NHÂN
SÂM
1
Xưa,
hai vợ chồng nọ
Đều
đặn ngày một lần
Vào
rừng hái củi bán
Mà
vẫn không đủ ăn.
Họ
đi từ sáng sớm,
Đến
tối mịt mới về.
Nhà
có đứa con nhỏ,
Bé
tí, hay khóc nhè.
Thường
ngày họ để lại
Bát
cơm hay bắp ngô,
Thế
mà nó chóng lớn
Còn
hồng hào, cao to.
Họ
lấy thế làm lạ.
Mãi
khi con lên ba,
Gặng
hỏi mãi được biết
Rằng
khi họ vắng nhà
Có
đứa bé nào đó,
Cũng
trần truồng như con,
Đến
chơi thân với nó,
Nhờ
thế mà béo tròn.
Cơm
và ngô bố mẹ
Thật
lạ, nó không ăn,
Mà
đem cho lũ khỉ.
Luôn
lảng vảng đến gần.
Nghe
thằng con nói thế,
Họ
thấy lạ lùng sao,
Vì
xung quanh mười dặm,
Không
có láng giềng nào.
Rồi
họ đưa sợi chỉ,
Bảo
thằng bé thế này:
“Khi
cậu bạn con đến,
Hãy
lén buộc vào tay.”
Họ
vờ đi hái củi,
Nhưng
quay về, đứng rình,
Rồi
thấy có cậu bé
Đến
chơi với con mình.
Con
họ, như được dặn,
Buộc
chỉ tay cậu kia.
Chúng
đang chơi vui vẻ
Thì
bất chợt họ về.
Thằng
bé thấy, bỏ chạy.
Biết
chắc chắn không lầm,
Họ
lần theo dấu chỉ
Tìm
thấy cây nhân sâm.
Đúng
như họ ngờ vực,
Rằng
chính thằng bé này
Là
Người Sâm béo bổ
Được
truyền tụng xưa nay.
Vậy
phải bắt lấy nó
Để
béo bổ, hồng hào.
Rồi
anh chồng vội vã
Lấy
cuốc xẻng ra đào.
Tiếc
anh ta nóng vội,
Sơ
ý, đào quá tay,
Làm
chết mất thằng bé,
Thần
Người Sâm, Thần Cây.
Do
vậy mà từ đó
Thần
Người Sâm, than ôi,
Không
làm ai bất tử,
Chỉ
bổ dưỡng mà thôi.
Vì
đào mạnh, cây chết,
Thân
lá bay khắp nơi,
Nên
nay ta chỉ có
Những
rễ sâm hình người.
2
Nhân
sâm là loại thuốc
Nổi
tiếng từ rất lâu.
Trong
sâm, nhung, quế, phụ,
Nó
thuộc loại hàng đầu.
Sở
dĩ có tên ấy
Vì
trông nó giống người,
Được
xem là thứ thuốc
Chữa
bách bệnh trên đời.
Nhân
sâm có nhiều loại,
Loại
mọc hoang, loại trồng.
Bạch
sâm là loại trắng.
Hồng
sâm là loại hồng.
Cây
sâm cao nửa mét,
Thuộc
loại cây lưu niên,
Rễ
mẫm to thành củ,
Trồng
được ở nhiều miền.
Loại
cây này mọc chậm,
Ba
năm cho hoa tươi,
Sáu
năm mới có củ,
Thu
hoạch vào tháng Mười.
Trung
Quốc trồng nhiều nhất
Ở
Liêu Ninh, Cát Lâm,
Bảy
mươi lăm nghìn tấn
Là
sản lượng hàng năm.
Ở
Khai Thành, Hàn Quốc,
Sâm
cũng trồng lâu đời,
Hai
trăm năm kinh nghiệm,
Nay
có bán khắp nơi.
Ta
mới trồng thí nghiệm,
Tạm
thời chưa thành công -
Có,
nhưng ít và xấu,
Cả
sâm trắng, sâm hồng.
Về
tác dụng dược lý:
Tốt
cho hệ thần kinh,
Ngừa
các bệnh tim mạch,
Hô
hấp và kháng sinh.
Cách
dùng: Thái miếng mỏng
Rồi
ngậm mủn, hay ăn.
Hoặc
đem cho vào chén,
Đun
cách thủy, uống dần.
Về
liều lượng, tốt nhất,
Hai
- sáu gam một ngày.
Bổ
thì sâm bổ thật,
Quá
liều cũng không hay.
Người
ta lấy dung dịch
Sâm
chỉ hai mươi phần.
Tiêm
cho chuột, chuột chết
Sau
mười giờ, chết dần.
Tuy
nhiên, dung dịch ấy
Nếu
uống thì không sao.
Độc
tính sẽ rất ít
Cũng
chẳng biết thế nào.
Nghe
người ta kể lại,
Thời
nhà Thanh, một lần
Bà
Từ Hy Thái hậu
Mở
tiệc đãi sứ thần.
Trong
hàng mấy trăm món
Có
món “độc” chuột hầm.
Một
loại chuột đặc biệt
Ba
đời ăn nhân sâm.
Vì
vậy thành bổ dưỡng,
Có
cả tính bổ dương,
Khiến
ông cụ đại sứ
Của
nước Anh siêu cường
Làm
bà vợ đại sứ,
Cũng
gần đất xa trời,
Sinh
được một quí tử,
Khiến
kinh ngạc mọi người.
Truyền
thuyết là truyền thuyết,
Chưa
chắc đúng hay không,
Nhưng
nhân sâm quả có
Chất
kích thích đàn ông.
BẠCH CHỈ
1
Ngày xưa có cậu Tú,
Tuổi mới khoảng ba mươi,
Một hôm đầu đau nhức,
Đau đến buốt khắp người.
Không thuốc nào chữa được.
Các thầy lang bó tay.
Và thế là cậu Tú
Ôm đầu rên suốt ngày.
Một hôm, được người mách
Rằng ở núi Vu Lương,
Có một thầy thuốc giỏi.
Chàng vội vã lên đường.
Ông thầy không cho biết
Chữa bằng loại thuốc gì.
Chỉ biết là thuốc tán,
Vo tròn như viên bi.
Cậu Tú uống thuốc ấy
Thấy bệnh tình đỡ dần.
Rồi đầu không đau nữa
Chỉ trong vòng một tuần.
Cậu tò mò muốn biết
Cây thuốc đó thế nào.
À, một loài thảo dược,
Thân mềm, cây không cao.
Rễ của nó màu trắng,
Có mùi thơm hơi nồng,
Mới được thầy tìm thấy
Trên núi chứ chưa trồng.
Phải đặt tên cho nó.
Thế là hai ông con,
Đặt là Hương Bạch Chỉ.
Thơm, màu trắng, rễ non.
Sau người ta rút gọn,
Cho tiện gọi hàng ngày,
Đơn giản thành bạch chỉ.
Không quan trọng điều này.
2
Bạch chỉ là vị thuốc
Bằng rễ cây cùng tên,
Nằm trong họ Hoa tán,
Công hiệu như thuốc tiên.
Xuất xứ từ Trung Quốc,
Được nhập vào nước ta,
Trồng nhiều ở Tam Đảo,
Và vùng lạnh Sapa.
Cho đến nay, bạch chỉ
Chưa dùng trong thuốc Tây.
Một vị thuốc quan trọng,
Có tính ôn, vị cay.
Nó được dùng chủ yếu
Như loại thuốc giảm đau,
Chữa cảm mạo, hoa mắt,
Nhức răng và đau đầu.
Bạch chỉ giúp cầm máu,
Chảy máu cam thường xuyên,
Hoặc đại tiện ra máu.
Uống vài thang, khỏi liền.
Dùng dưới dạng thuốc sắc,
Năm - mười gam một ngày.
Hoặc dùng dưới dạng bột,
Ngày vài gam cũng hay.
Khi trẻ con nóng sốt,
Bố mẹ hoặc ông bà
Nấu bạch chỉ, để nguội,
Tắm cho chúng trong nhà.
Ai mắc chứng hôi miệng,
Lấy bạch chỉ, xuyên khung,
Ba mươi gam một vị,
Tán thành viên mà dùng.
ĐƯƠNG
QUY
1
Ngày
xưa có làng nọ
Ở
gần sông Bạch Long,
Nay
thuộc tỉnh Cam Túc,
Đất
tốt, người lại đông.
Trong
vùng có ngọn núi
Tên
chữ là Đại Tiêu.
Đó
là kho thuốc quí,
Nhưng
thú dữ rất nhiều.
Nên
tiếc thì tiếc thật
Mà
không ai dám vào.
Trai
làng quả không ít,
Nhưng
kém mặt anh hào.
Ấy
thế mà bất chợt
Có
một chàng thư sinh
Quyết
vào rừng hái thuốc,
Bỏ
cô vợ rất xinh
Ở
với mẹ, và dặn
Ba
năm về, nếu không
Coi
như chàng đã chết,
Nàng
cứ việc lấy chồng.
Sau
ba năm chờ đợi,
Mãi
không thấy chồng về.
Cô
vợ đi bước nữa,
Lấy
một ông nhà quê.
Thật
oái oăm, bất chợt,
Chàng
thư sinh về nhà.
Nhà
trống hoang, lạnh lẽo,
Chỉ
còn lại mẹ già.
Vợ
chàng thì hối hận
Đã
không ráng chờ thêm,
Rồi
đổ bệnh, ốm yếu
Vì
than thở ngày đêm.
Chàng
hay tin, đem thuốc
Vừa
lấy được trong rừng,
Nhờ
người bạn mang đến,
Còn
hướng dẫn cách dùng.
Sau
một thời gian uống,
Bệnh
của nàng đỡ dần,
Rồi
đột nhiên khỏi hẳn,
Cứ
như có phép thần.
Lại
nói anh chồng mới,
Nhà
quê, rất thật thà.
Thấy
vợ ốm khỏi bệnh
Và
chồng cũ về nhà,
Bèn
đem vợ đến trả
Rồi
bỏ đi biệt tăm.
Một
người vừa biết nghĩ
Và
cũng rất có tâm.
Câu
chuyện này có thật
Loan
truyền trong đám đông.
Ai
cũng mừng, rốt cuộc,
Nàng
trở về với chồng.
Nên
mới có huyền thoại
Là
Đương Qui sau này.
Đương
qui là quay lại
Về
với chồng, may thay.
2
Đương
Qui là vị thuốc
Chữa
các bệnh phụ khoa,
Như
bần huyết, đau bụng,
Các
rắc rối đàn bà.
Phụ
nữ bốn mươi tuổi
Thường
dùng đương qui tinh
Để
điều chỉnh huyết mạch
Trong
những ngày có kinh.
Đương
qui cây không lớn,
Khoảng
sáu, bảy mươi phân,
Sống
lâu năm, nhiều lá,
Có
rãnh tím quanh thân.
Nó
được trồng chủ yếu
Ở
Triều Tiên, Trung Hoa,
Gần
đây được trồng thử
Vài
nơi ở nước ta.
Là
một vị thuốc chính,
Như
đã nói, đương qui
Được
sử dụng rộng rãi
Trong
các bài đông y.
Chữa
bệnh rối kinh nguyệt -
Trước
có kinh bảy ngày,
Uống
dưới dạng thuốc sắc,
Hoặc
rượu ngâm cũng hay.
Thuốc
sắc uống liên tục
Từ
một đến hai tần.
Mươi
gam một lần uống
Và
uống ngày hai lần.
Nó
còn giúp bổ máu,
Tay
chân lạnh, nhức đau,
Giúp
giảm bớt mệt mỏi,
Khó
chịu và đau đầu.
KỶ TỬ
1
Theo truyền thuyết kể lại,
Tể tướng Phòng Huyền Linh
Kiệt sức vì vất vả
Giúp vua Đường của mình.
Các thái y thấy thế
Thường xuyên nấu ông ăn
Cháo quả cây kỷ tử,
Sức khỏe bình phục dần.
Lại có một truyền thuyết
Rằng xưa ở Ninh An,
Nay thuộc tỉnh Ninh Hạ,
Có người con gái ngoan
Tên là Cẩu Hồng Quả.
Cha cô sớm qua đời.
Mẹ cô thương xót khóc
Đến mù mắt, rạc người.
Rồi không quản vất vả,
Cô đến núi Hoàng Du
Mong tìm thấy thuốc quí
Chữa cho bà mẹ mù.
Tiên ông Bạch Hồ Tử
Cảm cái lòng của cô
Chỉ chỗ cây kỷ tử,
Cô hái nó, không ngờ
Mẹ cô uống khỏi bệnh.
Từ đó, dân vùng này
Gọi là “minh mục tử”,
Thuốc chữa mắt rất hay.
2
Thời xa xưa, kỷ tử
Được gọi là “địa tiên”,
Hay “thiên tinh”, “khước lão”,
Coi như vị thuốc tiên.
Nguồn gốc ở Trung Quốc,
Đã nhập trồng nước ta.
Nó là cây thuốc quí,
Được xếp vào họ Cà.
Cây cao khoảng một mét,
Cành nhỏ và có gai.
Hoa có màu tím đỏ,
Quả mọng, hình trứng dài.
Khi thu hoạch, lấy quả,
Quả chín hoặc phơi khô.
Quả hái vào buổi sáng,
Mùa hè và mùa thu.
Nó là vị thuốc bổ,
Lợi cho bệnh đái đường,
Ho lao và viêm phổi,
Bổ khí huyết, bổ dương.
Dùng dưới dạng thuốc sắc,
Hoặc ngâm rượu cũng hay.
Nhớ nên dùng đều đặn,
Khoảng mươi gam một ngày.
Lá kỷ tử rửa sạch
Nấu canh với thịt bò
Hay thịt lợn đều tốt,
Chữa bệnh sốt, bệnh ho.
Rễ củ cây kỷ tử
Cùng các vị thuốc nam
Có thể chữa nhiều bệnh,
Đơn giản và dễ làm.
Theo các nhà nghiên cứu,
Kỷ tử là loài cây
Dược lý rất phong phú
Được biết đến gần đây:
Cải thiện hệ miễn dịch,
Tuyến thượng thận, tuyến yên,
Chống loạn lipid máu,
Chống mỏi mệt, ưu phiền;
Làm giãn mạch, hạ áp,
Tái sinh tế bào gan,
Làm chậm sự lão hóa,
Ngừa phóng xạ, vân vân.
CHUỐI
1
Thời xa xưa, Thượng đế,
Cứ ba năm một lần
Tổ chức chọn cây đẹp
Để làm lễ tế thần.
Có một chàng trai nọ
Tên gọi là Lan Tiêu,
Vợ mới sinh con gái,
Bụ bẫm và đáng yêu.
Chàng yêu và chiều nó,
Chơi với nó suốt ngày,
Bất chợt nẩy ý định
Tạo ra một giống cây
Thân mềm mềm và mát
Như da thịt của con,
Các lá to và rộng,
Chụm lại thành hình tròn.
Quả màu vàng, da mịn,
Thon dài như ngón tay
Trên bàn tay năm ngón,
Cứ to thêm từng ngày.
Cô bé chơi với nó,
Như đôi bạn rất thân
Trong bóng râm tàu lá,
Đói thì hái quả ăn.
Một lần, khi Thượng đế
Cho mở hội thi cây,
Chàng Lan Tiêu quyết định
Dự thi cây mới này.
Thượng đế xem, thích lắm.
Sau khi nghe Lan Tiêu
Giảng giải về ý nghĩa,
Về cả đứa con yêu,
Ngài tuyên bố chàng thắng,
Rồi về ngồi trên ngai.
Lát sau, vì đãng trí,
Ngài hỏi: “Cây của ai,
Cây của ai thắng nhỉ?
Cây tên gì, ở đâu?”
Mọi người đáp: “Cây cuối.”
Vì Lan Tiêu đến sau.
Và rồi, loài cây ấy
Do đứng cuối, người đời
Gọi chệch thành cây chuối,
Một loài cây tuyệt vời.
2
Cây chuối có nhiều loại:
Chuối tây rồi chuối ta,
Chuối rừng rồi chuối hột,
Chuối nước rồi chuối hoa...
Theo các nhà khoa học,
Có hai mươi lý do
Để ta nên ăn chuối,
Yên tâm ăn kỳ no.
Nó bổ sung năng lượng,
Chữa trầm cảm rất tài,
Giảm bớt sự khó chịu
Khi phụ nữ mang thai.
Chữa bệnh cao huyết áp,
Hoặc suy yếu thần kinh,
Bệnh đường ruột, thiếu máu,
Làm tăng trí thông minh.
Chuối giúp cai thuốc lá,
Chữa béo phì, khó tiêu,
Giảm nguy cơ đột quị,
Tóm lại là rất nhiều.
Chuối hột, hay chuối chát,
Cũng là vị thuốc hay.
Dưới đây xin được trích
Một số bài thế này:
Chuối hột chữa tiêu chảy -
Bóc vỏ, thái thành khoanh,
Ăn sống, nên chấm muối
Khi muốn ăn chuối xanh.
Chữa hắc lào - đơn giản
Lấy chuối xanh thái dày
Rồi xát lên chỗ ngứa,
Độ năm đến bảy ngày.
Trẻ em khi táo bón,
Lấy chuối chín nướng lên,
Rồi ăn khi chuối nẫu,
Bên ngoài, vỏ sạm đen.
Chữa phát cuồng, cảm sốt,
Cũng thế, bệnh tiểu đường -
Củ chuối giã, uống nước,
Bệnh hết, lại bình thường.
Ngoài ra, rễ chuối hột
Chữa cảm mạo cũng hay.
Phơi khô vỏ và lá
Sắc nước, uống hàng ngày
Rất tốt cho lợi tiểu,
Chữa đái dắt, biếng ăn...
Nhắc lại: Ăn chuối tốt.
Vậy hãy ráng mà ăn.
CÂY ĐU ĐỦ
1
Ngày xưa có người nọ,
Nghèo, nhưng sống an nhàn.
Ông thích nuôi chim cảnh.
Nhà lại gần nhà quan.
Một hôm, con chim ấy
Bay sang nhà quan chơi,
Ăn vụng ba hạt bắp
Trong nong bắp đang phơi.
Ba năm sau bất chợt
Quan sang nhà bắt đền.
Bắt đền ba hạt bắp?
Ừ, muốn đền thì đền.
Ông xuống bếp, quay lại,
Ba hạt bắp trên tay.
Quan lắc đầu, rồi nói:
“Không đơn giản thế này.
Ba hạt bắp, anh biết,
Mọc thành ba cây ngô.
Mỗi cây có hai bắp,
Hạt mẩy và rất to.
Hạt của sáu bắp ấy
Lại gieo cho mùa sau.
Thế thì sẽ nhiều lắm.
Anh thử nhẩm trong đầu.
Rồi đến mùa sau nữa.
Cứ nhân lên, rất nhiều...”
Quan lấy bàn tính tính,
Nét mặt rất đăm chiêu.
Cuối cùng quan tuyên bố:
“Anh phải trả cho ta
Không dưới ba tấn bắp,
Mà phải mang tận nhà!”
Anh kia nghe, sợ quá,
Chắp tay rồi dập đầu:
“Bẩm, nhà con nghèo đói,
Con biết lấy ở đâu?”
“Ở đâu tao không biết.
Hay muốn tù mọt gông?”
Anh nghèo cực chẳng đã,
Thất thểu đi ra đồng.
Anh ta bò lổm ngổm
Nhặt từng hạt bắp rơi,
“Ôi, nhặt đâu cho đủ?
Chắc phải nhặt suốt đời.”
Cuối cùng, anh ta chết,
Xác nằm bên bờ mương.
Rồi ở đó xuất hiện
Một loài cây khác thường.
Thân nó mềm, nhiều đốt,
Lá nó rộng và to.
Trái nhiều, trông na ná
Như những hạt bắp ngô.
Dân làng gọi “đâu đủ”,
Kiếm đâu đủ ngô đây...
Sau chệch thành “đu đủ”
Nên mới có tên này.
2
Trong dân gian, đu đủ
Là vị thuốc xưa nay.
Trái chín giúp tiêu hóa,
Khó tiêu và bụng đầy.
Đu đủ xanh nấu kỹ
Cho thêm ít thịt gà
Chữa dạ dày rất tốt,
Khỏi bệnh, lại béo ra.
Đu đủ xanh vắt nước
Xoa lên mặt và tay,
Các nốt tàn hương nhỏ
Sẽ mờ dần từng ngày.
Nước sắc lá đu đủ
Rửa vết loét trên da,
Tẩy vết máu trên vải,
Sắc sẵn, để trong nhà.
Lá đu đủ thái nhỏ
Đem trộn với cỏ khô
Chữa được bệnh ăn biếng
Cho ngựa và trâu bò.
Nước sắc rễ đu đủ
Uống mỗi ngày một lần
Giúp cầm máu băng huyết,
Sỏi thận cũng tan dần.
Lấy hoa đu đủ đực,
Hoa tươi hoặc phơi khô,
Hấp với đường mà uống,
Chữa mất tiếng, hen, ho.
QUẢ MƠ
1
Xưa, một người trẻ tuổi
Có tài làm thơ hay.
Bố từng là thầy thuốc,
Nên cũng biết nghề này.
Chàng yêu một cô gái
Con một nhà trong làng.
Nàng cũng yêu chàng lắm.
Nàng xinh và dịu dàng.
Thế mà họ, thật tội,
Không thể nào lấy nhau,
Vì gia đình hai họ
Có tư thù từ lâu.
Bố mẹ nàng thề độc ,
Thà con ế suốt đời,
Nhất định không chịu gả,
Bất chấp ý hai người.
Chàng làm thơ than thở,
Bốc thuốc giúp dân làng,
Chữa khỏi bệnh người khác,
Trừ người yêu và chàng.
Một tối nọ, đang ngủ,
Chàng mơ thấy cụ già
Mặc áo xanh, mắt sáng,
Mái tóc bạc lòa xòa.
Cụ bảo cụ rất hiểu
Nỗi đau của hai người.
Vậy thì mai sáng dậy,
Cứ nhằm hướng mặt trời,
Đi, đi mãi, đi mãi,
Đi cho tới lúc nào
Gặp một dòng suối nhỏ
Có một cây thông cao.
Một cây con kỳ lạ
Mọc dưới tán cây thông,
Với một quả duy nhất,
Bé, màu vàng, có lông.
Con hãy đi tới đó
Hái nó đem về đây,
Ngâm rượu mời bố vợ,
Mọi việc sẽ xong ngay.
Có điều, đường xa đấy,
Vượt chín suối mười non.
Ta sẽ cho chim phượng
Bay, dẫn đường cho con.
Sáng hôm sau, lập tức
Chia tay với người thương,
Đi tìm trái cây quí,
Chàng khăn gói lên đường.
Đúng là đường xa thật,
Vừa xa vừa khó khăn,
Đi một ngày, một tháng,
Một năm, rồi ba năm.
Cuối cùng, chàng trở lại,
Ngâm rượu trái cây này.
Ông bố người yêu uống,
Cứ gật gù khen hay.
Cũng nhờ rượu ngâm ấy,
Ngâm trái cây phương xa,
Hai nhà quên hiềm khích,
Sống với nhau thuận hòa.
2
Cái quả gì quả ấy,
Mà hòa giải họ hàng,
Vợ chồng thêm hạnh phúc?
Đó là quả mơ vàng.
Không nói ai cũng biết
Nước mơ ngon thế nào.
Rất tiếc, ít người biết
Mơ chữa bệnh ra sao.
Mơ cũng có nhiều loại.
Có nơi gọi ô mai,
Được trồng khá phổ biến,
Cả miền trong, miền ngoài.
Ngoài việc dùng ngâm rượu,
Mơ làm thuốc rất hay,
Dưới dạng hạt khô sấy,
Nước hạt cất lâu ngày.
Mơ khô chữa viêm họng,
Trị long đờm, chữa ho.
Dùng dưới dạng thuốc sắc
Hay mứt ô mai khô.
Cùng với vị thuốc khác,
Mơ chữa giun cũng tài,
Như giun chui ống mật,
Giúp rụng trĩ, chân chai...
Dầu hạt mơ rất bổ.
Là thuốc chữa nhuận tràng.
Làm thuốc bôi chống nẻ,
Bôi cho tóc mịn màng.
Chữa kiết lỵ, khát nước:
Hai hay ba quả mơ,
Đun sôi mười lăm phút,
Uống thay nước hàng giờ.
Chữa giun chui vào mũi
Cũng dùng nước sắc này,
Thêm đường, uống đều đặn
Trước khi ngủ hàng ngày.
Còn chữa bệnh băng huyết:
Bảy quả mơ khô nhăn,
Rang chín rồi tán nhỏ,
Uống mỗi ngày ba lần.
CÂY TRE
1
Xưa có một người nọ
Loại thường thường bậc
trung,
Có một cô con gái
Cũng xinh đẹp vô cùng.
Ông ta mướn người ở -
Một chàng trai nhà quê,
Khỏe mạnh và chăm chỉ,
Thường ít nói, rụt rè.
Ông ta muốn lợi dụng
Anh chàng này hiền lành,
Nên hứa làm việc tốt,
Sẽ gả con cho anh.
Thế là anh cố gắng
Làm việc suốt đêm ngày.
Ông chủ thành giàu có,
Quên lời hứa trước đây.
Ông đem gả con gái
Cho con một phú ông,
Nhưng bảo anh người ở
Rằng ông sẽ vui lòng
Cho
anh chàng làm rể
Nếu
mang được về đây
Một
cây tre trăm đốt,
Loại
đốt cứng và dày.
Tre
trong rừng không ít,
Nhưng
cây dài và già
Cũng
chỉ hơn mươi đốt.
Trăm
đốt tìm đâu ra?
Nên
chàng ôm mặt khóc,
Ngồi
trong rừng một mình.
Bụt
đi đến, hỏi chuyện,
Chàng
kể hết sự tình.
Bụt
bảo chàng đừng khóc,
Hãy
đốn trăm đốt tre,
Cột
chúng thành hai bó
Rồi
cứ thế gánh về.
Khi
chàng nói “Khắc Nhập”,
Các
đốt dính vào nhau.
Ngược
lại, nói “Khắc Xuất”,
Lại
rời như ban đầu.
Chàng
về nhà đúng lúc
Lễ
cưới đang linh đình,
Chỉ
bây giờ mới biết
Ông
chủ đã lừa mình.
Chàng
mời ông ra đếm
Xem
các đốt đủ chưa.
Đúng
cây tre trăm đốt,
Không
thiếu cũng không thừa.
Ông
kia ngạc nhiên lắm,
Thử
nhắc nó trên tay.
Chàng
kêu to “Khắc Nhập”,
Liền
dính chặt vào cây.
Ông
kêu lên hoảng sợ.
Nghe
tiếng, ông sui gia
Chạy
tới định giúp đỡ
Thì
dính vào ông ta.
Cả
hai họ thấy thế,
Không
ai dám lại gần.
Để
hai ông than khóc,
Phơi
giữa nắng ngoài sân.
Cuối
cùng, họ sụp lạy,
Xin
chàng tha, và thề
Họ
nhà trai lập tức
Từ
hôn và quay về.
Ông
chủ cũng thề độc
Gả
con cho anh ta,
Cho
cưới ngay luôn thể,
Chỉ
cần thả ông ra.
Vậy
là anh chàng ấy
Và
con gái của ông
Nhờ
cây tre trăm đốt
Được
thành vợ thành chồng.
Dẫu
không thể làm khác,
Ông
chủ vẫn xót xa.
Nhưng
cây tre còn đó.
Thôi
thì đành cho qua.
2
Cuốn
“Danh y biệt lục”,
Một
cuốn sách lâu đời
Nói
về việc tre, trúc
Chữa
bệnh cho con người.
Lá
tre non sắc uống
Giúp
thanh nhiệt, giảm sầu,
Sinh
tân dịch, lợi niệu,
Chữa
miệng lở loét đau.
Tre
non tươi đem chặt
Thành
từng đoạn, nướng lên,
Vắt
lấy nước để uống
Trị
hen xuyễn kinh niên.
Ngoài
ra nó cũng tốt
Giúp
thanh nhiệt, ho khè,
Chữa
đàm nhiệt khái suyễn,
Hoặc
trúng gió hôn mê.
Chữa
sốt do viêm não:
Bốn
mươi gam nước này,
Pha
nước sôi để nguội,
Chia
đều uống trong ngày.
Thân
cây tre, cạo sạch,
Chỉ
chọn lấy phần non,
Thái
thành từng lớp mỏng
Sắc
uống, chữa buồn nôn,
Hoặc
chữa ho đờm đặc,
Hoặc
mất ngủ dài ngày.
Dân
gian vẫn dùng thế,
Đơn
giản và rất hay.
Cùng
một số vị khác,
Nước
tre và thân tre
Còn
chữa được nhiều bệnh,
Đơn
do thầy thuốc kê.
SẦU RIÊNG
1
Vua Gia Long Nguyễn Ánh,
Khi giành được giang sơn,
Đã thẳng tay đàn áp
Những người giúp Tây Sơn.
Có một chàng trai trẻ
Vì vậy phải xa làng,
Chạy sang tận Căm Bốt,
Thủ đô là Nam Vang.
Ở đấy chàng đã gặp
Và rồi yêu một người
Con gái xứ chùa tháp,
Xinh đẹp và hay cười.
Họ sống thật hạnh phúc,
Yêu thương, giúp đỡ nhau,
Dẫu cuộc sống vất vả,
Phải mưa nắng dãi dầu.
Một hôm cô vợ trẻ
Mang về nhà cho chồng
Một trái cây kỳ lạ
Có mùi hăng và nồng.
Chàng vội vàng bịt mũi,
Lúc đầu không dám ăn.
Cô vợ cười: “Cứ thử,
Rồi sau sẽ quen dần.”
Và rồi chàng quen thật,
Rồi nghiện trái cây này,
Đến mức phải ra chợ
Mua nó ăn hàng ngày.
Chàng thấy như thể nó
Có cái gì khác thường,
Vừa xao xuyến, day dứt,
Vừa thầm kín yêu thương.
Bỗng vợ chàng lâm bệnh
Rồi chẳng may qua đời.
Chàng vô cùng đau khổ,
Tiếc thương người bạn đời.
Chàng quyết định về nước,
Mang theo giống cây này
Như kỷ niệm về vợ,
Một mối tình riêng tây.
Mấy năm sau, hái quả,
Chàng đem mời xóm giềng,
Và âu yếm gọi nó
Là trái cây sầu riêng.
Sau, trái sầu riêng ấy
Trở thành trái cây chung,
Được nhân giống, yêu thích
Không chỉ ở trong vùng.
2
Đây là loại cây lớn,
Còn có tên thu-ren,
Trồng nhiều ở Nam bộ,
Thuộc giống cây lưu niên.
Sầu riêng là cây quả,
Quả to, hình trứng, dài,
Ruột có năm ngăn nhỏ,
Ngoài mặt quả có gai.
Lần đầu ăn không thích,
Nhưng ăn rồi thích dần.
Không ai giải thích nổi
Vì sao mình thích ăn.
Các thầy thuốc cho biết
Ăn loại trái cây này
Làm kích thích sinh dục,
Vậy nhớ ăn hàng ngày.
Rễ và lá của nó
Sắc uống, chữa suy gan,
Chữa cả bệnh cảm sốt -
Toa thuốc của dân gian.
Dùng lá nấu nước tắm,
Chữa được bệnh da vàng.
Hạt thì ăn rất bổ,
Có thể luộc hay rang.
CÂY DỨA
1
Xưa, có một bà góa
Sống với cậu con trai.
Cậu con thì lười nhác,
Chỉ suốt ngày nằm dài.
Một phần cũng tại mẹ
Chiều anh con cực kỳ,
Nên anh con lớn xác
Mà chẳng biết làm gì.
Một hôm, bà ốm nặng,
Không thể dậy hầu con.
Mà anh con thì đói,
Thức ăn vẫn đang còn.
Anh ta đành xuống bếp
Tìm cái ăn, than ôi,
Tìm mãi vẫn không thấy,
Dù thức ăn trong nồi.
Chỉ vì anh ta vụng,
Mắt cứ nhìn đâu đâu,
Cứ luôn miệng hỏi mẹ,
Mà mẹ thì đang đau.
Bực mình, bà mẹ ước:
“Ước gì thằng con tôi
Có trăm mắt để thấy
Thức ăn để trong nồi!”
Tiếp đến là im lặng,
Sự im lặng ngỡ ngàng.
Bà mẹ bò xuống bếp
Rồi dụi mắt, bàng hoàng:
Anh con trai yêu quí,
Than ôi, nay chẳng còn,
Mà biến thành quả dứa
Với trăm mắt tí hon.
2
Không nói, ai cũng biết
Giá trị loại cây này.
Ngoài thơm ngon bổ dưỡng,
Nhân dân ta xưa nay
Dùng rễ nó làm thuốc
Chữa đi tiểu khó khăn,
Hay đái ra sỏi sạn.
Cứ sắc uống nhiều lần.
Có thể ép lá dứa
Hay quả dứa chưa vàng
Làm vị thuốc hiệu quả
Trong việc tẩy nhuận tràng.
Sắc hay giã nõn dứa,
Ba mươi gam mỗi ngày,
Có thể chữa cảm sốt,
Đơn giản mà rất hay.
Ngoài ra còn dứa dại,
Hay dứa gỗ, dứa gai,
Cũng chữa bệnh rất tốt,
Cả dùng trong, dùng ngoài.
Đặc biệt loại dứa dại
Chữa tốt bệnh lòi dom -
Ngày uống mười gam rễ,
Hai mươi gam đọt non.
CÂY ĐÀO
Nghe người ta kể lại,
Xưa ở núi Sóc Sơn
Có cây đào đại thụ
Tán rộng, lá xanh rờn.
Có hai thần trú ngụ
Trong thân cây đào này,
Là Trà và Uất Lũy,
Loại cây cao, bóng dày.
Mọi người nhờ hai vị
Mà được sống yên thân.
Nhờ họ luôn canh giữ,
Ma quỉ không dám gần.
Chúng sợ thần một nhẽ,
Còn sợ cả cây đào.
Hễ thấy nó là chạy,
Không ngoái lại lần nào.
Như các vị thần khác,
Khi đông hết, xuân sang,
Đăc biệt mấy ngày Tết,
Họ lên chầu Ngọc Hoàng.
Nhân dịp ấy, ma quỉ
Liền kéo đến hoành hành.
Để xua quỉ, dân chúng
Cắm đào trong nhà mình.
Rồi vẽ hình hai vị
Đem dán lên cột nhà.
Cột nhà đen, giấy đỏ
Là bùa yểm trừ ma.
Sau, dần dần thành lệ,
Một tục lệ lâu đời,
Tết có câu đối đỏ
Và cành đào hồng tươi.
2
Đào là cây thuốc quí,
Xếp vào họ Hoa hồng.
Nhân, lá, hoa - dùng hết,
Không thứ gì là không.
Nhân đào chữa hen xuyễn,
Khoảng mười gam một ngày,
Uống dưới dạng thuốc sắc.
Nó còn là thuốc hay
Giúp phụ nữ sinh đẻ
Cầm máu và điều kinh.
Nên thêm các vị khác -
Hỏi bác sĩ của mình.
Lá đào chữa ghẻ lở,
Sưng tấy, viêm kẽ chân -
Lấy lá tươi giã nhỏ,
Đắp lên sẽ đỡ dần.
Hay nấu lá để tắm
Cũng rất tốt, có điều
Lá đào độc, vì vậy
Nên sử dụng đúng liều.
Lá đào chữa sốt rét -
Bảy mươi gam lá tươi,
Sắc uống ngày một lượt,
Năm ngày là nhẹ người.
Bác nào phải khổ sở
Vì đại tiện không thông,
Giã lá đào, lấy nước
Uống vài lần là xong.
Hoa đào cũng là thuốc
Thông đại tiện, ngoài ra
Nó còn chữa thủy thủng,
Và các bệnh ngoài da.
Dùng dưới dạng thuốc sắc,
Ba, bốn gam một lần.
Hoa để lâu không tốt,
Do công hiệu giảm dần.
HOA MỘC LAN
1
Ngày xưa, ở nước Nhật
Có cô gái rất xinh,
Sớm mồ côi cha mẹ
Nên cô sống một mình.
Cô phải gấp hoa giấy
Bán kiếm tiền hàng ngày,
Ăn bữa no, bữa đói,
Không mua nổi đôi giày.
Một hôm có con vẹt
Bị mèo đuổi, cuối cùng
May mắn được cô cứu,
Từ đó họ sống chung.
Để trả ơn, con vẹt
Bày cho cô cách này
Kiếm nhiều tiền hơn trước,
Vừa dễ lại vừa hay:
Khi gấp xong hoa giấy,
Cô hà hơi vào hoa.
Hoa sẽ thành hoa thật
Như mới hái sau nhà.
Có điều, nó báo trước,
Cứ mỗi lần hà hơi,
Cô mất một giọt máu,
Để hoa đỏ và tươi.
Vậy là cô từ đấy
Kiếm tiền nhiều và nhanh,
Vì hoa của cô đẹp,
Do máu nhuộm mà thành
Cô bắt đầu ăn diện,
Mua áo lụa, giày hồng,
Rồi bắt đầu giao tiếp,
Rồi cuối cùng lấy chồng.
Rồi sắm sanh đủ thứ
Cho cuộc sống gia đình,
Cho anh chồng thích diện
Mà không chịu học hành.
Tất cả những thứ ấy
Rất tốn kém, tất nhiên,
Nên cô cứ thổi mãi,
Thổi hoa để kiểm tiền.
Da mặt cô xanh nhợt
Cơ thể thành gầy gò.
Chú vẹt con tốt bụng
Đã mấy lần nhắc cô.
Vậy mà cô quát nó,
Bảo cô còn cần nhà,
Một ngôi nhà thật đẹp,
Nhiều ban-công có hoa.
Bị ước mơ thôi thúc,
Cô làm việc đêm ngày,
Có hôm mệt, suýt ngất,
Rã rời cả hai tay.
Bỗng người của thái tử
Đến tìm cô đặt hoa,
Đặt với khối lượng lớn,
Đủ tiền xây ngôi nhà.
Vậy là cô thức trắng
Gấp hoa rồi hà hơi,
Để có hoa màu đỏ,
Tuyệt đẹp và thật tươi.
Hoa cô làm bằng máu
Kịp đám cưới hoàng cung,
Nhưng than ôi, cô chết,
Mất giọt máu cuối cùng.
Anh chồng vô tích sự
Lấy tiền xây ngôi nhà
Rồi cưới cô vợ khác.
Cô chết, biến thành hoa,
Một loài hoa tuy đẹp
Nhưng nhợt nhạt, tính hàn,
Vì cô không còn máu,
Gọi là hoa mộc lan.
2
Mộc lan là hoa cảnh,
Còn gọi tân di hoa,
Được trồng khá phổ biến
Nhiều nơi ở nước ta.
Vì có nhiều hóa chất
Và tinh dầu, cây này
Chữa nhiễm trùng hô hấp,
Hoặc hen xuyễn lâu ngày.
Mộc lan rất công hiệu
Chữa chứng bệnh viêm xoang
Hoặc nhiễm trùng khoang mũi,
Khi thuốc khác đầu hàng.
Cách dùng: sắc hoa uống,
Hoa không dập, còn tươi,
Ba đến mười gam nhỏ,
Tùy thể trạng từng người.
Trị viêm xoang mãn tính,
Uống mỗi ngày ba lần,
Sắc còn một nửa nước,
Uống liên tục bốn tuần.
THỦY TIÊN
1
Xưa,
có ông phú hộ
Sinh
được bốn con trai.
Trước
khi chết, ông dặn
Các
con chia gia tài
Làm
bốn phần đều đặn,
Và
công bằng như nhau.
Thế
mà bố vừa chết,
Lập
tức ba anh đầu
Giành
lấy phần tốt nhất
Chỉ
chừa cho em mình
Mảnh
đất bé ngập nước
Nằm
sát một đầm sình.
Chàng
út vừa thương bố,
Vừa
oán giận các anh,
Ngồi
trên mảnh đất ấy
Tấm
tức khóc một mình.
Một
bà tiên xuất hiện,
Nhẹ
nhàng nói với chàng:
“Mảnh
đất con đang có
Là
cả một kho vàng.”
Nói
đoạn, bà biến mất.
Và
rồi, khi xuân sang,
Một
loài hoa mới lạ
Mọc
trên đất của chàng.
Một
loài hoa tuyệt đẹp,
Có
hương thơm lạ lùng,
Như
những chiếc chén nhỏ
Trên
bàn ăn hoàng cung.
Vì
thế, người tìm đến
Ngắm
hoa, chen chúc nhau,
Họ
mua, trả giá đắt.
Chàng
thành người rất giàu.
Cứ
mỗi dịp Tết đến,
Chàng
thu được bộn tiền.
Chàng
đặt tên hoa ấy
Là
hoa của bà tiên.
Thủy
tiên, cái tên đẹp,
Sau
gọi chệch mà thành.
Không
ngẫu nhiên mà nó
Được
vào thơ, lên tranh.
Theo
thần thoại Hy Lạp
Thì
tên hoa thủy tiên
Là
tên chàng Narcis,
Một
chàng trai dịu hiền
Và
xinh đẹp đến mức
Chàng
đâm ra yêu mình,
Yêu,
suốt ngày soi bóng
Xuống
dòng sông trong xanh.
Chàng
ngắm mình say đắm,
Không
thể ngước nhìn lên,
Rồi
ngã xuống sông, chết,
Hóa
thành hoa thủy tiên.
2
Thủy
tiên có nguồn gốc
Từ
Nhật Bản, Trung Hoa
Và
một số nước khác,
Sau
mới nhập vào ta.
Nó
là loại cây cảnh,
Nhưng
thân và rễ cây
Có
thể dùng làm thuốc
Chữa
nhiều bệnh rất hay.
Thân
và rễ của nó
Có
độc tố khá cao,
Khi
dùng phải cẩn thận
Và
theo dõi sít sao.
Người
ta sắc thân rễ
Chữa
long đờm, gây nôn,
Phối
hợp với cà độc,
Giúp
hen xuyễn cắt cơn.
Dùng
dưới dạng thuốc sắc,
Hai,
ba gam một ngày,
Theo
chỉ dẫn bác sĩ,
Thường
sẽ tác dụng ngay.
Có
thể giã nát rễ
Rồi
đắp lên chỗ đau,
Chữa
ung thũng rất tốt,
Hoặc
xoa như xoa dầu.
HƯỚNG
DƯƠNG
1
Xưa,
có chàng trai nọ
Phải
đi chinh chiến xa,
Để
lại vợ chưa cưới
Phải
một mình ở nhà.
Chàng
mở tung lồng ngực,
Giờ
chia tay lên đường,
Lấy
trái tim nóng hổi
Trao
cho người yêu thương.
“Nay
anh đã là lính.
Lính
không cần trái tim.
Anh
trao nó em giữ,
Để
anh luôn bên em.”
Cô
giữ trái tim ấy
Trong
chiếc tráp bạc con,
Và
bắt đầu chờ đợi,
Chờ
đợi trong héo mòn.
Tháng
năm trôi chậm chạp,
Chậm
chạp tháng năm trôi.
Năm
năm nàng chờ đợi,
Rồi
con số gấp đôi.
Bố
mẹ muốn có cháu,
Bảo
nàng đi lấy chồng.
Em
gái nói chàng chết.
Nàng
lắc đầu bảo không.
Rồi
thêm mười năm nữa,
Người
yêu vẫn chưa về.
Tóc
bắt đầu điểm bạc,
Dáng
đi đã nặng nề.
Chỉ
trái tim vẫn thế,
Vẫn
tràn đầy thương yêu.
Bà
vẫn chờ trước ngõ
Hàng
ngày, vào buổi chiều.
Một
hôm, bà bỗng gặp
Một
người bạn của chàng.
Người
này nghe kể chuyện,
Mắt
rơm rớm, ngỡ ngàng.
Sau
một hồi do dự,
Ông
nói người yêu bà
Đã
chiến đấu dũng cảm,
Ngã
xuống chiến trường xa.
Ông
bỏ đi như chạy,
Luôn cúi mặt xuống
đường
Vì
đang tâm nói dối
Người
đàn bà đáng thương.
Thực
ra hắn chưa chết,
Mà
còn sống vùng này.
Hắn
là tên thủ lĩnh
Một
băng cướp gần đây.
Số
là khi đi lính,
Hắn
để tim ở nhà,
Thành
người vô tri giác,
Luôn
xa lánh đàn bà.
Hắn
chỉ thích chém giết,
Nên
khi hết chiến tranh
Lập
một băng cướp lớn
Ẩn
náu ở rừng xanh.
Ông,
dẫu căm ghét hắn,
Thương
bà, lòng xót xa,
Nên
buộc phải nói dối,
Cả
việc hắn yêu bà.
Người
đàn bà tội nghiệp
Một
hôm vội lên đường,
Ôm
theo chiếc tráp bạc,
Tìm
mộ người yêu thương.
Khi
qua khu rừng rậm,
Một
toán cướp nhảy ra.
Mặc
nạn nhân than khóc,
Kể
về người yêu bà,
Bọn
cướp hung dữ ấy,
Lấy
chiếc tráp mang đi,
Về
đưa cho thủ lĩnh.
Tên
này mở, tức thì
Nhận
ra tim của hắn,
Trái
tim vẫn còn tươi.
Bỗng
trái tim lên tiếng
Bằng
giọng nói con người:
“Hãy
vì tình nghĩa cũ,
Đừng
làm bà đau lòng,
Để
bà tiếp tục nghĩ
Mày
là thằng đàn ông!”
Tên
cướp nghe, ra lệnh
Trả
chiếc tráp cho bà,
Còn
sai chúng dẫn đến
Một
chiếc mộ giả vờ.
Bà
ngồi bên ngôi mộ,
Ôm
chiếc tráp, khóc thầm,
Thương
người chồng chưa cưới
Bà
chờ đợi nhiều năm.
Rồi
bà chết, sau đó,
Từ
mộ đất ven đường
Mọc
lên loài hoa mới,
Gọi
là hoa hướng dương.
Đó
là hoa chung thủy,
Cao
thượng và trắng trong,
Hoa
của những người vợ
Không
ngừng thôi chờ chồng.
2
Hoa
hướng dương còn gọi
Nôm
na là mặt trời.
Một
loài hoa quen thuộc,
Được
trồng ở nhiều nơi.
Hạt
hướng dương vị ngọt,
Mát
bổ, có tính bình,
Lại
hoàn toàn vô độc,
Rất
tốt cho thần kinh.
Nó
còn chữa ăn biếng,
Chảy
máu khi đi ngoài.
Vỏ
hạt dùng làm thuốc
Chữa
chứng bệnh ù tai.
Lá
giúp tiêu hóa tốt,
Chữa
huyết áp cao lâu.
Hoa
trừ phong, sáng mắt,
Chữa
mặt phù, váng đầu.
Rễ
chữa nhọt lở loét,
Mưng
mủ, chảy nước vàng,
Giúp
thông đại, tiểu tiện,
Giảm
đau và nhuận tràng.
Chữa
đại tiện xuất huyết:
Bóc
vỏ hạt hương dương,
Ba
mươi gam, sắc uống,
Nên
cho thêm ít đường.
Chữa
ù tai, đơn giản
Lấy
vỏ hạt sắc lên,
Mười
lăm gam là đủ,
Uống
sẽ thấy đỡ liền.
Chữa
tiểu tiện bị tắc -
Cành
lá hay thân cây,
Khoảng
hai mươi gam nhỏ,
Sắc
uống đều nhiều ngày.
DƯA
HẤU
1
Vào thời xa xưa ấy
Đất
nước còn hoang sơ,
Chưa
có nhiều quả ngọt,
Trái thơm như bây giờ.
Vua
Hùng thứ mười bảy
Có
một người con nuôi
Là
An Tiêm hoàng tử,
Giỏi,
thông minh hơn người.
Vua
yêu chàng nhất mực,
Thường
ban thưởng nhiều quà.
Thế
mà chàng, thật lạ,
Không
cảm ơn vua cha.
Ai
cũng thích quà tặng,
Nhưng
chàng thì khác người.
Chàng
nói: “Quà được tặng
Là
món nợ ở đời.”
Vua
biết chuyện, tức giận
Bèn
nói với quần thần:
“Vậy
thì ta để nó
Phải
tự mình kiếm ăn.”
Thế
là một sáng nọ
Cả
gia đình, vợ chồng
Bị
lính bắt, lập tức
Phải
ra đi tay không.
Một
thanh kiếm cùn gỉ
Phải
nằn nì nhiều lần
Mới
được chúng cho phép
Mang
theo để phòng thân.
Có
một chiếc thuyền lớn
Đang
đợi sẵn hai người.
Rồi
thuyền đi ra biển,
Mênh
mông nước và trời.
Gặp
gió, thuyền lướt nhẹ
Đi
không nghỉ một ngày
Thì
đến một đảo nhỏ
Chỉ
toàn cát và cây.
Hai
người bị bỏ lại
Với
năm ngày thức ăn
Ở
hòn đảo hoang vắng,
Không
nhà cửa, không dân.
Chàng
An Tiêm và vợ
Bế
con đứng nhìn theo
Bóng
con thuyền bé nhỏ
Mất
hút giữa nắng chiều.
Thế
là họ ở lại
Trên
hoang vu đảo này,
Không
nhà cửa, đồ đạc,
Biết
sống sao qua ngày?
Giỏi
lo toan, tháo vát,
An
Tiêm đưa gia đình
Vào
hang núi ở tạm,
Còn
chàng thì một mình
Cầm
kiếm dạo quanh đảo.
Đảo
toàn đá chỏng chơ,
Chỉ
vài loài chim biển
Và
cỏ dại lơ thơ.
Tìm
mãi, chàng cũng thấy
Mọc
dại, không ai trồng,
Một
ít rau và trái
Ăn
tạm, đỡ đói lòng.
Rồi
hàng ngày, từ đó
Vợ
xuống biển mò ngao.
Cá nhiều, không có lưới,
Chẳng bắt được con nào.
Chàng và thằng con lớn
Làm bẫy bẫy chim rừng
Cũng có hôm bẫy được,
Đốt lửa, nướng thơm lừng.
Lúc đầu thật vất vả
Cùng muôn vàn khó khăn,
Nhưng họ vẫn không nản,
Cuộc sống cũng khá dần.
Bỗng ngày nọ, chàng thấy
Có một con chim gì
Đậu ngoài bãi, chàng đến
Nó liền vội bay đi.
Con chim lớn bỏ lại
Miếng dưa bằng bàn tay.
Vì thấy chim ăn được,
Chàng ăn miếng dưa này.
Ôi, thật mát, thật ngọt!
Chàng nhặt lấy hạt dưa,
Đào lỗ, trồng xuống đất.
Mấy hôm sau gặp mưa,
Hạt nẩy mầm xanh tốt,
Rồi hé nụ, đâm hoa,
Rồi cuối cùng kết trái,
Thành vườn dưa xùm xòa.
Khi đến mùa thu hoạch.
Cả nhà bổ dưa ăn.
Dưa đỏ và ngọt lịm,
Quà tặng của thánh thần.
Ruộng dưa chàng thêm rộng.
Được chăm sóc hàng ngày,
Trái càng sai, càng lớn,
Vỏ mỏng, ruột càng dày.
Chàng thường thả xuống biển
Những trái dưa của mình,
Mong ai đấy vớt được,
Dù hy vọng mong manh.
Thế mà rồi bất chợt
Có con thuyền ghé vào.
Họ muốn biết dưa ấy
Ai trồng, và nơi nào.
Từ đấy, đem dưa hấu
Chàng đổi lấy thức ăn
Và những đồ vật khác
Mà gia đình đang cần.
Ngày càng nhiều người biết,
Thuyền tấp nập vào ra.
Cuộc sống thành dễ chịu,
Còn dựng được ngôi nhà.
Vua Hùng Vương mười bảy,
Thường hay nhớ thương chàng,
Vẫn nghĩ chàng và vợ
Đã chết ngoài đảo hoang.
Một hôm, đang ngồi nghỉ,
Có người từ phương xa
Dâng vua quả dưa lạ.
Ngài ăn, khen xuýt xoa.
Hỏi thì biết dưa ấy
Vợ chồng An Tiêm trồng,
Vua trầm tư suy nghĩ,
Rồi sai đem thuyền rồng
Và quân lính ra đảo
Đón họ về kinh đô,
Cùng những quả dưa hấu
Rất tròn và rất to.
Từ đấy, dân khắp nước
Trồng loại dưa quí này.
Nhờ An Tiêm và vợ,
Ta có nó ngày nay.
Nhờ phù sa bồi đắp
Thành đất liền, núi non,
Hòn đảo hoang ngày ấy
Nay là huyện Nga Sơn,
Có lẽ cũng vì thế
Mà dưa hấu ở đây
Thuộc vào loại ngon nhất,
Ngọt, vỏ mỏng, ruột dày.
2
Dưa hấu họ Bầu bí,
Trồng nhiều ở nước ta.
Còn gọi là dưa đỏ,
Thủy qua và hàn qua.
Ở miền Bắc, dưa hấu
Thu hoạch vào mùa hè.
Miền Nam vào dịp Tết,
Ngập thành thị, thôn quê.
Về tác dụng dược lý,
Theo y học dân gian,
Dưa hấu giải nhiệt tốt,
Có vị ngọt, tính hàn.
Khi dùng làm vị thuốc
Chỉ lấy lớp vỏ trong,
Gọi là tây qua thủy,
Đem phơi khô trên nong.
Lớp vỏ ngoài xanh cứng
Gọi là tây qua bì.
Hai loại vỏ đều tốt,
Cứ cất đấy, phòng khi.
Dùng chữa bệnh ỉa chảy:
Tây qua thủy sắc dần,
Còn hai phần ba nước,
Uống mỗi ngày ba lần.
Chữa bệnh cao huyết áp,
Viêm thận, nóng bàng quang,
Vàng da hoặc phù thũng,
Đái buốt, đái tháo đường,
Thì lấy hai loại vỏ
Cứ sắc lên uống dần.
Uống hàng ngày thay nước,
Không hạn chế số lần.
Nước ép rễ dưa hấu
Được người dân Mã Lai
Cầm máu sau khi đẻ
Hoặc không may sẩy thai.
Còn người dân Marôc
Có cách này rất hay:
Họ lấy quả dưa hấu,
Khoét lỗ bằng ngón tay
Rồi rót mật vào đó,
Lấy nút đậy, và rồi
Vùi trong đống ngũ cốc,
Chỉ sau mấy ngày thôi
Là dưa có men rượu,
Uống ngon, và cũng say.
Kể dân ta có lẽ
Cũng nên thử cách này.
CÂY HÀNH
1
Ngày xưa, một nhà nọ
Có ba người con trai,
Nghèo đến mức bố chết,
Không mua nổi quan tài.
Ba người con buộc phải
Lấy chiếu bọc xác cha,
Chọn lúc mọi người ngủ,
Chôn ngoài bãi tha ma.
Đêm ấy trời rất tối,
Lại lất phất mưa ngâu.
Hai người khiêng xác chết,
Một người cầm đèn dầu.
Xác chết gầy nên nhẹ,
Dọc đường đã tuột rơi
Mà người khiêng không
biết,
Nên khi ra đến nơi
Họ chỉ chôn chiếc chiếu
Rồi
vội vã về nhà.
Trời
tối, đèn lại tắt
Họ
vấp phải xác cha.
Họ
tưởng đó là xác
Của
ai đấy chết đường,
Bèn
đem chôn làm phúc
Ngay
sát một bờ mương.
Đêm
ấy người anh cả
Thấy
có con rồng già
Đến
báo mộng rằng họ
Đã
chôn nhầm xác cha
Vào
đúng giữa răng nó,
Gây
khó chịu và đau.
Nó
bảo hãy dời mộ,
Rồi
anh sẽ rất giàu.
Anh
Cả sáng tỉnh dậy,
Thấy
vàng bạc đầy nhà.
Không
cho hai em biết,
Lặng
lẽ dời mộ cha.
Đêm
sau rồng lại đến,
Gặp
anh Hai, yêu cầu
Nhanh
chóng dời mộ bố,
Rồi
cũng sẽ thành giàu.
Sáng
dậy anh Hai thấy
Kim
cương rải đầy nhà.
Cũng
không cho ai biết,
Lặng
lẽ dời mộ cha.
Thực
chất mộ cha họ
Vẫn
chưa được dời đi,
Nên
đêm tiếp rồng tới
Gặp
anh Ba, nằn nì.
Nó
xin dời ngay mộ,
Hứa
cho lọ nước thần.
Anh
Ba dời, việc ấy
Cũng
giấu diếm người thân.
Sáng
dậy anh Ba thấy
Một
chiếc bình bình thường,
Hình
như trong đựng nước.
Anh
đặt nó đầu giường.
Trong
khi chồng đi vắng,
Nhìn
thấy chiếc bình này,
Vì
tò mò, cô vợ
Đổ
ít nước ra tay.
Lập
tức tay cô trắng,
Trắng
như lông thiên nga.
Cô
lấy nước trong lọ
Đem
ra tắm, thế là
Nhờ
phép thần nước lạ,
Từ
cô gái nông dân
Cô
trở thành xinh đẹp
Như
nàng tiên giáng trần.
Anh
chồng về, kinh ngạc
Thấy
vợ đẹp tuyệt vời.
Nên
suốt ngày ngồi ngắm,
Một
phút cũng không rời.
Việc
thì nhiều, do vậy
Cô
vợ giận, bảo anh
Lấy
chiếc mo cau trắng
Vẽ
hình vợ lên tranh.
Anh
làm theo, từ đấy,
Cứ
đi ra khỏi nhà
Là
mang theo tranh vợ,
Ngắm
gần rồi ngắm xa.
Một
hôm, anh sơ ý
Ném
trúng con quạ đen.
Nó
trả thù bằng cách
Cắp
bức tranh bay lên.
Nó
đem tranh đến thả
Đúng
chỗ vua đang ngồi.
Vua
nhìn thấy người đẹp,
Mắt
long lanh, và rồi
Cho
quân đi khắp nước
Tìm
người vẽ trong tranh.
Vợ
anh Ba vì thế
Đã
được đưa vào thành.
Vua
thấy cô tuyệt đẹp
Nên
đem lòng yêu ngay,
Phong
“Tây cung Hoàng hậu”,
Mở
yến tiệc đêm ngày.
Thế
mà cô rầu rĩ,
Chẳng
chịu cười nói gì,
Dù
mua vui sẵn có
Đúng
một nghìn nô tỳ.
Vua
cho mở hội lớn,
Hứa
trọng thưởng cho người
Làm
“Tây cung Hoàng hậu”
Dù
một lần, mỉm cười.
Còn
cái chức tể tướng
Sẽ
được giành cho ai
Làm
được nàng đồng ý
Ngồi
chơi cờ với ngài.
Từ
khi mất vợ đẹp,
Anh
Ba khóc suốt ngày,
Không
còn vợ để ngắm,
Ngồi
đực như thằng ngây.
À
mà quên chưa nói.
Cô
vợ tắm nước thần,
Nước
thải cô đem tưới
Cho
luống hành thay phân.
Nên
nó tốt kinh khủng:
Củ
đúng bằng bình vôi,
Lá
dài như đòn gánh,
Đem
nấu canh không tồi.
Phần
vì do buồn chán,
Phần
cũng bởi hết tiền,
Anh
Ba đem hành bán
Vào
những ngày chợ phiên.
Anh
rao to giữa chợ:
“Nào,
ai mua hành tôi.
Lá
dài như đòn gánh,
Củ
to bằng bình vôi...”
Thế
mà ngồi cả buổi,
Không
ai chịu mua hành.
Hôm
sau anh quyết định
Vào
bán dạo trong thành.
Anh
rao to giữa phố:
“Nào
ai mua hành tôi.
Lá
dài như đòn gánh,
Củ
to bằng bình vôi...”
Tiếng
rao dai dẳng ấy
Lọt
được vào hoàng cung,
Làm
“Tây cung Hoàng hậu”
Vui,
thích thú vô cùng.
Vua
còn thích gấp bội,
Bèn
cho gọi anh vào.
Để
kiểm tra, lần nữa
Ngài
bắt anh lại rao.
Và
lần nữa hoàng hậu
Mỉm
cười khi thấy anh.
Ông
vua thì lại nghĩ
Bí
quyết ở gánh hành.
Thế
là ngài liền bắt
Anh
đổi áo cho vua.
Vua
thành anh bán dạo,
Vừa
rao vừa vui đùa.
Vua
bắt chước rất giống:
“Nào
ai mua hành tôi.
Lá
dài như đòn gánh,
Củ
to bằng bình vôi...”
Còn
anh Ba lúc ấy
Là
vua, ngồi trên ngai.
Anh
liền quát quân lính
Tóm
cổ, bỏ tù ngài.
Anh
làm vua từ đấy.
Vợ
vui, cười suốt ngày.
Thỉnh
thoảng họ lại nhớ
Những
tháng năm đi cày.
Anh
Ba thì như cũ,
Ngắm
vợ, ngắm cả tranh.
Nhiều
hôm ra ngoài phố
Giả
làm người bán hành.
Anh
lại rao vui vẻ:
“Nào
ai mua hành tôi.
Lá
dài như đòn gánh,
Củ
to bằng bình vôi...”
2
Hành
là rau, có mặt
Trong
bữa ăn hàng ngày,
Thế
mà ta biết ít
Giá
trị cây thuốc này.
Hành
nhiều công dụng lắm:
Giúp
phát biểu, hòa trung,
Thông
dương và hoạt huyết,
Rất
lợi tiểu, sát trùng.
Chữa
đau răng cũng tốt,
Giúp
tiết mồ hôi mau.
Nước
hành sắc giảm sốt,
Chữa
cảm cúm, nhức đầu.
Ngoài
ra còn tác dụng
Kích
thích hệ thần kinh,
Tăng
bài tiết, tiêu hóa,
Góp
phần diệt ký sinh.
Cách
thức dùng: sắc nước,
Hay
giã nhỏ hành tươi
Lấy
nước ép mà uống
Hoặc
xoa đều lên người.
Tinh
dầu hành sát khuẩn,
Dùng
chữa bệnh ngoài da.
Giã
hành tươi, lấy nước
Tưới
lên mụn rồi xoa.
Chữa
nhức đầu, cảm mạo,
Vừa
ngon lại vừa nhanh
Thì
thần dược duy nhất
Là
một bát cháo hành.
QUẢ KHẾ
1
Hai anh em nhà nọ
Sớm mồ côi mẹ cha.
Người anh, khi lấy vợ,
Đuổi em ra khỏi nhà.
Ruộng đất và nhà lớn
Anh ta giữ cho mình.
Chỉ cho em cây khế
Và một túp lều tranh.
Người em, vốn dễ tính,
Không một lời cằn nhằn,
Chỉ chăm sóc cây khế
Và
làm thuê kiếm ăn.
Không
hiểu sao năm ấy
Cây
khế trái rất nhiều.
Người
em mừng, nghĩ bụng
Bán
khế lấy tiền tiêu.
Thế
mà rồi bất chợt
Có
con chim khổng lồ
Không
biết từ đâu đến,
Mổ
khế ăn kỳ no.
Người
em nhìn, tiếc của:
“Tôi
chỉ có cây này.
Nếu
chim ăn hết khế,
Tôi
sống thế nào đây?”
Con
chim đáp: “Đừng sợ,
Tôi
là người đàng hoàng.
Cứ
ăn một quả khế,
Tôi
trả anh cục vàng!”
Hôm
sau và sau nữa
Con
chim ấy khổng lồ
Tiếp
tục đến ăn khế,
Ăn
nhiều, ăn thật no.
Cuối
cùng con chim nói:
“Hãy
may túi ba gang,
Ngồi
lên lưng, tôi chở
Đi
đến chỗ lấy vàng.
Con
chim bay, bay mãi
Chàng
chẳng nhớ bao lâu,
Cuối
cùng đến hòn đảo
Đầy
bạc vàng, ngọc châu.
Chàng đi dạo quanh đảo,
Rồi
nhặt một ít vàng
Cho
vào chiếc túi vải
Rộng
vừa đúng ba gang.
Chim
bảo lấy thêm nữa
Nhưng
chàng chỉ lắc đầu.
Trở
về nhà, từ đó
Thành
một người rất giàu.
Người
anh, khi biết chuyện,
Liền
đến gạ gẫm chàng,
Xin
đem hết nhà cửa
Đổi
lấy cây khế vàng.
Thương
anh, lại dễ tính,
Cuối
cùng chàng gật đầu.
Người
anh tham, háo hức
Chờ
mùa khế năm sau.
Con
chim kia lại đến,
Ăn
khế, hứa trả vàng.
Ăn
sắp hết, lại dặn
May
túi vải ba gang.
Chim
không biết trước đấy
Hai
vợ chồng anh này
Đã
may sẵn chiếc túi
Rộng
đúng bằng sải tay.
Thành
ra khi đến đảo
Lấy
vàng xong, quay về,
Chim
nặng, bảo vứt bớt,
Nhưng
anh chàng không nghe.
Anh
ta ôm chặt túi,
Nhất
quyết không chịu rời.
Chim
tức giận, nghiêng cánh,
Rơi
cả túi lẫn người.
2
Đọc
truyện này, ta hiểu
Không
ngẫu nhiên đại bàng
Khi
ăn một quả khế
Hứa
trả một cục vàng.
Chắc
chắn chim biết rõ
Quả
khế quí thế nào,
Cả
về mặt dinh dưỡng
Và
chữa bệnh ra sao.
Khế
là cây thân gỗ
Thuộc
họ cây Chua me,
Thân
cao năm, sáu mét,
Lá
nhiều, mọc so le.
Quả
khế vị chua ngọt,
Lại
có tính sáp bình,
Chữa
phong nhiệt rất tốt,
Không
độc, mà rất lành.
Trị
dị ứng, lở loét
Hay
da bị sơn ăn,
Có
thể nấu lá khế
Rồi
xông tắm nhiều lần.
Lá
khế được nấu chín,
Liên
tục ba bốn ngày
Đắp
lên chỗ lở loét
Là
sẽ thấy đỡ ngay.
TRẦU CAU
1
Ngày xưa ở làng nọ,
Hai anh em họ Cao
Rất giống nhau, khó biết
Người nào là người nào.
Năm tròn mười tám tuổi,
Cha mẹ họ qua đời.
Trước thương yêu nhau lắm,
Nay yêu thương gấp mười.
Lưu Ông là đạo sĩ
Rất nổi tiếng trong làng.
Hai người đến tìm học.
Ông cũng yêu hai chàng.
Nhà có cô con gái
Vừa đến tuổi cập kê,
Nết na và xinh đẹp,
Thêm sắc sảo nhiều bề.
Vì hai người học giỏi,
Cũng tuấn tú, khôi ngô,
Nên một người trong họ
Đã lọt vào mắt cô.
Khốn nỗi do giống quá,
Nhiều khi cô thở dài,
Vì chính mình không thể
Phân biệt ai là ai.
Một hôm cô muốn thử,
Liền đặt bát cháo hành.
Họ nhường ai ăn trước,
Chắc chắn đó là anh.
Rồi Lưu Ông làm lễ
Cho cô và người này.
Có điều sau khi cưới,
Mọi việc khác xưa nay.
Người anh, vì có vợ,
Dường như quên mất em.
Anh kia, do tủi phận,
Thường nằm khóc trong đêm.
Người em, một ngày nọ,
Quay về từ cánh đồng.
Chị dâu ở trong bếp
Chạy ra, tưởng là chồng,
Liền ôm hôn, nũng nịu,
Vừa đúng lúc người anh
Xuất hiện ngay trước cửa.
Đúng là việc chẳng lành.
Anh ta nghĩ: Thật láo,
Thằng em tán vợ mình.
Nên tình vốn đã nhạt,
Nay càng thêm cạn tình.
Người em thấy oan ức,
Bèn bỏ nhà ra đi.
Đi, đi mãi, đi mãi,
Tới dòng suối rầm rì.
Suối thì rộng, nước xiết,
Không thể qua, đành ngồi,
Khóc đến cạn nước mắt,
Chết, thành hòn đá vôi.
Lại nói người anh cả,
Về nhà không thấy em,
Ngày hôm sau, giấu vợ,
Lặng lẽ bỏ đi tìm.
Anh cũng đi đường ấy,
Gặp suối, không thể qua,
Bèn ngồi bên hòn đá,
Rồi khóc, lệ ướt nhòa.
Anh khóc mãi, khóc
mãi,
Chết, thành một cây cao,
Thân rất thẳng, thật lạ,
Không có một cành nào.
Vợ ở nhà lo lắng,
Không biết chồng đi đâu.
Rồi lên đường tìm kiếm,
Đi rất lâu, rất lâu.
Cuối cùng đến con suối,
Cô ngồi khóc não lòng,
Không biết ngay bên cạnh
Là chồng và em chồng.
Cô khóc hết nước mắt,
Người cô cứ gầy teo,
Rồi cô chết, lặng lẽ
Biến thành một dây leo.
Dây leo ấy quấn quít
Ôm quanh cây cao kia.
Bên dưới là tảng đá,
Bộ ba không chia lìa.
Khi mọi người biết chuyện,
Tỏ lòng thương xót thay.
Vua Hùng một lần nọ
Dừng lại ở nơi này.
Sau khi nghe hết chuyện,
Vua bèn lấy trái cây,
Nhai với lá dây cuộn,
Thấy có vị cay cay.
Vua nhổ vào tảng đá,
Thấy mặt đá sùi sôi,
Rồi ngả dần màu đỏ.
Đó là hòn đá vôi.
Cái cây cao cao ấy
Vua gọi là cây cau.
Còn lá leo quanh nó
Thì đặt tên lá trầu.
Còn tảng đá, nung chín,
Sẽ có màu trắng tinh,
Nhai với trầu, cau ấy,
Môi đỏ, trông rất xinh.
Từ đấy dân nước Việt
Có tục lệ ăn trầu
Để nhớ ba người chết
Còn
gắn bó bên nhau.
2
Một
câu chuyện cảm động,
Được
truyền tụng bao đời
Về
tình của cây cối,
Và
cũng là tình người.
Không
cần thiết mô tả
Hình
dáng cây trầu, cau.
Vườn
nhà ai chẳng có
Hàng
cau và bụi trầu.
Cây
cau có hai loại,
Cau
rừng và cau nhà.
Cau
rừng hạt chắc, nhỏ
Nhưng
ăn lại đậm đà.
Hạt
cau rất hiệu nghiệm
Chữa
giun sán cho người,
Và
cả cho gia súc,
Một
bài thuốc lâu đời.
Nó
còn giúp tiêu hóa,
Chữa
viêm ruột kinh niên,
Uống
vài gam một lượt
Bột
hạt cau khô nghiền.
Trẻ
chốc đầu, đơn giản
Mài
hạt cau, và rồi
Hòa
một ít nước ấm
Cứ
thế mà đem bôi.
Cây
trầu không, ta biết,
Thường
đi liền với cau
Làm
nên phong tục đẹp
Đó
là tục ăn trầu.
Ăn
trầu, ngoài môi đỏ,
Nó
còn làm răng đen,
Gái
răng đen mới đẹp,
Ngừa
sâu, lại có duyên.
Lá
trầu không giã nhỏ,
Cho
thêm ít nước sôi,
Cứ
nhằm chỗ lở loét
Và
mẩn ngứa mà bôi.
Hoặc
có thể dùng nó
Chữa
các bệnh hen ho
Bằng
cách đắp lên ngực,
Làm
giảm cả giật co.
Nước
trầu không pha loãng
Chữa
kết mạc bị viêm.
Nó
cũng rất công hiệu
Chữa
chàm mặt trẻ em.
Phụ
nữ mới sinh đẻ
Sữa
quá nhiều, hàng ngày
Có
thể đắp lên vú,
Sẽ
hạn chế điều này.
CÂY VÚ SỮA
1
Ngày xưa có cậu bé
Ham chơi làm mẹ buồn.
Một lần cậu bị mắng,
Thế là bỏ đi luôn.
Không có gì đáng trách
Bằng con bỏ nhà đi.
Làm bố mẹ lo lắng:
Con ở đâu, làm gì?
Cậu bé ấy lếu láo
Bỏ nhà đi khá lâu.
Làm gì không ai biết.
Không ai biết ở đâu.
Rồi một hôm, đói khát,
Lại bị đánh sầy da,
Không biết đi đâu nữa,
Cậu bèn mò về nhà.
Ở nhà, vẫn như cũ,
Nhưng không thấy mẹ đâu.
Mà cậu thì đang đói,
Khóc, hai tay ôm đầu.
Cậu khóc to gọi mẹ:
Mẹ ơi, mẹ về đi!
Thật tội cho cậu bé,
Muốn ăn, chẳng có gì.
Cậu vừa mệt, vừa đói
Vì nhịn ăn suốt ngày,
Bèn ra ngồi trước ngõ,
Tựa lưng vào gốc cây.
Một sự lạ xuất hiện:
Cái cây ấy nở hoa,
Rồi nhanh chóng thành
trái,
Rơi vào lòng cậu ta.
Những trái cây rất lạ,
Da mềm và màu xanh,
Có nước ngọt màu trắng
Như sữa mẹ ngon lành.
Trên quả có đôi chỗ
Màu đo đỏ, tròn tròn
Thoáng
nhìn trông thật giống
Đôi mắt mẹ chờ con.
Về sau loại cây ấy
Được đem trồng khắp nơi.
Người ta gọi vú sữa,
Để con cái nhớ đời.
2
Câu chuyện trên có thể
Chỉ là chuyện ngụ ngôn.
Để thêm một lần nữa
Nói về tình mẹ con.
Có lẽ không cần thiết
Phải mô tả cây này,
Vì chúng nhiều, phổ biến
Ở miền Nam xưa nay.
Vú sữa có xuất xứ
Từ quần đảo Angti,
Nhập vào ta thời Pháp,
Rồi nội hóa tức thì.
Nó cũng là cây thuốc,
Rất
bổ dưỡng, ngoài ra
Có
tác dụng kích thích,
Giàu
Celluloza.
Dùng
dưới dạng thuốc sắc,
Sắc
vỏ của cây này,
Sáu,
mười gam mỗi bận,
Làm
liều dùng hàng ngày.
CÂY
ĐA
1
Vào
những đêm trăng sáng,
Khi
ta ngước nhìn lên
Mặt
trăng vàng, ta thấy
Có
hình người đen đen.
Hình
người đen đen ấy,
Lúc
rõ, lúc nhạt nhòa
Ta
thường gọi Chú Cuội
Đang
ngồi gốc cây đa.
Chú
là người có thật,
Sống
từ thời xa xưa.
Sáng
vào rừng đốn củi,
Ra
về vào buổi trưa.
Một
hôm, chú bỗng gặp
Bốn
con hổ mới sinh.
Chú
dùng rìu đập chết
Mà
chẳng chút rùng mình.
Nhưng
cũng liền sau đó
Chú
bỗng nghe tiếng gào
Của
hổ mẹ đang tới,
Liền
leo lên cây cao.
Thương
đàn con đã chết,
Hổ
mẹ gầm rồi rên.
Sau
đó nó lẳng lặng
Ra
con suối kề bên.
Nó
đến một bụi rậm,
Cắn
một nhúm lá non,
Rồi
mang về, nhai lá,
Mớm
cho bầy hổ con.
Bầy
hổ con sống lại,
Như
không hề hấn gì.
Nhìn
xung quanh một lượt,
Hổ
mẹ dẫn con đi.
Chú
Cuội liền tụt xuống,
Đi
tìm cây thuốc thần,
Nghĩ
có lúc cần đến,
Bèn
đem trồng trước sân.
Thực
ra cây thuốc ấy
Chỉ
là một cây đa.
Cây
còn non, mơn mởn,
Lớn
nhanh, lá xùm xòa.
Chú
quí cây này lắm,
Chăm
tưới nước hàng ngày,
Dặn
đi dặn lại vợ
Không
được tè lên cây.
Bị
nhắc nhiều, khó chịu,
Nhân
hôm chồng vắng nhà,
Cô
nàng đã vén váy
Tè
vào gốc cây đa.
Bỗng
như có phép lạ,
Cây
đa non xanh tươi
Vươn
lên cao, bật rễ,
Từ
từ bay lên trời.
Đúng
lúc ấy chú Cuội
Vừa
đi đâu về nhà,
Thấy
thế liền nhanh chóng
Định
níu giữ cây đa.
Chú
ngoắc rìu vào nó.
Nó
bay lên phăng phăng,
Và
chỉ chịu dừng lại
Khi
lên đến mặt trăng.
Và
thế là chú Cuội
Kẹt
không về được nhà.
Đêm
nhìn trăng ta thấy
Chú
ngồi gốc cây đa.
2
Câu
chuyện cổ tích ấy
Đã
đi vào lòng người
Khi
ta còn bé tí
Rồi
theo ta suốt đời.
Ai
một lần ngày nhỏ
Không
ngồi gốc cây đa,
Chăn
trâu rồi tắm mát,
Đùa
nghịch giữa chiều tà.
Nhưng
không nhiều người biết
Rằng
chính loại cây này
Lại
là vị thuốc quí
Dân
gian dùng xưa nay.
Đa
là cây đại thụ,
Thuộc
họ cây Dâu tằm,
Mà
có những mấy loại,
Tán
rộng, cho bóng râm.
Rễ
mọc từ cành xuống,
Cả
lõi và da mềm,
Tươi,
sao khô đều được,
Không
chế biến gì thêm.
Rễ
tươi sắc rồi uống,
Chống
cổ chướng xơ gan,
Rất
lợi tiểu, liều lượng:
Mỗi
ngày khoảng trăm gam.
Thời
gian uống: liên tục
Từ
bảy đến mười ngày.
Lá
đa tươi giã nát
Lấy
nước dùng hàng ngày
Chữa
đi ngoài rất tốt.
Khi
uống cho thêm đường.
Hai
giờ một lần uống,
Khoảng
một thìa bình thường.
Nghe
nói xưa các cụ
Lấy
vỏ đa bồ đề
Làm
trầu ăn rất thích,
Vừa
đỏ lại vừa phê.
No comments:
Post a Comment