HOA
SEN
1
Xưa,
có ông vua nọ
Rất
yêu cảnh thiên nhiên,
Giành
thời gian, công sức
Đi
thăm thú các miền.
Một
hôm, ngài dừng lại
Ở
một nơi nhiều hồ,
Những
hồ nước thơ mộng,
Chấp
chới những cánh cò.
Nước
hồ xanh, trong vắt,
Buổi
sáng, nắng xiên ngang,
Nắng
đùa trên sóng nước,
Những
chấm đỏ, chấm vàng.
Bất
chợt, ngài đứng lặng
Nghe
tiếng hát xa xa,
Tiếng
một người con gái
Giữa
mặt hồ ngân nga.
Ngài
vội vã chạy lại.
Cô
gái sợ, lên bờ,
Rồi
bỏ đi mất hút.
Vua
nhìn theo, sững sờ.
Một
cô gái tuyệt đẹp,
Tóc
như mây, bập bồng,
Con
đường cỏ sương ướt
Còn
in gót chân hồng.
Hôm
sau ngài cho kiệu
Đến
đỗ trước nhà nàng,
Một
túp lều lợp rạ
Đứng
tách phía sau làng.
Thế
là nàng thôn nữ
Phải
theo vua về cung,
Bộ
áo gai giản dị
Được
thay bằng lụa nhung.
Đôi
chân xưa đi đất
Nay
đi hài, đi giày.
Mái
tóc đầy trâm ngọc,
Không
bồng bềnh như mây.
Nghĩa
là nàng vẫn đẹp,
Cái
đẹp của búp bê,
Tiếc
nay không còn nữa
Cái
đẹp chất đồng quê.
Và
rồi nàng, thật lạ,
Mặc
cho vua van nài,
Suốt
ngày buồn lặng lẽ,
Không
chuyện trò với ai.
Nàng
cũng không còn hát.
Thờ
thẫn từ phòng mình
Nhìn
xuống hồ nước nhỏ
In
mặt trời lung linh.
Và
rồi một buổi sáng,
Vua
không thấy nàng đâu.
Không
thấy nàng tư lự
Nhìn
xuống hồ dưới lầu.
Bất
chợt, vua nhìn thấy
Có
cây gì giữa hồ,
Hoa
rất thơm, hồng dịu,
Lá
tròn tròn và to.
Giờ
thì vua chợt hiểu
Rằng
cung điện dát vàng,
Nhung
lụa và trâm ngọc
Đã
không giữ được nàng.
Rằng
nàng chọn cái chết
Để
trở lại thiên nhiên,
Là
nơi nàng được sống
Lộng
lẫy như bông sen.
2
Sen
là hoa của Phật,
Hoa
của sự trắng trong.
Mỗi
màu một ý nghĩa:
Trắng,
đỏ, thẫm, xanh hồng.
Sen
là hồn dân tộc,
Là
âm dương hài hòa,
Là
cái đẹp, vì thế
Được
chọn là quốc hoa.
Sen
là vị thuốc quí.
Theo
y học cổ truyền,
Có
thể dùng làm thuốc
Mỗi
bộ phận cây sen.
Hạt
sen có vị ngọt,
Giúp
dưỡng tâm, bổ tỳ,
Chữa
tiêu chảy, huyết trắng,
Mất
ngủ, thần kinh suy.
Tâm
sen vị rất đắng
Có
tác dụng an thần,
Chữa
mộng tinh, huyết áp,
Tim
đập nhanh, biếng ăn.
Gương
sen giúp tiêu ứ,
Chảy
máu khi mang thai,
Băng
huyết, đau bụng dưới,
Chảy
máu khi đi ngoài.
Nhụy
sen có vị chát
Giúp
bổ thận, thanh tâm,
Cầm
máu, chữa huyết trắng,
Đái
dắt và đái dầm.
Lá
sen có tính mát,
Hạ
huyết áp rất hay,
Chữa
say nắng, viêm ruột
Và
chảy máu dạ dày.
Ngó
sen cũng cầm máu,
Lại
tráng dương, an thần,
Chữa
bệnh sốt khát nước,
Tiêu
chảy và kém ăn.
Một
số cách sử dụng:
Chữa
đinh nhọt - hoa sen
Sắc
lên uống thay nước,
Uống
đều và thường xuyên.
Chữa
say nắng, nôn mửa -
Giã
nhuyễn lá sen tươi,
Vắt
lấy nước để uống,
Hay
với nước đun sôi.
Chữa
tiêu chảy, kiết lỵ -
Sắc
một ít cọng sen,
Uống,
cho thêm đường trắng,
Nghe
nói sẽ đỡ liền.
Cao
tuổi, cơ thể yếu -
Nấu
củ sen mà ăn,
Một
trăm gam một bữa,
Mỗi
ngày ăn hai lần.
Còn
để ngừa say nóng
Và
giải nhiệt - lấy hoa,
Khoảng
mười đóa, sắc uống
Bình
thường như uống trà.
HOA
QUỲNH
1
Vua
Tùy, Tùy Dạng Đế,
Là
một vị hôn quân,
Sống
vô đạo, tác tráng.
Trong
giấc mơ, một lần
Hắn
mơ thấy hoa đẹp,
Một
bông hoa khác thường,
Chưa
bao giờ từng thấy,
Lại
thơm nức mùi hương.
Cũng
đúng vào lúc ấy,
Ở
tận Lạc Dương thành,
Có
một ngôi chùa cổ,
Giữa
um tùm cây xanh.
Bất
chợt, một tối nọ,
Khi
trống điểm canh ba,
Có
cái gì rực sáng
Như
muôn nghìn sao sa.
Mọi
người liền vội vã
Ra
xem có chuyện gì,
Thì
thấy bên giếng nước
Có
bông hoa lạ kỳ.
Bông
hoa vừa mới nở,
Mười
tám cánh phía trên,
Hăm
tư cánh phía dưới,
Đúng
là hoa thần tiên.
Hương
của nó thơm ngát,
Dìu
dịu và thanh bình.
Ai
cũng lấy làm lạ,
Gọi
nó là hoa quỳnh.
Tin
về loại hoa hiếm
Chỉ
nở vào ban đêm
Đến
tai vua, vua muốn
Phải
tự mình đến xem.
Thế
là ngay lập tức
Hàng
triệu người nạo sông
Cho
đủ sâu, đủ rộng
Để
vua cưỡi thuyền rồng.
Hai
bên sông, hơn thế,
Phải
được trồng liễu xanh,
Cứ
mười mét một bụi,
Đến
tận Lạc Dương thành.
Cuối
cùng, vua xuất phát.
Chuyến
đi chín mươi ngày,
Với
hàng trăm cung nữ,
Tốn
kém nhất xưa nay.
Tháp
tùng vua lần ấy,
Trong
số các đại thần,
Có
một người còn trẻ,
Tên
là Lý Thế Dân.
Khi
đoàn thuyền cập bến,
Ông
và các bạn ông
Đêm,
lén xem hoa trước,
Sợ
sáng mai người đông.
Không
ngờ bông hoa lạ
Vừa thấy Lý Thế Dân,
Liền
cung kính cúi thấp,
Chào
ông đúng ba lần.
Chắc
bông hoa thấy rõ
Ông
có tướng vương công.
Lý
Thế Dân quả thật
Sau
là Đường Thái Tông.
Hoa
chào xong, bất chợt
Trời
đổ trận mưa rào.
Mưa
làm hoa héo rụng,
Không
còn lại cánh nào.
Hôm
sau, Tùy Dạng Đế
Chẳng
còn thấy hoa đâu,
Liền
ra lệnh nhổ sạch
Rồi
cho thuyền quay đầu.
Từ
đấy loài hoa lạ
Chỉ
nở vào ban đêm,
Đặc
biệt khi trăng sáng,
Để
mọi người đến xem.
Sau
chuyến đi lần ấy,
Bạo
loạn nổ sắp nơi.
Tùy
Dạng Đế bị giết,
Và
nhà Đường ra đời.
2
Quỳnh
là loài hoa đẹp,
Tinh
khiết và mộng mơ,
Chỉ
ban đêm mới nở,
Từ
tám đến chín giờ.
Cây
thân nhỏ, hình trụ,
Thuộc
họ cây Xương rồng,
Chỉ
một hoa, ngà trắng,
Mọc
dại hoặc được trồng.
Nó
còn là vị thuốc,
Dùng
cả hoa lẫn thân.
Hoa
hái khi mới nở,
Ngâm
rượu gạo dùng dần.
Rượu
hoa quỳnh rất tốt
Trong
việc chữa viêm đau,
Trị
chứng ho ra máu,
Lao
phổi và đau đầu.
Khi
vấp ngã bầm tím,
Đem
sắc thân cây quỳnh
Lấy
nước rửa, còn bã
Đắp
lên đầu mụn đinh.
HOA
CÚC
1
Xưa
có một cô gái
Sống
với bà mẹ già.
Cô
gái tên là Cúc,
Bà
mẹ tên là Hoa.
Nhà
nghèo nhưng hạnh phúc.
Họ
rất yêu thương nhau.
Cô
con ngoan, chí hiếu,
Mẹ
mưa nắng dãi dầu.
Bỗng
mẹ cô ốm nặng.
Cô
chạy chữa đủ đường
Mà
bệnh vẫn không khỏi.
Đầy
tuyệt vọng, đau thương,
Cuối
cùng cô quyết định
Một
mình rời quê nhà
Tìm
thầy thuốc cho mẹ,
Không
quản ngại đường xa.
Cô
đi mãi, đi mãi,
Qua
nhiều núi, nhiều sông,
Chưa
tìm được thầy giỏi,
Nhưng
vẫn không nản lòng.
Một
hôm, đến chùa nọ,
Ngôi
chùa con bên hồ,
Cô
khấn lạy Đức Phật
Chữa
lành cho mẹ cô.
Cô
thành khẩn đến mức
Đức
Phật động lòng thương
Hóa
thành nhà sư trẻ
Ngẫu
nhiên gặp trên đường.
Ngài
đưa cho cô gái
Một
bông hoa màu vàng,
Vẻn
vẹn chỉ năm cánh,
Năm
ngón tay xòe ngang.
“Hãy
mang về cho mẹ
Bông
hoa sự sống này.
Nó
giúp bà khỏi bệnh,
Nhưng
phải nhớ, từ nay
Mỗi
năm hoa sẽ rụng,
Một
cánh hoa, và bà
Giảm
đi một tuổi thọ.
Hoa
năm cánh, thành ra
Bà
mẹ cô chỉ sống
Năm
năm nữa mà thôi.”
Cô
nghe, lòng đau xót,
Cảm
ơn sư, và rồi
Về
nhà cô lặng lẽ
Tách
nhỏ năm cánh hoa
Thành
một trăm cánh nhỏ
Để
cứu mẹ, và bà
Sống
thêm trăm tuổi nữa.
Đức
Phật biết điều này
Nhưng
Ngài im, không trách,
Còn
thầm khen là hay.
Về
sau loài hoa ấy
Được
người dân trong làng
Trồng
trong vườn của họ,
Gọi
là hoa cúc vàng.
Hoa
biểu tượng sự sống,
Hoa
ước mơ trường tồn,
Mong
ước chữa lành bệnh,
Hoa
của tình mẹ con.
Trong
tâm linh người Việt,
Cúc
thanh cao, là loài
Được
mọi người yêu mến,
Thành
“Tùng Trúc Cúc Mai.”
Biểu
tượng của thanh bạch,
Với
thi sĩ, trung thần,
Cúc
là bạn tri kỷ
Trong
nỗi niềm thơ văn.
2
Cúc
còn là vị thuốc
Dân
gian dùng từ lâu,
Chữa
sốt, cao huyết áp,
Đau
mắt và nhức đầu.
Hoa
cúc được đem sắc,
Uống
mươi gam một lần.
Hoặc
dùng rửa mụn nhọt
Trên
người hoặc tay chân.
Có
thể dùng ngâm rượu
Hoặc
đem ướp với trà
Vừa
thơm ngon, vừa bổ,
Dễ
giữ khách tại nhà.
MẪU ĐƠN
1
Xưa, có một bà mẹ
Sinh được mười con trai,
Đẹp, thông minh, khỏe
mạnh,
Dũng cảm và có tài.
Rồi giặc xâm lược đến.
Chúng chiếm làng của bà.
Mười người con dũng cảm
Trốn lên ngọn núi xa.
Họ tập hợp lực lượng
Chống lại giặc ngoại bang.
Đêm thường cho quân xuống
Quấy bọn giặc trong làng.
Chúng vô cùng tức giận,
Đánh mấy lần không xong,
Bèn bắt mẹ của họ
Cho ra đứng giữa đồng.
Tên tướng giặc ra lệnh:
“Hãy bảo con hàng ngay.
Nếu không, ta sẽ giết,
Thiêu trụi cả làng này!”
Bà mẹ ngẩng đầu đáp:
“Mẹ ngươi có thực tình
Khuyên ngươi hãy phản bội
Mảnh đất sinh ra mình?
Ta là mẹ, cũng thế,
Ta không dạy con ta
Quì gối trước lũ giăc,
Phản
bội lại quê nhà!”
Chúng
liền trói chặt mẹ
Đổ
dầu ăn lên người
Bắt
đầu châm lửa đốt,
Thành
ngọn đuốc sáng ngời.
Nhưng
trước khi chết cháy,
Mẹ
ra lệnh các con
Hãy
giải phóng đất nước,
Quyết
một trận sống còn.
Lời
bà mẹ ra lệnh
Là
lời của non sông.
Các
con bà nhất loạt
Đem
quân đánh xuống đồng.
Và
họ đã chiến thắng,
Đất
nước được bình yên.
Các
con đến tìm mẹ,
Thấy
trái tim còn nguyên.
Trái
tim của người mẹ
Nóng
đỏ như mặt trời,
Cả
khi chôn xuống đất
Vẫn
rực rỡ sáng ngời.
Xuân
đến, từ ngôi mộ
Mọc
loài cây xanh rờn
Có
hoa đỏ như máu,
Gọi
là hoa mẫu đơn.
Hoa
của một bà mẹ
Người
sẵn sàng hy sinh
Để
khích lệ con cháu
Bảo
vệ quê hương mình.
2
Mẫu
đơn có hai loại,
Nở
cả xuân lẫn hè,
Mẫu
đơn đỏ và trắng,
Đều
cùng họ Cà phê.
Mẫu
đơn đỏ làm thuốc
Mọc
dại ở nhiều miền,
Được
trồng làm cây cảnh
Trước
sân các chùa, đền.
Cây
chỉ cao nửa mét,
Lá
mọc đối, mướt xanh.
Hoa
nhỏ, dài, đỏ rực,
Chụm
thành bó trên cành.
Làm
thuốc chỉ lấy rễ,
Có
nơi lấy cả hoa,
Rửa
sạch, đem thái mỏng,
Phơi
khô, cất trong nhà.
Rễ
mẫu đơn rất tốt
Chữa
lỵ hoặc viêm đau,
Tiểu
nước đục, cảm sốt.
Chữa
cả bệnh nhức đầu.
Dùng
dưới dạng thuốc sắc
Hoặc
ngâm rượu uống dần,
Mười,
mười lăm gam nhỏ,
Uống
mỗi ngày một lần.
THƯỢC
DƯỢC
Theo
người ta kể lại
Thì
danh y Hoa Đà
Có
một luống thược dược
Trồng
trong vườn sau nhà.
Ông
đã thử dùng lá
Và
cả hoa cây này
Để
làm thuốc chữa bệnh,
Nhưng
đều thấy không hay.
Ông
nghĩ hoa thì đẹp
Nhưng
chẳng có ích gì
Ngoài
việc trồng để ngắm,
Vô
dụng với ngành y.
Mỗi
cây một loại thuốc
Trong
vườn thuốc nhà ông,
Thế
mà cây thược dược,
Chỉ
uổng công người trồng.
Dần
dần ông quên nó.
Một
buổi tối, tháng Hai,
Khi
đang ngồi đọc sách,
Lơ
đãng nhìn ra ngoài,
Thì
bất chợt ông thấy
Dưới
trăng vàng lung linh
Bóng
một cô gái trẻ
Đang
đứng khóc một mình.
Ông
đi ra hỏi chuyện,
Thì
chẳng thấy cô đâu,
Chỉ
thấy cây thược dược
Đứng
một mình, cúi đầu.
Ông
lại vào đọc sách,
Và
khi nhìn ra ngoài,
Vẫn
thấy cô kia khóc.
Ra
lại chẳng thấy ai.
Ngạc
nhiên, ông gọi vợ
Kể
lại chuyện vừa rồi.
Bà
nói: “Chắc cô ấy
Là
hồn hoa mà thôi.
Hồn
cây hoa thược dược.
Vì
không được ông dùng,
Nó
tủi thân mà khóc,
Hiện
hình để nhắc ông.”
“Thì
tôi đã dùng thử
Cả
lá và cả hoa,
Nhưng
đều không công hiệu.
Tôi
đã nói với bà.”
“Sao
ông không thử rễ?”
Bà
nói, nhưng ông im.
Tháng
sau bà ốm nặng,
Băng
huyết mãi không kìm.
Bà
lén đào lấy rễ
Cây
thược dược sau nhà,
Rồi
sắc lên, uống nước.
Mới
nửa ngày, bụng bà
Thôi
không còn đau quặn,
Mà
máu cũng cầm ngay.
Hoa
Đà xin lỗi vợ,
Suýt
bỏ phí cây này.
2
Trước
hết phải nói rõ,
Cây
thược dược ở đây
Khác
với hoa thược dược
Bán
ngoài chợ hàng ngày.
Loài
thược dược làm thuốc
Thuộc
họ cây Mao lương.
Hoa
thược dược ngày Tết
Thuộc
họ Cúc bình thường.
Mà
tên nó vốn Thược,
Rồi
sau được Hoa Đà
Thêm
chữ nữa là Dược
Nhằm
tôn quí loài hoa.
Thược
dược có hai loại.
Bach
thược là loại đầu.
Thứ
hai là xích thược,
Cùng
họ hàng với nhau.
Bạch
thược là cây dại,
Nhưng
cũng có thể trồng,
Chủ
yếu ở Hà Bắc,
Liêu
Ninh và Sơn Đông.
Cây
cao gần một mét,
Thân
thẳng, hoa rất to,
Bốn
năm mới thu hoạch,
Đào
lấy rễ, phơi khô.
Rễ
bạch thược hơi đắng,
Và
thiên về tính hàn.
Chữa
đau bụng, dưỡng huyết,
Lợi
tiểu và bổ gan.
Còn
nhiều công dụng khác,
Như
vị thuốc giảm đau,
Đau
bụng, đau lưng, ngực,
Thậm
chí cả đau đầu.
Người
ra mồ hôi trộm
Hoặc
kinh nguyệt không đều,
Dùng
bạch thược rất tốt,
Nhưng
phải nhớ đúng liều.
Dùng
dưới dạng thuốc sắc,
Mỗi
ngày uống một lần,
Sáu
- mười hai gam nhỏ,
Uống
đều và uống dần.
BẠCH
TRUẬT
1
Theo
Cát Hồng đời Tấn
Trong
cuốn “Truyện Thần Tiên”,
Hán
Vũ Đế lần nọ
Đang
ngự giá trên thuyền
Thì
thấy một ông cụ,
Râu
tóc bạc như bông,
Nhưng
khỏe hơn trai tráng,
Đang
cuốc cỏ dưới đồng.
Khi
được hỏi bí quyết
Luôn
khỏe mạnh thế này,
Ông
cụ đáp: “Ngày trước,
Năm
lăm tuổi, yếu gầy,
Tóc
khô, răng rụng hết,
Một
hôm gặp cụ già
Thọ
đã hơn trăm tuổi,
Còn
hồng hào nước da.
Cụ
khuyên tôi không được
Ăn
các món nấu xào
Đầy
chất béo và ngọt,
Giờ
phải cố làm sao
Đói,
chỉ ăn bạch truật.
Khát,
chỉ uống nước sôi.
Nước
sôi và bạch truật,
Chỉ
hai thứ ấy thôi.
Tôi
làm theo, lập tức
Thấy
sức khỏe khá hơn.
Dần
dần răng mọc lại,
Da
hồng hào, căng trơn.
Đi
trăm dặm không mệt.
Cũng
không mệt, hàng ngày
Cuốc
đất rồi xới cỏ,
Hoặc
cày cấy luôn tay.
Tôi
giã bột bạch truật
Cho
vào gối gối đầu,
Nên
giấc ngủ từ đó
Rất
yên và rất sâu.
Năm
nay chín mươi tuổi,
Tôi
đang còn thanh niên.
Đúng
là cây bạch truật
Một
vị thuốc thần tiên!”
2
Đây
là vị bổ khí,
Công
hiệu và rất cần.
Còn
có tên ư truật
Hay
đông truật, vân vân.
Nó
là rễ bạch truật
Được
rửa sạch, phơi khô.
Hoa
cây này rất đẹp,
Hình
cụm và khá to.
Mói
chung cây bạch truật
Là
loại cây lưu niên,
Rễ
phát triển thành củ,
Thường
có mấy củ liền.
Nó
được trồng phổ biến
Ở
Triết Giang, Trung Hoa.
Gần
đây cũng được nhập
Vào
trồng ở nước ta.
Thời
gian thu hoạch được
Khoảng
mười tháng, một năm,
Khi
lá bắt đầu úa,
Thường
vào tháng Mười âm.
Còn
sao thì nhiều cách.
Có
thể với đất vàng,
Hoặc
là sao với cám,
Đơn
giản và dễ dàng.
Đông
y coi bạch truật
Là
vị thuốc bổ tì,
Kiện
vị và hóa thấp,
Cắt
cơn sốt li bì.
Nó
cũng rất bổ ích
Để
chữa sốt, an thai,
Chữa
viêm ruột mãn tính,
Hoặc
giúp cầm đi ngoài.
Dùng
dưới dạng thuốc sắc,
Sáu
- mười gam một ngày.
Phàm
âm hư, táo kết
Thì
không dùng vị này.
ĐẢNG
SÂM
Đảng
Sâm là vị thuốc
Trông
giống như củ sâm,
Trồng
ở xứ Thượng Đảng
Phổ
biến và lâu năm.
Ở
Lạng Sơn, ta gọi
Là
rầy cáy, cây này
Họ
hoa chuông phổ biến,
Được
trồng nhiều gần đây.
Đảng
sâm có nhiều loại,
Như
phòng, lộ, xuyên, đông.
Nó
là một loại cỏ
Lâu
năm và dễ trồng.
Rễ
của nó khá lớn,
Thường
có hình trụ dài,
Thân
củ có nhiều sẹo,
Đôi
khi tách làm hai.
Đảng
sâm thường nhiều nhánh,
Thân
mọc leo hay bò.
Dưới
lá có lông mịn,
Mọc
đối xứng, khá to.
Đảng
sâm ưa đất mủn,
Ở
những nơi bóng râm,
Trồng
bằng cách gieo hạt
Tháng
Mười hoặc tháng Năm.
Khi
hái về, rửa sạch,
Xâu
thành dây phơi khô.
Làm
mềm bằng chày gỗ
Hoặc
dùng tay để vò.
Đảng
sâm có thể chữa
Bệnh
vàng da, bạch cầu,
Thiếu
máu, viêm thượng thận
Hoặc
chân bị phù đau.
Vị
thuốc này cũng tốt,
Chữa
ho, bổ dạ dày,
Tiêu
đờm và lợi tiểu,
Cả
khi bụng hơi đầy.
Đảng
sâm còn được gọi
Là
nhân sâm người nghèo
Vì
giá tương đối rẻ
Mà
công dụng lại nhiều.
Theo
các tài liệu cổ,
Nó
thiên về bổ trung,
Là
một vị thuốc quí.
Người
thực tà không dùng.
Dùng
dưới dạng thuốc sắc,
Uống
mỗi ngày một lần,
Sáu,
mười hai gam lỏng,
Từ
một đến hai tuần.
ĐÔNG
TRÙNG HẠ THẢO
1
Loài
cây này thật lạ -
Mùa
đông là con sâu,
Mùa
hè là cây cỏ,
Được
biết đến từ lâu.
Tài
liệu cổ cho biết
Nó
quí ngang nhân sâm,
Thuộc
họ nhục tòa khuẩn,
Thích
sống trong bóng râm.
Nó
là một loại nấm
Mọc
ký sinh trên sâu,
Thuộc
họ sâu cánh bướm,
Và
luôn dính vào nhau.
Mùa
đông, con sâu ấy
Bị
nấm bám đầy thân,
Hút
hết chất dưỡng chất,
Vùi
dưới đất, chết dần.
Đến
mùa hè thì nấm
Sinh
cơ chất, nhô đầu
Cao
lên khỏi mặt đất,
Nhưng
vẫn dính vào sâu.
Vào
tháng Sáu, tháng Bảy,
Đào
lấy những con to
Và
nấm mọc trên nó
Rồi
rửa sạch, phơi khô.
Loài
này ở Trung Quốc
Gặp
nhiều ở Tứ Xuyên,
Tây
Khang và Tây Tạng,
Nơi
mưa nhiều, đất mềm.
Loài
đông trùng hạ thảo
Cũng
có ở nước mình,
Tại
Thất Khê xứ Lạng
Hay
vùng núi Hòa Bình.
Nhưng
đây là loài khác
Dù
nó cũng là sâu,
Sống
trong thân cây chít,
Một
loại cây họ lau.
Người
Trung Quốc phát hiện
Loại
thuốc cỏ - sâu này
Từ
thế kỷ mười tám,
Và
dùng mãi tới nay.
Nó
là loại thuốc bổ,
Có
chất ức chế cao,
Chữa
thần kinh suy nhược,
Bổ
dương và ho lao...
Cách
dùng: ngâm với rượu,
Uống
mỗi ngày một lần
Sáu
- mười hai gam nhỏ,
Uống
lâu và dần dần.
2
Ở
Trung Hoa đại lục,
Năm
một chín chín ba
Có
thi thể thao lớn,
Người
nhiều nước tham gia.
Chín
cô gái Trung Quốc,
Môn
chạy đua đường trường,
Phá
kỷ lục Thế Vận,
Là
điều rất khác thường.
Thế
là ban tổ chức
Nghi
có chuyện doping,
Bèn
xét nghiệm cẩn thận,
Bắt
cả đội tường trình.
Hóa
ra rất đơn giản.
Cái
kỷ lục lần này
Nhờ
đông trùng hạ thảo
Các
cô dùng hàng ngày.
Nó
chỉ là thuốc bổ,
Nên
cứ thoải mái dùng.
Khắp
thành phố lần ấy
Nó
được khách săn lùng.
LINH
CHI
1
Trong
bữa tiệc năm mới
Kéo
dài những bảy ngày,
Ba
trăm sáu lăm món,
Sử
nhắc tận ngày nay,
Mà
Từ Hy Thái Hậu
Mời
các sứ hiếu kỳ,
Có
bảy “đệ nhất món”,
Đứng
đầu là linh chi.
Sau
mới đến óc khỉ,
Tượng
tinh, sơn dương trùng,
Chuột
bạch bao tử sống,
Heo
sữa và trứng công.
Đệ
nhất của đệ nhất
Mở
đầu cho bảy ngày
Là
linh chi, chắc hẳn
Không
ngẫu nhiên điều này.
Vậy
có cái gì quí
Trong
loại nấm màu đen,
Mà
trong các hiệu thuốc
Ta
thường thấy rất quen?
Có
từ thời Đông Hán,
Cách
đây hai nghìn năm,
Cuốn
“Thần Nông Bản Thảo”,
Về
các dược thảo thần,
Xếp
linh chi thứ nhất
Hơn
nhân sâm hình người,
Được
cho là cực quí
Và
cực hiếm trên đời.
Ba
trăm sáu lăm loại.
Hai
trăm năm mươi hai
Là
các loại cây cỏ.
Chỉ
sáu mươi bảy bài
Có
nguồn gốc động vật.
Chia
ba mức khác nhau -
Thượng,
trung và hạ phẩm.
Linh
chi xếp hàng đầu.
Tần
Thủy Hoàng ngày trước
Biết
nó quí và hay,
Mong
trường sinh bất tử,
Nên
muốn có nấm này.
Ông
bèn sai Từ Phúc,
Một
đạo sĩ tri âm
Đem
nghìn rưỡi đồng nữ
Và
nghìn rưỡi đồng nam
Đi
thuyền ra Đông Hải
Tìm
nó về cho ông.
Nhưng
không ai trở lại.
Một
câu chuyện đau lòng.
Chắc
họ không tìm thấy.
Về
sợ bị chém đầu.
Nên
định cư đâu đó,
Hoặc
chìm dưới biển sâu.
2
Linh
chi là loài nấm
Họ
Nấm gỗ tự nhiên,
Còn
gọi nấm trường thọ,
Nấm
lim, nấm thần tiên.
Lâu
dần, nó hóa gỗ,
Thường
màu đen, nhẵn trơn,
Có
hình giống quả thận,
Hoặc
hình quạt, hình tròn.
Linh
chi mọc hoang dại
Ở
Quảng Đông, Quảng Tây
Hoặc
Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Và
mãi tới gần đây
Hai
giáo sư Nhật Bản,
Đại
học Kyoto
Mới
thành công trong việc
Nhân
giống nó qui mô.
Hiện
nay toàn thế giới
Có
sản lượng hàng năm
Khoảng
hơn bốn nghìn tấn,
Trung
Quốc chiếm ba phần.
Ở
Triều Tiên, Hàn Quốc,
Đài
Loan, Nhật, Hoa Kỳ,
Mã
Lai, Thái, Ấn Độ
Đều
có trồng linh chi.
Năm
một chín tám bảy,
Tồn
tại đến hôm nay,
Ta
lập trại nghiên cứu
Và
trồng loại nấm này.
Theo
“Thần Nông Bản Thảo”,
Có
sáu loài linh chi:
Xích,
Hắc, Bạch, Hoàng, Tử
Và
cuối cùng, Thanh chi.
Mỗi
loài một công dụng,
Đều
bổ dưỡng như nhau,
Giúp
trường sinh bất tử,
Không
răng long, bạc đầu.
Theo
nghiên cứu khoa học
Ứng
dụng trên lâm sàng,
Thì
linh chi rất tốt
Với
các bệnh trực tràng,
Bệnh
cơ tim đau thắt,
Bệnh
ở vành mạch tim,
Huyết
áp không ổn định,
Hay
phế quản bị viêm,
Hen,
viêm gan, thấp khớp,
Bệnh
phụ nữ mãn kinh.
Nó
còn là thuốc bổ,
Giúp
trẻ lâu, thông minh.
Cách
dùng, đơn giản nhất:
Lấy
linh chi sấy khô
Thái
mỏng hay nghiền bột,
Đun
sôi trong nửa giờ.
Nước
mùi thơm, hơi đắng,
Thêm
mật ong càng hay.
Hai
hoặc năm gam nấm
Là
liều dùng mỗi ngày.
Có
người thay cho uống,
Đem
nấu cháo, không sao,
Thêm
ít vị thuốc bổ,
Thành
món ăn cấp cao.
Nhiều
cơ sở Trung Quốc
Chế
linh chi thành viên,
Thành
nước đựng trong lọ,
Khách
có thể dùng liền.
HÀ
THỦ Ô
1
Cuốn
“Bản Thảo Cương Mục”
Kể
câu chuyện như sau,
Rằng
có một ông nọ
Người
ở vùng Thuận Châu.
Ông
này có cụ tổ,
Điền
Nhi là tục danh,
Sinh
ra vốn yếu ớt,
Tóc
bạc, da tái xanh.
Năm
tám tuổi chưa vợ,
Lủi
thủi sống một mình,
Ham
đạo thuật, lên núi
Theo
thầy học dưỡng sinh.
Lần
nọ, ông uống rượu,
Nằm
trên đồi, buổi chiều,
Chợt
thấy ngay gần đấy
Có
hai cây dây leo.
Chúng
cách nhau một mét,
Thế
mà tìm đến nhau,
Rồi
đan quyện, quấn quít,
Rất
âu yếm, rất lâu.
Rồi
tách ra, sau đó
Lại
quấn nhau nhiều lần.
Điền
Chi nhìn, thấy lạ,
Bèn
rón rén lại gần.
Ông
lấy cuốc đào chúng
Đem
về làng, tức thì
Hỏi
mọi người, thật tiếc,
Không
ai biết cây gì.
Cuối
cùng có ông lão
Từ
phương xa đến đây,
Nói:
Ngươi yếu dương khí,
Vậy
thử dùng cây này.
Chắc
đây là vị thuốc
Thần
tiên giao cho ngươi
Để
giúp có con cháu
Nỗi
dõi mình nghìn đời.
Điền
Nhi nghe, lấy củ
Đem
tán bột uống dần,
Hòa
với rượu nguyên chất,
Mỗi
ngày uống một lần.
Bảy
ngày uống liên tục,
Thấy
rạo tực trong người,
Bắt
đầu thích phụ nữ,
Một
sự lạ ở đời.
Thấy
thế, ông uống mãi,
Thứ
thuốc này thần tiên.
Một
năm sau bệnh khỏi,
Tóc
trắng chuyển thành đen.
Ông
cưới vợ, con cháu
Có
đến hàng chục người.
Rất
khỏe mạnh khi chết,
Thọ
một trăm sáu mươi.
Trong
số con cháu ấy
Có
người tên Thủ Ô,
Cũng
uống thuốc ông nội
Mà
khỏe mạnh, cao to.
Một
trăm ba mươi tuổi
Ông
mới chịu qua đời.
Tóc
đen, răng chưa rụng,
Làm
kinh ngạc mọi người.
Hà
Thủ Ô từ đấy
Thành
tên vị thuốc này,
Một
vị thuốc đặc biệt,
Ưa
chuộng đến ngày nay.
2
Cây
này còn được gọi,
Vì
đêm quấn vào nhau,
Là
giao đằng, dạ hợp,
Như
nói ở phần đầu.
Mặt
thân nhẵn, màu tía,
Thuộc
họ hàng cây leo,
Không
có lông, nhiều đốt,
Vì
vậy hoa cũng nhiều.
Cánh
hoa có màu trắng,
Lá
mỏng, nuốm mào gà.
Tháng
Mười Một cho quả,
Tháng
Mười thì nở hoa.
Hà
thủ ô mọc dại
Ở
Tây Bắc, Thái Nguyên,
Cả
Lào Cai, Thanh Hóa,
Nghệ
Tĩnh và Tây Nguyên.
Có
thể trồng bằng hạt
Hoặc
có thể bằng dây,
Năm
năm mới thu hoạch,
Củ
đào lên, thái ngay
Rồi
đem đồ thật chín,
Sau
đó đem phơi khô,
Cũng
có thể ngược lại,
Thái,
phơi khô mới đồ.
Có
nơi đồ với đậu,
Đậu
đen, đồ chín lần,
Thành
hà thủ ô chế,
Sau
mới đem dùng dần.
Nó
là loại thuốc bổ,
Rất
phổ biến xưa nay,
Trị
thần kinh suy nhược,
Giúp
tóc đen và dày.
Nó
cũng chữa các bệnh
Phụ
nữ sau khi sinh,
Như
bệnh xích bạch đới,
Tăng
trí nhớ, thông minh.
Dùng
dưới dạng thuốc sắc,
Hai
mươi gam một ngày.
Có
thể ngâm với rượu,
Mỗi
lần một ly đầy.
Hà
thủ ô hai loại.
Loại
đỏ của người Tàu.
Loại
trắng của người Việt,
Xin
được phép nói sau.
NHÂN
TRẦN
1
Có
chuyện xưa kể lại,
Lúc
ấy, vào tháng Ba
Có
một bệnh nhân nữ
Gặp
danh y Hoa Đà.
Nhìn
thân hình vàng vọt,
Hai
hố mắt lõm sâu,
Biết
mắc “hoàng lao bệnh”,
Ông
buồn bã lắc đầu.
Ông
nói ông không thể
Chữa
bệnh này cho bà.
Giờ
ta gọi bệnh ấy
Là
viêm gan vàng da.
Một
năm sau, thật lạ,
Hoa
Đà gặp người này,
Thấy
béo tốt, khỏe mạnh,
Má
còn đỏ hây hây.
Ông
hỏi ai bốc thuốc,
Thuốc
gì và mấy bài,
Uống
bao lâu thì khỏi.
Bà
kia đáp: không ai,
Và
rằng vì hạn hán,
Chẳng
có gạo, hàng ngày
Vào
rừng hái rau dại
Ăn
thay cơm lâu nay.
Hoa
Đà nhờ người ấy
Cho
ông xem cây rau -
Một
vị thuốc quen thuộc,
Có
tên hoàng cao đầu.
Thế
là từ ngày ấy
Ông
dùng loại cây này
Chữa
viêm gan cổ chướng,
Chóng
khỏi và rất hay.
Người
bệnh, trong một tháng
Chỉ
dùng hoàng cao đầu,
Luộc
ăn ngày hai bữa
Ăn
đều đặn thay rau,
Rồi
dần dần bệnh khỏi.
Thật
là điều diệu kỳ,
Đơn
giản, không chữa trị,
Cũng
chẳng tốn kém gì.
2
Nhân
trần có ba loại:
Cùng
họ, tên khác nhau.
Việt
Nam có hai loại,
Còn
một loại của Tàu.
Nhân
trần thường mọc dại,
Có
nhiều ở nước ta,
Ở
Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Bắc
Giang và Sơn La.
Ở
Nghệ An, Hà Tĩnh
Người
ta gọi nhân trần
Là
cây hoắc hương núi,
Một
vị thuốc rất cần.
Ngoài
ra có một loại,
Gọi
là cây bồ bồ,
Hoa
cụm như hoa cúc,
Không
rụng khi phơi khô.
Nhân
trần là cỏ dại,
Hiện
chưa thấy ai trồng,
Cây
cao hơn nửa mét,
Thân
tròn và có lông.
Về
tác dụng dược lý:
Tăng
thải độc cho gan,
Giúp
tăng cường tiết mật,
Ngoài
ra, dùng nhân trần
Có
tác dụng kháng khuẩn,
Chống
viêm u rất cao.
Đây
là loại thảo dược,
Không
có độc tố nào.
Nó
còn giúp giải nhiệt.
Phụ
nữ khi sinh con
Uống
nhân trần lợi tiểu,
Chóng
hồi phục, ăn ngon,
Lại
vừa thông khí huyết,
Chống
được bệnh vàng da.
Gia
đình Việt thường có
Ấm
nhân trần trong nhà.
Nhân
trần có thể sắc
Thành
thuốc uống cũng hay,
Hoặc
tán thành viên nhỏ,
Uống
đều đặn hàng ngày.
Trong
thú y, có thể
Dùng
loại cây bồ bồ
Chữa
bệnh ỉa cứt trắng
Cho
gia súc, trâu bò.
CAM THẢO
Là
vị thuốc phổ biến
Cho
ngành y Đông, Tây,
Cam thảo có ba loại
Là
Bắc, Nam
và Dây.
Bài
này xin được nói
Về
một trong ba loài,
Đó
là cam thảo Bắc,
Kẻo
nói hết thì dài.
Nó
thuộc họ Cánh bướm,
Gốc
Uran, từ lâu
Còn
có tên gọi khác
Là
cam thảo châu Âu.
Cam
là ngọt, thảo - cỏ.
Tức
thứ cỏ ngọt ngào.
Tự
cái tên đủ nói
Vị
của nó thế nào.
Cao
thường hơn một mét,
Nó
là cây lưu niên,
Thân
có lông rất nhỏ,
Lá
hình trứng, hai bên.
Hoa
cam thảo màu tím,
Nở
mùa hè, mùa thu.
Quả
hình cong, nhiều hạt,
Trên
mặt có lông xù.
Cam
thảo trồng bằng hạt,
Hoặc
thân rễ xùm xòa.
Bốn
năm mới thu hoạch,
Chín
tấn một héc-ta.
Người
ta thường lấy rễ
Hoặc
thân rễ cắt ngang,
Về
ủ men thành đống,
Cho
rễ ngả màu vàng.
Tây
y xem cam thảo
Như
vị phụ, xưa nay
Đông
y thì ngược lại,
Rất
coi trọng vị này.
Trong
hầu hết đơn thuốc,
Cam thảo kê đầu tiên.
Nó
chữa được nhiều bệnh,
Có
sẵn, không đắt tiền
Nó
có tính giải độc,
Trị
vết loét dạ dày,
Tăng
tích nước và muối,
Giúp
giảm bớt hơi đầy.
Bổ
tỳ và nhuận phế,
Lợi
tiểu và bổ dương,
Cam
thảo thơm và ngọt,
Có
thể dùng thay đường.
Trong
công nghệ thuốc lá
Và
giải khát ngày nay
Cũng
dùng nhiều cam thảo
Chính
nhờ đặc tính này.
2
Sử
chép, lính La Mã
Trong
các cuộc viễn chinh
Có
khẩu phần cam thảo,
Cả
thời chiến, thời bình.
Cam
thảo giàu dinh dưỡng,
Và
giải nhiệt, dọc đường
Được
phát thay cho nước,
Khi
lính thiếu quân lương.
Ngày
xưa, người Ấn Độ,
Theo
Kama Sutra,
Cho
rằng dùng cam thảo
“Chuyện
ấy” sẽ mặn mà.
CÂY
HUYẾT DỤ
1
Xưa,
có anh đồ tể
Sống
cạnh ngôi chùa làng.
Hàng
ngày cứ mờ sáng,
Khi
chuông chùa ngân vang
Là
anh ta tỉnh dậy
Sửa
soạn bộ đồ nghề
Rồi
bắt đầu mổ lợn,
Tiếng
lợn kêu thật ghê.
Mỗi
người một nghề sống,
Nên
dân làng bực mình
Cũng
chẳng làm gì được,
Đành
bấm bụng làm thinh.
Một
tối nọ, sư cụ
Mơ
thấy có một bà
Dắt
năm đứa con nhỏ
Nhờ
cứu mạng bà ta.
“Bằng
cách nào? - sư hỏi. -
Xin
bà nói tôi hay.”
“Xin
ngài thỉnh chuông sáng,
Muồn
muộn hơn mọi ngày.”
Sư
cụ thỉnh chuông muộn.
Anh
đồ tể ngủ quên,
Nên
không kịp giết lợn,
Bèn
sang trách chùa bên.
Anh
ta được sư cụ
Kể
giấc mơ của mình,
Về
nhà, vào chuồng lợn,
Thì
thấy lợn vừa sinh
Đúng
năm con rất đẹp.
Anh
đồ tể lặng người,
Nhẩm
đếm mình đã giết
Bao
sinh mạng trên đời.
Rồi
anh ta quyết định
Từ
nay sẽ bỏ nghề,
Không
bao giờ giết lợn.
Cầm
con dao anh thề.
Rồi
cắm con dao ấy
Giữ
sân chùa, sau này,
Qua
một đêm sấm chớp,
Nó
hóa thành bụi cây
Có
lá như dao nhọn,
Hoa
đỏ như máu tươi.
Mọi
người gọi huyết dụ,
Tức
là cây máu người.
2
Huyết
dụ có hai loại:
Lá
bên đỏ bên xanh,
Lá
hai bên đều đỏ.
Đều
là cây họ Hành.
Huyết
dụ là vị thuốc
Lưu
truyền trong dân gian,
Chữa
cầm máu, băng huyết,
Ho
ra máu, dịch tràn.
Phụ
nữ trước khi đẻ,
Hoặc
đẻ rồi, sót nhau,
Không
nên dùng huyết dụ,
Đã
đau càng thêm đau.
Khi
dùng, sắc lá uống:
Hai
mươi gam một ngày.
Lá
khô thì một nửa,
Uống
vài lần, đỡ ngay.
CÂY
THÌ LÀ
Ngày
xưa, khi sự sống
Vừa
mới chỉ bắt đầu,
Trong
rừng, các cây cỏ
Chưa
có tên gọi nhau.
Và
rồi một ngày nọ,
Trời
ban cho các loài,
Mỗi
người một tên gọi
Và
không ai giống ai.
Có
môt cây cao thẳng
Được
Trời gọi là Thông.
Một
loài hoa đỏ tía
Trời
đặt tên là Hồng.
Một
loài nấm gỗ mục
Được
gọi là Linh Chi,
Một
sinh vật bé tí
Cũng
có tên Địa Y.
Hoa
soi mình bóng nước
Trời
gọi là Thủy Tiên,
Rồi,
Tía Tô, Húng, Quế..
Ai
cũng được đặt tên.
Cuối
cùng, Trời thấy mệt,
Định
ngủ thì bỗng nhiên
Có
một cây rau nhỏ
Vội
chạy đến xin tên.
Nó
bảo nó đến muộn
Vì
bà ốm lâu ngày,
Phải
thuốc thang, cơm nước,
Nên
giờ mới đến đây.
Trời
mệt, nhìn nó hỏi:
“Con
chưa có tên à?
Ừ,
đặt tên gì nhỉ?
Ừ,
thì là... thì là...”
Nó
reo lên vui sướng:
“Tôi
đã có tên rồi.
Tôi
có tên rồi nhé.
Thì
Là là tên tôi.”
2
Đó
là cây gia vị
Ta
vẫn ăn hàng này,
Nhưng
Đông y làm thuốc
Từ
hạt giống cây này.
Thì
là có tính nóng,
Giúp
điều hòa âm dương,
Giảm
đau, lợi tiêu hóa,
Ngừa
ung thư, tiểu đường.
Với
phụ nữ sinh đẻ,
Giảm
cân, ăn chóng tiêu,
Kích
thích tăng tiết sữa,
Nhưng
phải dùng đúng liều.
Do
có nhiều khoáng chất,
Vi-ta-min,
thì là
Tốt
cho hệ miễn dịch,
Giúp
kháng khuẩn ruột già.
Hạt
thì là, chưng cất
Sẽ
có được tinh dầu,
Để
xông hương, tạo ẩm,
Bôi
da và gội đầu.
Phụ
nữ đang thai nghén
Không
nên dùng thì là.
Các
cụ luôn dạy thế,
Vậy
thì hãy tránh xa.
CÂY
ANH TÚC
1
Theo
thần thoại Hy Lạp,
Anh
túc là loài hoa
Được
nữ thần Ceres
Trong
đau buồn tạo ra.
Nó
giúp bà xoa dịu
Nỗi
đau và niềm tin
Khi
bị cướp con gái
Là
Prosepine.
Lại
nữa, hoa anh túc
Là
biểu tượng trên tay
Thanatos
- Thần Chết
Và
Hypnos - Ngủ say.
Riêng
điều ấy đủ nói
Rằng
thuốc phiện là gì.
Là
giấc mơ êm ái,
Chờ
Thần Chết bắt đi.
Trong
một câu chuyện khác,
Không
nhớ của nước nào,
Nói
về người phụ nữ,
Số
phận phũ phàng sao.
Nàng
bị mụ phù thủy,
Thù
độc và thù dai,
Biến
thành bông anh túc
Giữa
đồng hoa cùng loài.
Từ
đấy nàng phải sống
Ban
ngày giữa đồng hoa,
Chỉ
chờ khi đêm đến
Nàng
mới được về nhà.
Một
hôm, nàng cho biết,
Muốn
quay lại với chồng,
Chàng
phải nhận ra vợ
Giữa
rừng hoa triệu bông.
Anh
chồng nghe, lặng lẽ
Ra
đồng sáng hôm sau.
Một
biển anh túc đỏ,
Bông
nào cũng giống nhau.
Thế
mà chàng tinh ý
Vẫn
nhận ra vợ mình -
Chỉ
một bông anh túc
Không
có sương lung linh.
Đó
là nàng, bởi lẽ
Nàng
cùng chồng ở nhà,
Không
hề phơi sương gió
Suốt
cả đêm hôm qua.
Lời
nguyền mụ phù thủy
Thế
là hết nhiệm màu.
Hai
vợ chồng từ đó
Hạnh
phúc sống cùng nhau.
Người
ta đồn, trên mộ
Lính
Napôlêông
Luôn
mọc hoa anh túc,
Đỏ
rực một vài bông.
Và
rằng đó là máu,
Máu
đỏ của con người,
Biến
thành hoa anh túc
Như
lời nhắc với đời.
2
Thuốc
giảm đau cực tốt
Trong
ngành dược Đông, Tây,
Anh
túc, hay a phiến,
Chính
là vị thuốc này.
Anh
túc sinh trưởng tốt
Ở
những vùng núi cao -
Tam
Giác Vàng nổi tiếng
Giữa
Miến Điện và Lào.
Nó
thuộc họ Anh túc,
Hoa
sặc sỡ cả đồng,
Thân
cao hơn một mét,
Gieo
hạt vào mùa đông.
Ba
tháng sau có mủ.
Mủ
màu trắng ban đầu,
Cô
đặc thành thuốc phiện,
Gọi
là Nàng Tiên Nâu.
Thuốc
phiện được tinh chế
Để
thành heroin,
Hay
còn gọi bạch phiến,
Vừa
thơm, lại ưa nhìn.
Dùng
chữa bệnh thì tốt,
Nhưng
thuốc phiện xưa nay
Bị
người đời lạm dụng.
Chẳng
ai lạ điều này.
Nên
mới có tệ nạn,
Mới
tan cửa nát nhà,
Và
một vị thuốc tốt,
Bị
khinh ghét, lánh xa.
Ở
Việt Nam, anh túc
Bị
cấm trồng từ lâu.
Lý
do không khó hiểu,
Ngẫm
mà thật buồn rầu.
TRINH
NỮ HOÀNG CUNG
1
Xưa
có gia đình nọ,
Sống
ở một làng quê,
Luôn
buồn phiền một nỗi
Chỉ
sinh con một bề.
Họ
sinh toàn con gái,
Nay
đã là ba đời.
Từ
ông bà, cụ kỵ,
Tổng
cộng mười lăm người.
Mười
lăm cô gái đẹp,
Mười
lăm người đàn bà,
Trải
qua ba thế hệ,
Cùng
sống chung một nhà.
Do
chiến tranh liên tiếp,
Cả
mười lăm người này
Đều
có chồng là lính.
Một
số phận đắng cay.
Đắng
cay nữa là việc
Rằng
chồng của mười bà
Không
bao giờ trở lại,
Để
vợ phải chết già.
Chồng
của năm bà khác
Tàn
tật lúc trở về
Thành
gánh nặng cho vợ,
Khốn
khổ đủ trăm bề.
Khi
đại gia đình ấy
Sang
thế hệ tiếp theo
Lại
sinh một bé gái,
Xinh
đẹp, con nhà nghèo.
Họ
quyết định, con bé
Khi
đến tuổi lấy chồng,
Muốn
lấy ai thì lấy,
Nhưng
lấy lính thì không.
Cô
lớn lên, nhí nhảnh,
Thật
xinh đẹp, hiền lành,
Vô
tư, không để ý
Cái
bóng của chiến tranh.
Để
tránh không lấy lính,
Cô
bị cấm ra ngoài,
Không
nghe chuyện chiến sự,
Không
gặp các chàng trai.
Thế
mà mười bảy tuổi,
Một
đêm trăng tuyệt vời,
Người
ta thấy cô khóc
Khi
từ biệt một người.
Một
chàng trai khỏe mạnh,
Cũng
chân thật, hiền lành
Người
bị vua sắp ném
Vào
lò mổ chiến tranh.
Như
mọi đôi trai gái
Trong
giây phút chia ly,
Họ
thề non, hẹn biển,
Không
quản ngại điều gì.
Cô
gái thề chờ đợi
Cho
đến lúc chàng về.
Chờ
suốt đời, chờ mãi,
Quyết
không bội lời thề.”
Thời
gian trôi chậm chạp,
Lặng
lẽ năm tháng qua.
Cô
gái ấy xinh đẹp,
Nay
là một bà già.
Cuộc
đời bà trống vắng,
Cùng
năm tháng ủ ê,
Mỏi
mòn trong chờ đợi,
Người
yêu vẫn không về.
Cả
khi hết trận mạc,
Không
phải một mà ba,
Mà
người bà chờ đợi
Vẫn
đâu đó rất xa.
Cuối
cùng có tin báo,
Mà
tin từ triều đình,
Người
bà yêu trở lại,
Giàu
có và hiển vinh.
Người
đàn bà tội nghiệp
Òa
khóc vì xót thương,
Tắm
rửa sạch, mặc đẹp,
Chống
gậy chờ ngoài đường.
Ba
hôm sau, quả thật,
Người
bà mong đã về,
Trong
chiếc xe bốn ngựa
Có
vải phủ, rèm che.
Bà
đứng lặng chờ đợi
Người
ấy đến ôm bà.
Chiếc
xe dừng, thong thả,
Có
hai người bước ra.
Họ
bê chiếc khay đỏ,
Phủ
tấm lụa sẫm màu
Đặt
trước bà cung kính,
Rồi
cả hai cúi đầu.
Bà
khẽ nâng tấm lụa,
Và
đây, trước mắt bà -
Một
đầu người bị chém,
Mái
tóc bạc lòa xòa.
Chiếc
đầu ấy xa lạ
Của
một người không quen.
Đôi
mắt không chịu nhắm
Đang
nhìn bà thản nhiên.
Người
ta báo bà biết
Đó
là người bà mong.
Một
quan, hàng tứ trụ,
Phò
mã, tước Quận Công.
Tuy
nhiên, Quận Công ấy
Đã
bị vua hành hình
Vì
âm mưu tạo phản
Nhằm
lật đổ triều đình.
Trước
khi đem xử trảm,
Ông
không xin được tha,
Chỉ
xin sau khi chết,
Gửi
xác về cho bà.
Với
hai mắt ráo hoảnh,
Bà
lặng lẽ chôn ông
Theo
đúng các nghi thức
Một
bà vợ chôn chồng.
Vậy
là thôi chờ đợi.
Cô
gái ấy hiền lành
Mà
nay là bà lão,
Không
còn sợ chiến tranh.
Giờ
là lúc thanh thản,
Không
lo sợ, đợi chờ,
Bà
nằm xuống, ngủ thiếp,
Mái
tóc bạc lơ thơ.
Bà
ngủ lâu đến nỗi
Đất
phủ lên người bà,
Và
từ đất chợt nhú
Mới
mẻ một loài hoa.
Đó
là hoa Trinh Nữ.
Trắng
trong và xinh tươi.
Hay
là hoa Trinh Lão,
Hoa
của một kiếp người?
2
Các
vua xưa, ta biết,
Có
vô số cung tần.
Nhiều
người trong số họ
Chưa
gần vua một lần.
Trong
hoàn cảnh như vậy,
Cũng
là lẽ thường tình,
Họ
mắc một số bệnh
Của
phụ nữ cung đình.
Nên
vị thuốc cho họ
Là
trinh nữ hoàng cung,
Có
nguồn gốc thảo dược
Nhưng
công hiệu vô cùng.
Đó
là một loại cỏ,
Thân
như củ hành tây,
Bẹ
úp thành thân giả,
Lá
dài, nhọn và dày.
Nó
là thuốc đặc trị
Bệnh
ung thư ngày nay -
Vú,
tử cung, tiền liệt,
Phổi,
gan và dạ dày.
Cách
dùng: Lá thói nhỏ,
Ba
bốn lá một lần,
Sao
vàng, sắc rồi uống,
Hy
vọng bệnh khỏi dần.
Cây
này người Ấn Độ
Lấy
nước chữa đau tai,
Rang
nóng chữa thấp khớp,
Các
vết loét bên ngoài.
Cây
hoàng cung trinh nữ
Ở
Căm Bốt xưa nay
Chữa
các bệnh phụ sản
Nghe
nói cũng rất hay.
HOA
HỒNG
1
Chuyện
kể rằng thần Dớt,
Chúa
tể các vị thần,
Lần
nọ đã ăn ngủ
Với
cô gái người trần.
Thần
này vĩ đại thật,
Nhưng
rất hay ngoại tình.
Lần
ấy thần có được
Một
cô con rất xinh.
Tất
nhiên thần vui lắm,
Đặt
tên Elisa,
Hứa
cho con sắc đẹp,
Đẹp
nhất Olympia.
Nàng
lớn lên, mỗi sáng
Đích
thân thần Bình Minh
Gom
các tia nắng đẹp
Để
nàng khoác lên mình.
Buổi
trưa, mây ngũ sắc
Làm
giường nàng nghỉ ngơi.
Đêm,
trời sao chụm lại
Để
nàng hái, đùa chơi.
Thần
Tình Yêu Eros
Một
hôm đến thăm nàng,
Cho
nàng nghịch cung quí,
Không
ngờ bắn trúng chàng.
Thế
là chàng từ đó
Mê
mẩn Elisa,
Quên
sứ mạng cao cả,
Cung
tên vứt ở nhà.
Thương
hại chàng, thần Dớt
Cho
họ thành vợ chồng.
Tiệc
cưới đúng một tháng,
Rượu
tràn như nước sông.
Đôi
bạn trẻ hạnh phúc,
Chìm
trong tình yêu thương.
Rồi
sau tuần trăng mật,
Eros
lại lên đường.
Chàng
không quên nhiệm vụ
Mang
tình yêu cho đời,
Phóng
những mũi tên nhỏ
Vào
trái tim mọi người.
Mà
đời thì rất rộng,
Người
cần yêu rất đông,
Chàng
đi lâu, để vợ
Phải
một mình trong phòng.
Vừa
lúc Thần Ghen Ghét
Đi
xa về, bàng hoàng
Và
tức giận khi biết
Thần
Eros cưới nàng.
Mụ
lồng lên giận dữ:
“Eros
là của ta,
Chứ
không phải của nó,
Con
bé Elisa!”
Mụ
tìm, thấy Eros,
Đang
ngủ say trên đồi,
Rút
mũi tên tình ái
Khỏi
tim chàng, và rồi
Khẽ
thổi nhẹ vào đó
Một
“hơi thở lãng quên”.
Eros
dậy, ngơ ngác,
Không
nhớ gì, đứng lên
Rồi
đi tiếp, từ đấy
Chẳng
bao giờ về nhà,
Không
nhớ mình có vợ
Tên
là Elisa.
Còn
nàng thì đau khổ,
Mong
ngóng chồng đêm ngày.
Nhờ
Gió đi tìm hộ.
Gió
về, nói thế này:
“Xin
đừng mong đợi nữa.
Eros
đang lang thang
Đó
đây khắp thế giới
Và
không còn nhớ nàng.”
Elisa
đau đớn
Giơ
hai tay lên cao:
“Thế
thì ta thà chết!
Ôi
chồng ta, lẽ nào...”
Và
rồi nàng gục chết.
Hoa
héo, chim ngừng ca.
Vầng
dương ngưng chiếu sáng,
Mặt
hồ thôi chói lòa.
Cuối
cùng thần Dớt đến.
Ngài
ái ngại, lắc đầu:
“Ta
quên cho nghị lực
Để
con vượt buồn đau.”
Rồi
ngài biến tro bụi
Xác
con thành loài hoa.
Loài
hoa hồng cao quí,
Dịu
dàng và thiết tha.
Tuy
nhiên màu hoa ấy
Không
phải hồng, mà vàng,
Một
màu vàng mãnh liệt,
Khiến
day dứt, ngỡ ngàng.
“Để
khi hắn quay lại, -
Ngài
nói. - Hắn sẽ đau
Như
con đau vì hắn,
Đến
không dám ngẩng đầu.”
Thế
là đời xuất hiện
Loại
hoa hồng màu vàng,
Màu
của sự phản bội,
Màu
của chàng quên nàng.
2
Ngày
xưa, ở La mã,
Dưới
thời vua Ceasar,
Có
cô gái xinh đẹp,
Thùy
mị và nết na.
Cô
xinh đẹp đến mức
Rất
nhiều các chàng trai
Ngày
đêm đến đeo đuổi,
Lớp
trong rồi lớp ngoài.
Để
tránh bị phiền nhiễu,
Cô
gái, Rozana,
Đến
ở nhờ nhà bạn
Là
thần Diana.
Thế
mà vị thần ấy
Lại
thầm ghen trong lòng,
Thay
cho việc giúp bạn,
Biến
nàng thành hoa hồng.
Còn
những người đeo đuổi
Bị
thần biến thành gai
Bám
quanh loài hoa ấy.
Gai
rất nhọn và dài.
Nàng
thành hoa, vẫn đẹp,
Quyến
rũ với mọi người.
Lại
còn là vị thuốc
Rất
có ích cho đời.
3
Đó
là cây dạng bụi,
Xếp
vào họ Hoa hồng,
Hiện
có hơn trăm loại,
Phân
bố khắp Tây Đông.
Hoa
hồng không chỉ đỏ
Mà
còn đủ các màu,
Có
loại từ châu Á,
Có
loại từ châu Âu.
Từ
xưa, người Trung Quốc
Biết
sử dụng hoa hồng
Chữa
bệnh đau bụng dưới,
Giúp
kinh nguyệt lưu thông.
Đặc
biệt hoa hồng đỏ
Giúp
chữa bệnh bạch hầu,
Viêm
mủ da, đinh nhọt,
Làm
vết thương dịu đau.
Trong
khi hoa hồng trắng
Giàu
tanin và đường,
Chữa
bệnh ho cho trẻ,
Có
tác dụng nhuận trường.
Tinh
dầu hoa hồng đỏ
Là
một chất an thần,
Trị
thần kinh suy nhược,
Kích
thích máu tuần hoàn.
Nước
hoa hồng rất tốt,
Làm
mát, sạch làn da,
Có
tính kháng khuẩn nhẹ,
Có
thể dùng ướp trà.
NGÔ
THÙ DU
1
Từ
rất lâu về trước,
Ở
miền Nam sương mù,
Nước
Ngô có bài thuốc
Có
tên là Ngô Du.
Được
xem là thần dược,
Chữa
bệnh gì cũng hay,
Người
nước Ngô vì vậy
Giữ
bí mật thuốc này.
Thời
Xuân Thu, vua Sở
Mắc
bệnh gì khá lâu,
Cứ
thượng thổ hạ tả,
Khó
chịu và rất đau.
Có
một viên quan nhỏ
Lo
cho bệnh của vua,
Nên
ngày đêm lặn lội
Đến
nước Ngô tìm mua.
Rồi
ông đem cây thuốc
Dâng
vua, nhưng tiếc thay,
Vua
thấy nó xấu xí,
Không
chịu dùng thuốc này.
Thậm
chí ngài tức giận,
Sai
lính đem chém đầu.
May
nhờ sự can thiệp
Của
ngự y họ Châu
Nên
ông mới thoát chết,
Chỉ
bị đuổi về quê
Làm
một anh cày ruộng
Vất
vả đủ trăm bề.
Biết
đó là thuốc quí,
Quan
ngự y lo xa,
Bèn
lén đem cây thuốc
Trồng
trong vườn sau nhà.
Bệnh
của vua tái phát,
Mọi
người đành bó tay.
Vua
thượng thổ hạ tả,
Nằm
kêu rên suốt ngày.
Châu
Đại Phu lấy lá
Cây
Ngô Du sắc lên
Làm
thuốc dâng vua uống.
Bệnh
của vua giảm liền.
Vua
thôi không nôn mửa,
Cơ
thể lại quân bình.
Ngài
ngạc nhiên, cho hỏi,
Ông
kể hết sự tình.
Vua
trầm ngâm một lúc
Rồi
hỏi quan ngự y:
“Viên
quan ấy bị đuổi,
Giờ
ở đâu, làm gì?”
Viên
quan xấu số ấy
Được
phục chức, về triều,
Rồi
phong làm quan lớn,
Ân
sủng cũng rất nhiều.
Mấy
năm sau, dịch tả
Bỗng
hoành hành khắp nơi.
Cây
ngô du, được biết,
Cứu
mạng sống nhiều người.
Cây
thuốc ấy rất quí
Của
nước Ngô, Ngô Du,
Người
đời sau gọi chệch,
Ở
giữa thêm chữ Thù.
2
Ngô
thù du, vị thuốc
Từ
quả cây cùng tên.
Cây
cao ba, bốn mét,
Phân
bố ở nhiều miền.
Quả
có hình cầu dẹt,
Khi
chưa chín màu xanh.
Khi
chín màu đỏ tím,
Mọc
thành chùm trên cành.
Hoa
nở vào tháng Bảy,
Quả
chín khoảng tháng Mười.
Khi
thu hoạch, hái quả
Đem
phơi khô ngoài trời.
Ngô
thù du ôn tính,
Ngậm
thấy đắng, hơi cay,
Trị
đau bụng, nôn mửa,
Đi
tháo lỏng nhiều ngày.
Nó
còn được sử dụng
Chữa
bệnh tê, đau lưng,
Chân
tay yếu, cảm lạnh,
Lở
ngứa và đau răng.
Cách
dùng: dưới dạng bột,
Một
- ba gam mỗi lần.
Ngày
uống ba, bốn bận.
Hoặc
sắc lên dùng dần.
Thuốc
sắc thì liều lượng
Có
thể tăng gấp đôi,
Ba
đến sáu gam nhỏ,
Uống
đến khỏi mới thôi.
Quả
thù du sắc đặc
Thành
dung dịch vàng đen,
Rửa
bộ hạ ngứa ngáy,
Vài
lần là khỏi liền.
Đau
răng thì lấy quả
Ngâm
với rượu thật lâu,
Rồi
ngậm và súc miệng,
Mấy
ngày sẽ hết đau.
SƠN
DƯỢC
1
Sách
sử có chép lại
Một
câu chuyện như sau,
Rằng
xưa có hai nước
Lớn
và nhỏ đánh nhau.
Đội
quân của nước nhỏ
Bị
dồn ép, cuối cùng
Bị
quân của nước lớn
Bao
vây trong khu rừng.
Khu
rừng ấy hiểm trở,
Không
dễ tấn công vào.
Thủ
lĩnh quân nước lớn:
“Không
đánh cũng chẳng sao.
Trong
ấy thiếu lương thực.
Sớm
muộn, vì đói ăn,
Hoặc
chấp nhận thất bại,
Hoặc
chúng sẽ chết dần.”
Rồi
ông ta cắm trại,
Cho
bao vây bốn bề,
Chờ
giặc ra nộp mạng,
Đắc
thắng và hả hê.
Thế
mà suốt mấy tháng,
Không
thấy chúng ra hàng.
Đánh
vào, bị đánh trả.
Ông
bắt đầu hoang mang.
Và
rồi một tối nọ,
Khi
quân lính ngủ say.
Quân
nước nhỏ trên núi,
Đánh
xuống, phá vòng vây.
Do
chủ quan khinh địch,
Do
mỏi mệt, quân ông
Bị
đánh thua, tan tác,
Xác
ngổn ngang giữa đồng.
Thế
là quân nước lớn
Phải
rút về nước mình.
Quân
nước nhỏ chiến thắng,
Khôi
phục lại hòa bình.
Suốt
mấy tháng trên núi,
Mặc
dù thiếu quân lương,
Họ
không chỉ không đói
Mà
khỏe mạnh khác thường.
Đơn
giản vì bất chợt
Họ
thấy một loài cây
Củ
rất to và ngọt,
Lá
xanh rậm và dày.
Hơn
thế, loài cây ấy
Có
rất nhiều khắp nơi.
Ngựa
thoải mái ăn lá,
Củ
thì dành cho người.
Sau
chiến tranh, dân chúng
Vào
rừng đào về ăn,
Thay
cho ngô, cho gạo,
Sức
khỏe khá hơn dần.
2
Cây
củ quí giá ấy
Có
tên là củ mài,
Họ
Củ nâu, thực chất
Cũng
là một giống khoai.
Khi
đem chế thành thuốc,
Hiện
đang được lưu hành,
Có
tên là là sơn dược,
Tức
thuốc của rừng xanh.
Ngoài
việc dùng chống đói,
Nhân
dân ăn củ này
Còn
bổ đường phế, thận,
Chữa
tả, lỵ lâu ngày.
Sơn
dược là thuốc tốt
Cho
bệnh viêm đại trường,
Di
tinh, bổ tỳ vị,
Chữa
bệnh đái tháo đường.
Cách
dùng: sắc hay bột,
Mười
lăm gam một ngày.
Dân
gian rất coi trọng
Loại
thuốc rẻ tiền này.
PHƯỢNG
TIÊN
1
Xưa,
vào thời trung cổ,
Ở
một nước châu Âu,
Có
cô gái xinh đẹp,
Tên
là Rosemarose.
Không
chỉ xinh, cô gái
Còn
tốt bụng, sẵn lòng
Nhường
chỗ ở nhỏ bé
Cho
chim trú mùa đông.
Còn
đàn chim, cảm động,
Tới
những chân trời xa
Mang
về tặng cô chủ
Rất
nhiều các loài hoa.
Những
loài hoa tuyệt đẹp
Chỉ
có ở đất người,
Đủ
các màu sặc sỡ
Long
lanh dưới mặt trời.
Vậy
là cô, nghèo đói,
Nhưng
có một vườn hoa
Xinh
đẹp nhất cả nước,
Hơn
thượng uyển hoàng gia.
Dân
làng cứ thoải mái
Dạo
chơi trong vườn cô.
Ai
muốn xin cây giống,
Cứ
việc lấy, tha hồ.
Một
cô gái xinh đẹp
Mang
cái đẹp cho người,
Hồn
nhiên như cây cỏ
Ngây
thơ sống giữa đời.
Thế
mà rồi Giáo Hội
Bắt
cô lên giàn thiêu
Vì
nghi là phù thủy,
Do
hàng xóm đặt điều.
Hoàng
xóm, vì ghen tị,
Nói
vườn hoa của cô
Là
vườn hoa phù thủy,
Nhiều
hoa lạ và to.
Thế
đấy, cô đã chết.
Từ
đám tro mọc lên
Một
loài hoa tuyệt đẹp
Có
tên là Phượng Tiên.
2
Phượng
tiên là hoa dại,
Cũng
có thể được trồng,
Thuộc
họ cây Bóng nước,
Hoa
trắng hoặc đỏ hồng.
Nhiều
gia đình người Việt
Thích
trồng hoa phượng tiên
Như
một loài hoa cảnh
Trong
vườn hoặc ngoài hiên.
Nó
còn là cây thuốc.
Chỉ
lấy thân và cành,
Bỏ
rễ, bỏ hoa, quả,
Phơi
khô rồi để dành.
Theo
các tài liệu cổ,
Cây
này có vị cay,
Tính
ôn, hơi có độc,
Là
vị thuốc rất hay.
Nó
giúp chữa phong thấp,
Chữa
rắn cắn, sưng đau,
Hoạt
huyết và chỉ thống,
Giảm
nhẹ chứng nhức đầu.
Dùng
dưới dạng thuốc sắc,
Ngày
uống một cốc con.
Dùng
ngoài không hạn chế,
Đến
khi bệnh không còn.
Nó
còn giúp giáng khí,
Chữa
kinh nguyệt không thông,
Đẻ
khó hay nấc nghẹn.
Đang
mang thai không dùng.
Một
ngày dùng ba lượt
Dưới
dạng bột hay viên,
Bốn
đến sáu gam nhỏ,
Hy
vọng bệnh khỏi liền.
Hà Nội, 22. 7. 2012
HẾT
No comments:
Post a Comment