam văn tập" và một số văn bia. "Toàn Việt thi lục" có vài chục bài của ông.

Lại thêm một bài thơ đề

Ham muốn mọi người đều giống nhau.
Hiếu trung phải nhớ đặt hàng đầu.
Ngũ giác 1) sinh ra ai cũng có.
Hơn người ở chỗ luyện dài lâu.
Phải liệu sức mình mà ứng xử.
Đừng cố trèo cao, khéo ngã đau.
Mo cơm, bầu nước - thầy thiên hạ, 2)
Cứ đâu nhất thiết phải sang giàu.

(1) Tøc n¨m gi¸c quan - tai, m¾t, mòi, miÖng, lư¬ìi.
(2) Nhan Håi lµ häc trß cña Khæng Tö, nhµ nghÌo, sèng thanh ®¹m, chØ cã mo c¬m, bÇu nư¬íc qua ngµy mµ thµnh tµi, ®¸ng lµm thÇy cho thiªn h¹.

Nghĩ chuyện về vườn, ngẫu nhiên thành thơ

Lênh đênh chiếc lá giữa trùng khơi.
Chán cái hư danh của sự đời.
Vui buồn tan hợp đều qua hết.
Đắng cay, mặn nhạt thấu tình người.
Trăm miệng đòi ăn, công việc nặng.
Một mình vất vả chẳng ngày ngơi.
Không có Tô Môn như thuở trước.
Mong được về vườn sống thảnh thơi.

Tự răn mình

Răn mình: cám dỗ chẳng lung lay.
Không để hai rìu 1) chém một cây.
Không khuyên kẻ khác dùng sức mạnh.
Quý điều nhân đức, trọng người ngay.
Dại khôn, quên nhớ - do ta hết.
Đúng sai tự biết, chẳng ai bày.
Lý dục 2) thế nào, phân biệt rõ.
Thư thản bình yên với tháng ngày.

(1) Rư¬îu chÌ vµ n÷ s¾c lµm hao søc khe, như hai lưìi r×u cïng chÐm vµo mét th©n c©y.
(2) Lý - lý lÏ, quy luËt, lµ c¸i cÇn theo. Dôc - ham muèn, sù quyÕn rò. Ngưêi s¸ng suèt ph¶i lu«n ghi nhí ®iÒu Êy.


NGUYỄN DANH DỰ

Tác giả: Sinh năm 1627, mất năm nào không rõ, hiệu Chất Trai, người xã Dương Liễu, huyện Đan Phượng, nay thuộc huyện Hoài Đức, Hà tây. Ông đỗ  Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm 1685, từng được cử đi sứ Trung Quốc, làm quan đến chức Bồi tụng, Công bộ hữu thị lang, tước tử. Tác phẩm: chỉ lưu được một số bài thơ.

Đêm mồng bảy tháng Bảy, trên sông Tương 1)

Đầu thu, tháng Bảy, thuyền trên sông.
Lăn tăn sóng gợn, nước rất trong.
Khách sứ nhìn trăng trong chén rượu.
Trăng bơi dưới nước, nước xuôi dòng.
Cúi xuống nhìn đào Kim Mẫu 2) tặng.
Ngước lên thấy rõ cỗ xe rồng.
Nhìn lâu thấy cả cầu Ô Thước. 3)
Không biết lời truyền có đúng không.

(1) Một con sông đẹp có nhiều huyền thoại ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
(2) Tức Tây Vương Mẫu, theo truyền thuyết, đã giáng ban cho Hán Vũ Đế ba quả đào tiên trong một bữa tiệc.
(3) Theo truyền thuyết, ngày 7 tháng 7 chim Ô Thước bay lên trời làm cầu qua sông Ngân Hà để Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Ngày tết đoan ngọ 1) ở công quán Hán Dương

Quanh năm suốt tháng ở trên đường.
Gặp ngày nắng đẹp, tiết Đoan Dương.
Có đức, nên tay không buộc chỉ. (2)
Thành tâm, uống rượu cũng bình thường.
Trước cửa bóng hòe xua cái nóng,
Dưới đầm sen nở thoảng mùi hương.
Tình cảm xốn xang sao khó tả.
Đêm nằm quanh quẩn nhớ quê hương.

(1) Tết mồng năm tháng Năm.
(2) Tức Đoan Ngọ. Vào ngày này người xa có tục buộc chỉ ngủ sắc vào cổ tay để xua tà khí.


NGUYỄN ĐÌNH HOÀN

Tác giả: Sinh 1661, mất năm nào không rõ, người xã Bái Ân, huyện Quảng Đức, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Ông đõ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân năm 1688, làm quan tới chức Binh bộ hữu thị lang, tước Ân Hải hầu. Hiện còn tám bài thơ trong "Toàn Việt thi lục".

Ở doanh trại ngắm trăng nhớ bạn
            Bài hai

Mây Sở, cây Tần thật cách xa.
Đêm dài, áo giáp đẫm sương sa.
Giếng Việt nước trong xua cái nóng.
Cây Nam che lạnh lúc xa nhà.
Đơn độc trên cây, cò trắng đậu.
Sợ vương vào lưới, cá quay ra.
Mong sớm có ngày không bóng giặc,
Cất hết đao gươm, hưởng thái hòa.

Ở doanh trại, ngắm trăng nhớ bạn
            Bài sáu

Vất vả nghề binh, quá ngũ tuần.
Xa nhà, biên ải đón mùa xuân.
Buổi sáng trong rừng nghe vượn hót.
Xế chiều chim nhạn lượn ngoài sân.
Chữ trung, chữ hiếu lòng son sắt.
Mái tóc vì sương đã bạc dần.
Ngồi ngắm trường thành mà những muốn
Được về lần nữa với người thân.


NGUYỄN MẬU ÁNG

Tác giả: Sinh năm 1668, mất năm nào không rõ, tên thật là Nguyễn Mậu Thịnh, hiệu Di Trai, người làng Kim Sơn, huyện Gia Lâm, nay thuộc Hà Nội. Đỗ tiến sĩ khoa Tân Mùi, năm 1691, làm quan tới chức Phó đô ngự sử, tước Nam, từng đi sứ triều Thanh năm 1715. Tác phẩm còn 50 bài trong "Toàn Việt thi lục".

Lên đình Âu Sơn ở Bình Lạc

Ngôi đình trên núi, núi xanh xanh.
Cảnh sắc nên thơ, thật hữu tình.
Trời cho tảng đá làm nền móng.
Đất mọc cây to, thế cột đình.
Đón gió, mời trăng qua tám cửa,
Bao trùm cảnh vật bốn xung quanh.
Như thể đề thơ chưa đủ hứng,
Chuông chiều khẽ điểm, nắng lung linh.

Qua hồ Động Đình

Động Đình, tháng Bảy, rộng bao la.
Trời quang mây tạnh, sóng hiền hòa.
Như đàn bướmđẹp, buồm căng gió.
Ánh đèn lấp lánh tựa sao sa.
Một vệt cây xanh liền với nước.
Mờ mờ dãy núi phía trời xa.
Hoàng hôn, sóng lạnh đùa trên cát.
Gờn gợn bâng khuâng nỗi nhớ nhà.


ĐINH NHO HOÀN

Tác giả: Sinh năm 1670, mất 1715, hiệu Mạc Trai, người làng Yên Âp, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Đậu Hoàng Giáp năm 1700, từng giữ chức Đốc trấn Cao Bằng rồi Lại bộ hữu thị lang. Năm 1715 được cử làm phó sứ sang Trung Quốc, mất dọc đường.

Buổi tối, đậu thuyền ở
bãi Tương Tư 1) cảm hứng đề thơ

Bãi vắng Tương Tư đã nhạt tình.
Đời ta cũng vậy, kiếp lênh đênh.
Thương khách, lo tìm chùa nghỉ trọ.
Nhớ cảnh thuyền câu sóng bập bềnh.
Nhạn trắng không mang tin cố quốc.
Mờ mờ rặng liễu giống rồng xanh.
Trên núi Tiên Sơn mây đã phủ.
Chạnh lòng bỗng nhớ mái nhà tranh.

(1) Tªn mét khóc s«ng ë huyÖn Quèc B×nh, tØnh Qu¶ng T©y, Trung Quèc.

Qua hang Bán Tiên

Bán Tiên, hang động ở Hoành Châu.
Trời sinh, đất đẻ, vốn do đâu?
Mây phủ mái chùa, chùa khuất núi.
Nước reo bên đá, đá che lầu.
Sư quét hoa rơi trên lối nhỏ.
Tiều phu bó củi đội trên đầu.
Sợ thú giật mình, không dám bước,
Đành ngồi một chỗ, ngắm hồi lâu.

Trên đường đi sứ, tạm dừng ở Ngô Châu 1)

Thuyền sứ đi ngang, ghé đất này.
Tuyệt vời phong cảnh núi liền mây.
Nắng sớm tơ vàng giăng bến nước.
Trời chiều ráng đỏ phủ hàng cây.
Xe đón người tiên không thấy nữa,
Nhưng nơi tắm ngựa vẫn còn đây.
Chỉ tiếc, tám nơi phong cảnh đẹp 2)
Mà khách ghé qua chửa trọn ngày.

(1) Mét n¬i nhiÒu c¶nh ®Ñp ë Qu¶ng T©y, Trung Quèc.
(2) §©y chØ t¸m danh th¾ng ë Ng« Ch©u, như¬ Ao tiªn, G¸c ®ãn tiªn...

Họa thơ Trần Tố An 1) khi chơi thuyền
xuân trên sông Quế Giang, Ngô thành

Mênh mang nước hồ rộng.
Khua chèo, nhẹ lướt lên.
Sóng hoa đào lả lướt
Vỗ nhẹ vào mạn thuyền.
Sáng thuyền rời bến tía.
Chiều cập chốn thần tiên.
Cũng nhờ được đi sứ,
Biết cảnh đẹp nhiều miền.

(1) Tªn mét viªn quan Trung Quèc.

Lên lầu Hoàng Hạc, ngắm cây ở Hán Dương

Danh thắng nơi này, đất Hán Dương,
Bao đời nguồn hứng của văn chương.
Gió trăng mời rượu, say tình khách.
Khói mờ, lòng chạnh, nhớ quê hương.
Dưới bến cột buồm tua tủa mọc.
Ven sông cây đứng tựa bức tường.
Muốn làm hảo hán nơi sông nước,
Thẹn lòng cõi tục vẫn còn vương.


NGUYỄN CÔNG CƠ

Tác giả: Sinh năm 1676, mất 1733, hiệu Nghĩa Trai, người làng Minh Quả, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đỗ đồng tiến sĩ năm 1697, từng giữ chức Hữu thị lang bộ Công, rồi bộ Hộ. Năm 1715 được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, sau về được thăng binh bộ thượng thư, kiêm Tham tụng Đông các Đại học sĩ. Tác phẩm: có chín bài trong "Toàn Việt thi lục".

Tức cảnh Hưng Yên 1)

Sông Ly 2) nước lớn, cuốn đưa thuyền,
Cuối cùng cập bến đất Hưng Yên.
Trong đầm nước lặng, trăng soi bóng.
Ngoài thành mây trắng, cảnh bình yên.
Đâu giếng họ Liêu 3) nguồn nước đổ,
Đâu hòn đá dựng bởi tay tiên? 4)
Hay những chuyện này dân sở tại
Lâu ngày thêu dệt mãi mà nên?

(1) Tªn mét huyÖn ë QuÕ L©m, Qu¶ng T©y, Trung Quèc.
(2) Tªn con s«ng ë QuÕ L©m. Theo ®ưêng thñy thuyÒn cña sø thÇn ViÖt Nam qua s«ng Ly ®Õn Hư¬ng yªn.
(3) Theo truyÒn thuyÕt, nhµ hä Liªu cã c¸i giÕng, nưíc lóc nµo còng ®á. Uèng nưíc Êy, bao ®êi nay ngưêi nhµ hä Liªu thưêng sèng rÊt l©u.
(4) Tôc truyÒn mét ®ªm giã to cã t¶ng ®¸ rÊt lín kh«ng hiÓu tõ ®©u ®ưîc giã mang ®Õn, vµ ngư¬êi ta dùng chïa trªn ®ã ®Ó thê cóng.


NGUYỄN TÔNG QUAI

Tác giả: Sinh 1693, mất 1767, hiệu Thư Hiên, người làng Sâm, xã Phúc Khê, nay thuộc huyện Hưng Hóa, tỉnh Thái Bình. Sớm thông minh, đỗ Hội nguyên tiến sĩ năm 1721, làm quan tới chức Lục bộ thượng thư, hai lần làm chánh sứ sang Trung Quốc. Cuối đời bị dèm pha, bỏ về làng dạy học. Ông là nhà thơ có tài và nghĩa khí, viết cả thơ Nôm lẫn thơ Hán. Tác phẩm có "Sứ trình tân truyện", "Ngũ luận tự" (chữ Nôm) và "Sứ hoa tùng vịnh" bằng chữ Hán rất được người đương thời ưa chuộng.

Nhớ cảnh phố Thanh Sơn

Heo hút đường xa, nắng xế dần.
Cảnh tình xui sứ tạm dừng chân.
Phố phường đông đúc, nhà san sát.
Núi rừng xanh biếc, cảnh quen thân.
Khói trắng lơ thơ lồng khóm liễu.
Chập chờn chim én lượn ngoài sân.
Có chú mục đồng đang thổi sáo,
Ngồi ngược lưng trâu, dáng bất cần.

Cảm hứng trên đường đi

Tháng Mười gió nhẹ, trời không mây.
Rạng sáng lên đường, cờ sứ bay.
Hai bên lúa chín, hương thơm ngát.
Bạt ngàn xanh biếc một màu cây.
Xa xa Vân Lĩnh 1) in hình núi.
Lấp lánh sông Hương 2) dưới nắng ngày.
Những muốn dừng chân nhìn cảnh đẹp,
Tiếc rằng việc gấp, phải đi ngay.

 (1) Tøc nói V©n Cèc.
(2) Tøc s«ng Thư¬ng.

Địa thế Lạng Sơn

Sông sâu trùng điệp, núi liền mây.
Như Tiểu Tần xưa dải đất này.
Cờ sứ giương cao, rừng dát nắng.
Thác gầm, rung động cả hàng cây.
Là cửa bao đời lên phía bắc,
Là thành bảo vệ nước lâu nay.
Vâng mệnh nhà vua, xe các sứ
Ba năm một lần đi qua đây.

Buổi chiều, qua cửa ải Nam Quan

Biên giới nước mình đã vượt qua.
Đất người, gió thổi lạnh cờ hoa.
Rừng núi nước Nam gần gang tấc.
Đường lên Bắc Hán mịt mờ xa.
Núi biếc in màu lên áo khách.
Lòng sứ bâng khuâng giữa nắng tà.
Chợt nghe tiếng sáo từ đâu lại,
Dây đàn thi hứng khẽ ngân nga.

Tới ghềnh Thái Thạch 1), nhớ Thanh Liên 2)

Nước biếc, non xanh một lá thuyền.
Thả hồn bay bổng, uống triền miên,
Cạn cả sông trăng cùng sóng vỗ.
Ngâm vịnh thâu canh với bạn hiền.
Phi ngựa thoát trần, từ biệt khách,
Cưỡi cá lên trời, bạn với tiên.
Tôn kính hương hồn trong miếu cổ, 3)
Khói biếc mây trời chợt đứng yên.

(1) Ghềnh Thái Thạch ở khúc sông Trường Giang, thuộc huyện Dương Bồ, Giang Nam.
(2) Biệt hiệu của Lý Bạch. Tục truyền Lý Bạch đi thuyền chơi sông ở đây, uống rợu say, ngâm thơ, rồi nhảy xuống sông ôm trăng mà chết. Nay còn đền "Bắt trăng" trên núi cạnh đấy. Lại có thuyết nói lúc Lý Bạch đang say có con cá kình nổi lên..Lý Bạch cưỡi cá bay lên trời.
(3) Tức đền "Bắt trăng".

Ngắm cảnh chiều trên sông Tiêu Dương

Cuối xuân, sông nước ngập nắng vàng.
Khói tỏa xanh xanh phía cuối làng.
Có lẽ sắp mưa, mây phủ núi.
Hình như đổi gió, đò xoay ngang.
Cây cao bao bọc đền Hoài Tố. 1)
Trời thấp mù che điện Vũ Hoàng. 2)
Tiếng sáo làng chài ai chợt thổi,
Khiến lòng, như nước, bỗng mênh mang.

 (1) Tên một vị tướng đời Đường, có đền bên sông Tiêu Tương.
(2) Cung Vũ Hoàng, nơi ở của vua Vũ.

Chiều tối, đỗ thuyền ở thôn ven sông

Mặt trời xuống thấp, phía xa xa
Xóm nhỏ khói vương giữa nắng tà.
Đường núi ngựa đi, hằn tuyết ẩm.
Lững thững trâu về, bước nhẩn nha.
Cờ xí rợp đường, xe cuốn bụi.
Chật bến thuyền bè luôn lại qua.
Như hiểu nổi lòng người khách sứ,
Bên sông lanh lảnh một tiếng gà.

Ngắm cảnh chiều ở Trường Sa

Một nửa vầng trăng nhuộm ráng hồng.
Từ thuyền ngồi ngắm cảnh non sông.
Chân núi Hoành Sơn ươn ướt nắng.
Sông Tương biêng biếc vẫn xuôi dòng.
Hồ Bắc thuyền câu vương khói nhạt.
Trời Nam khách sứ ngoái về trông.
Trên bờ chuông giục trời mau tối.
Trăng soi đáy nước, xốn xang lòng.


NGUYỄN KIỀU

Tác giả: Sinh năm 1694, mất 1771, hiệu Hạo Hiên, người làng Phù Xá, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đậu tiến sĩ năm 1775, làm quan đến chức Đô ngự sử, tước Bá. Năm 1742 được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, sau về được bổ làm Đốc đồng trấn Nghệ An. Ông nổi tiếng hay chữ, có tài văn chương. Tác phẩm đáng chú ý là tập thơ đi sứ.

Buổi chiều qua ải Nam Quan

Thời bình, vượt ải, sứ đi xa,
Cây mừng vẫy lá, tiếng chim ca.
Nhìn lên phương Bắc đường heo hút.
Ngoảnh lại trời Nam nhớ nước nhà.
Dân đứng đầu thôn chào xe sứ.
Ngoài xe, như lụa vệt nắng tà.
Trên núi cheo leo đồn lính gác.
Dưới ải rợp cờ tiễn khách qua.

Đi đường núi, chợt hứng làm thơ

Đường núi cheo leo đã nửa tuần.
Người thưa, rừng rậm, đất khô cằn.
Lính phải vượt lên lo mở lối.
Làng nghèo, sứ mệt, trọ nhà dân.
Trống đánh luôn tay, xua thú chạy.
Người ngựa qua sông, cá ít dần.
Vượt qua chỗ hiểm, chờ thư tới,
Lạng thành 1) đoàn sứ tạm dừng chân.

(1) Thµnh L¹ng S¬n.

Những điều nhìn thấy ở Sơn Đông

Xóm làng liên tiếp, ruộng bao la.
Tranh ngói thấp cao, nhà sát nhà.
Khách buôn, lừa chở hai bao tải.
Người cày, trâu kéo xếp hàng ba.
Đường bằng xuôi ngược nhiều xe ngựa.
Phố đông nhộn nhịp lắm người qua.
Nhìn thoáng biết ngay đây ít gạo,
Nhưng nhiều mì mạch, khác bên ta.

Nghỉ trọ ở Giang Châu 1)

Sông Ngô man mác nước liền mây.
Thuyền đi xuôi ngược suốt đêm ngày.
Chim én về đâu không thể đoán,
Nỗi buồn ve khóc chẳng người hay.
Núi xa vương vấn làn mây trắng.
Xóm gần xanh mướt mấy hàng cây.
Việc sứ vua giao, xong, trở lại,
Thảnh thơi cập bến, trọ nơi này.

(1) Tªn mét ch©u ®êi Thanh, ë Giang T©y vµ Hå B¾c ngµy nay.

Đi thuyền trong đêm mưa

Sông đêm yên tĩnh, sóng hiền hòa.
Mưa phùn rả rích tận canh ba.
Mưa làm khách tỉnh, nhìn trăng lặn,
Day dứt hồi lâu nỗi nhớ nhà.
Khí ẩm nhuốm màu, trăng dính áo.
Lầu bên buồn bã tiếng tù và.
Rạng sáng, long lanh hàng liễu rủ,
Như vừa tắm gội, đứng xa xa.


NGUYỄN HUY OÁNH

Tác giả: Sinh năm 1713, mất 1789, tự Kinh Hoa, hiệu Lựu Trai, Thạch Đình, người làng Trường Lưu, huyện La Sơn đất Hoan Châu, nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học, năm 1748 đỗ Thám hoa, sau được giữ chức Đông các đại học sĩ, làm Nhập nội thị giảng kiêm Quốc Tử giám Tư nghiệp. Năm 1765 được cử làm chánh sứ sang Trung quốc, sau về được thăng làm Công bộ hữu thị lang rồi Lại bộ hữu thị lang. Ông là nhà sư phạm nổi tiếng, tác giả của khoảng 40 tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thuận gió, thuyền lướt lên

Thần sông như thể thấu tình ta.
Buồm căng gió lộng, sóng hiền hòa.
Nước dâng, bãi thoáng, lòng sông rộng.
Một màu trời nước trải bao la.
Hòn đảo mờ mờ phơi dưới nắng.
Một cánh chim bay giữa ráng tà.
Múc chút mênh mang vào ấm đất,
Vừa đợi trăng lên, vừa uống trà.

Chùa Thủy Sơn 1)

Hữu tình sơn thủy cảnh nơi đây.
Sông kề bên núi, núi kề mây.
Cheo leo vách đá ngôi chùa cổ.
In ngược dòng sông tán lá dày.
Triều lên, nắng xế, chuông chùa điểm.
Sáo chài, tiếng quạ gọi trên cây.
Năm lần vinh dự theo xa giá,
Mới biết giang sơn đẹp thế này.

(1) Tøc chïa Non Nưíc ë thÞ Ninh B×nh ngµy nay.

Cảm tác qua phố La Sơn

Cửa son, nhà gấm, vườn đầy hoa.
Trà thơm, rượu nóng, khách ngà ngà.
Thu muộn, cây phong đang rụng lá.
Bờ đê khóm liễu tóc lòa xòa.
Thuyền câu bên bến, cây che khuất.
Mái lầu mây trắng phủ xa xa.
Tên phố ngẫu nhiên trùng tên huyện, 1)
Khách sứ bâng quơ nỗi nhớ nhà.

(1) La S¬n, tªn phè ë Trung Quèc trïng víi tªn huyÖn La S¬n (Hµ TÜnh), quª t¸c gi¶.

Đề động Vân Nham 1)

Không vì việc chúa đến nơi đây,
Chẳng biết kỳ quan ở chốn này.
Cửa động lua tua muôn sợi đá.
Lưng trời thác đổ trắng như mây.
Vành trăng bàng bạc, treo trên núi.
Mặt trời khuất bóng phía hàng cây.
Thắp hương lạy trước bàn thờ Phật,
Răn mình tu đức kể từ nay.

(1) Thuéc nói V©n Nham, §oan Hïng, Phó Thä.

Tám cảnh đẹp ở Trường Lưu 1) 

Hoàng hôn trên núi Phượng.  2)
Nắng sớm đầu chợ Quan. 3)
Tiếng mõ chiều kho Nghĩa. 4)
Tiếng chuông sáng chùa Hân. 5)
Bóng cây che miếu cổ. 6)
Ao sen trăng nhô dần.
Hương thơm từ giếng Thạc. 7)
Vườn Nguyễn đầy hoa xuân. 8) 

1) Lµng quª t¸c gi¶.
(2) Hßn nói sau lµng Trưêng Lưu.
(3) Chợ làng Trường Lưu.
(4) Có lẽ là kho của Hội Trường Ân do tác giả dựng lập.
(5) Tức chùa Hậu Thiên ở làng Trường Lưu.
(6) Có lẽ là đền Cả, thờ thần Cao Sơn ở làng.
(7) Giếng nước lớn của làng.
(8) Lưu truyền vườn hoa họ Nguyễn Huy rộng tới bảy mẫu.



MIÊN THẨM

Tác giả: Tức Tùng Thiện Vương. Miên Thẩm là tên, Tùng Thiện Vương là tước phong, họ Nguyễn, sinh năm 1819, mất 1879, là con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, hiệu Thương Sơn, nổi tiếng thơ hay. Thơ ông tinh tế, hàm súc, với nỗi thông cảm cuộc sống khổ cực của dân lành. Tác phẩm gồm Thương Sơn thi tập, Thương Sơn thi thoại và Thương Sơn ngoại tập.

Hoa vườn đông

Hoa vườn đông nở đẹp.
Đừng bảo nhờ gió xuân.
Nay gió làm hoa nở,
Mai gió thổi hoa tàn.

Chùa Một Cột

Hoa sen trên nước lạnh.
Chùa không vướng bụi trần.
Đêm, sao trời lặng lẽ.
Kỳ ảo tiếng chuông ngân.

Liễu

Năm ngoái chim oanh đến.
Chỉ trăng biết chim gầy.
Đêm qua gió đông thổi,
Sáng, nước mắt rơi đầy.

Nỗi oán buồng xuân

Bốn phía quanh lầu hoa hạnh bay.
Liễu vàng xanh lại, gió lung lay.
Cỏ tốt không vì xuân đã tới,
Mà bởi ngựa chàng không đến đây.

Ngắm cảnh mùa thu

Mặt trời khuất sau núi.
Thu gầy, kém sắc tươi.
Mênh mông buồn kim cổ
Mà không nói nên lời.
Núi giăng, phô sắc đẹp.
Chim lẻ bay ngang trời.
Một mình trước khóm trúc,
Buồn càng buồn gấp đôi.

Đậu thuyền ban đêm

Lất phất mưa rơi, thu úa màu.
Thuyền nhỏ một mình giữa bãi lau.
Chuông vọng từ xa, người tỉnh mộng.
Dừng thuyền đợi đến sáng hôm sau.
Đom đóm lập lòe trên mặt nước.
Ăn đêm, cò vạc lượn trên đầu.
Rét nhẹ, dậy ngồi bên bếp lửa,
Mượn chén rượu thơm rửa nỗi sầu.


MIÊN TRINH

Tác giả: Tức Tuy L‎ý Vương, hiệu Vĩ Dạ, con thứ 11 của vua Minh Mạng, em trai Miên Thẩm. Ông sinh năm 1820, mất 1897, được phong làm Tuy Lý công, ngang tước vương. Năm 1983, sau khi vua Tự Đức mất, ông xuống tàu của Pháp ở Thuận An, bị Tôn Thất Thuyết bắt đi an trí tại Quảng Ngãi. Khi Đồng Khánh lên ngôi, ông trở lại Huế và mất ở đấy. Tác phẩm có Vĩ Dạ Thi tập.

Nhà trên núi.

Khách mệt, dừng xe sát cổng nhà.
Mấy cô sơn nữ tóc không hoa.
Hoa đào đã rụng, hoa lan héo.
Họ chỉ hái dâu, rồi hái trà.


MAI AM

Tác giả: Tên thật là Trinh Thận, tên chữ là Thục Khanh, con gái vua Minh Mạng, em ruột Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương, thường gọi là Lại Đức công chúa. Tác phẩm có Diệu Liên tập.

Cảm xúc ở bến Thuận An

Bãi sông cát mịn ụn thành cồn.
Điện xưa còn lại chiếc lầu con.
Giật mình trước cảnh thành hoang phế.
Không nói đến buồn đã thấy buồn.
Lau trắng, tranh vàng, bờ lũy cũ.
Cỏ xanh, sóng lớn, khuất thuyền son.
Nắng chiều như hiểu lòng ly khách,
Thuyền đi còn gửi chút hoàng hôn.


TRỊNH HOÀI ĐỨC

Tác giả: Sinh năm 1765, mất 1828, tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, người gốc Phúc Kiến, Trung Quốc, làm quan với Gia Long đến chức Lại bộ thượng thư, năm 1802 đi sứ sang nhà Thanh; là nhà thơ nổi tiếng đất Gia Định; có thời gian sống ở Campuchia.

Làm khách lâu ngày ở Chân Lạp 1)

Thuyền con vượt sóng chặng đường dài,
Đi qua Tiên Phố đến Kim Đài.
Xuân đến mà còn đang đất khách,
Biết nhờ ai gửi giúp cành mai? 2)

(1) Tøc C¨mpuchia ngµy nay. Bµi nµy viÕt khi t¸c gi¶ ®i sø tíi nưíc nµy n¨m 1784.
2) TÝch kÓ r»ng ®êi TÊn, Lôc Kh¶i bÎ cµnh mai chê ngưêi ®ưa tin chuyÓn cho b¹n lµ Ph¹m TiÖp.




No comments:

Post a Comment