Tuesday, March 17, 2015

CỔ THI TAC DỊCH - TRUNG QUỐC 2



VƯƠNG DUY

Tác giả: Sinh năm 701 mất 761, người Hà Đông (nay là Vĩnh Tế, Sơn Tây), tên chữ là Ma Cật, xuất thân trong một gia đình quan lại lớn, đỗ tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ 9 (721), từng làm Hữu tập di, Thượng thư hữu thừa... Cuối đời theo Phật, được người đời tôn là Phật Thi; ông còn là một họa sĩ thủy mặc nổi tiếng. Tác phẩm: "Vương Ma Cật tập".

Quán Trúc Lý

Hết đàn rồi lại hát,
Một mình giữa rừng cây.
Chỉ trăng và gió mát.
Chẳng bị ai quấy rầy.

Núi Hoa Tử

Chim bay hoài không dứt.
Núi Hoa Tử nối nhau,
Hết lên rồi lại xuống,
Đã sầu càng thêm sầu.

Khúc hát Vị Thành

Vị Thành mưa bụi trắng như mây.
Chớm xuân, quán rượu nụ đầy cây.
Ra khỏi Dương Quan là đất lạ.
Nào thêm chén nữa lúc chia tay.

Tiễn bạn ở Y Hồ

Hoàng hôn, ra bến nước,
Thổi sáo lúc chia tay.
Từ hồ ngoái nhìn lại,
Thấy núi xanh đầy mây.

Trại Mộc Lan

Núi thu vét nhặt chút hương ngày.
Líu ríu chim rừng, chim nhạn bay.
Mờ mờ ảo ảo màu cây cối.
Hoàng hôn, sương núi đã rơi đầy.

Vùng đất thấp Liên Hoa

Hái sen thường về muộn,
Vì bãi cát ven sông.
Nhẹ khua chèo, để nước
Không ướt cánh sen hồng.

Lục ngôn tứ tuyệt

Hoa đào ướt đẫm mưa đêm.
Sương treo trên lá liễu mềm.
Lá rụng, người nhà chưa quét.
Khách ngủ, chim kêu ngoài thềm.

Ngày Trùng Cửu, nhớ anh em ở Sơn Đông

Làm khách một mình nơi đất xa,
Hôm nay nhớ bạn ở quê nhà.
Anh em có lẽ cùng lên núi,
Thù du 1) cài tóc, thiếu mình ta.

1. Một loại cây có hoa đẹp. Ở Sơn Đông, vào ngày tết Trùng Cửu mồng chín tháng Chín, người ta leo núi, bẻ cành thù du cài lên đầu lấy phước.

Nghe tú tài Bùi Địch ngâm thơ, đùa tặng

Ngâm gì như vượn hót.
Nghe mà thật não lòng.
Thôi im cái giọng ấy,
Kẻo buồn khách trên sông.

Lộc Trại

Rừng vắng không thấy người,
Nhưng nghe rõ tiếng cười.
Nắng chiều va vào núi,
Lên rêu xanh đang rơi.

Núi Hoa Tử

Chim cứ chao lượn mãi.
Núi nhấp nhô ngả màu.
Đường viền dãy Hoa Tử
Nhìn bỗng buồn hồi lâu.

Lũng Tân Di

Hoa phù dung nở chóp cây xanh.
Một vùng đỏ rực bốn xung quanh.
Bên khe, nhà nhỏ người đi vắng,
Hoa bông mới nở, bông lìa cành,

Vũng Loan Gia

Mưa thu, từ kẽ đá
Chảy thành những dòng nông.
Con cò sợ, sà xuống,
Lại vội vút lên không.

Tiệp Dư 1) họ Ban

Điện vắng người, cửa sổ
Lập lòe đom đóm bay.
Đêm thu ngồi tựa trướng,
Đèn mờ ảo, lắt lay.

1. Một chức quan nữ phục vụ trong cung thời Trung Quốc phong kiến.

Thơ tặng Thôi Hưng Tông lúc chia tay

Giờ chia tay, dừng ngựa.
Trời lạnh, giữa hoàng hôn.
Phía trước phong cảnh đẹp,
Nhưng một mình vẫn buồn.

Từ núi, gửi các em gái

Ở đây nhiều đạo hữu.
Đọc kinh, thiền suốt ngày.
Từ thành xa đứng ngắm
Chắc chỉ toàn thấy mây.

Chân dung Thôi Hưng Tông

Vẽ chú lúc còn trẻ,
Nay chú già, râu dài.
Nhưng giờ người quen chú
Biết chú xưa đẹp trai.

Chú Chín họ Thôi 1) sắp đi
Nam Sơn, bên ngựa đọc tiễn

Mấy hôm nữa lại gặp,
Giờ bên thành, chia tay.
Đi thôi, hoa đang nở,
Kẻo hoa lại rụng đầy.

1. Có thể là Thôi Hưng Tông, con em nhà đằng caụa của Vương Duy.

Lại làm thơ khuyên Bùi Địch

Biết khó mà thoát tục,
Xa cuộc sống ồn ào,
Nhưng cứ chống gậy gỗ
Đi về hướng Nguồn Đào. 1)

(1) Tøc lµ khe Sa La, phía nam s«ng Ngoan Thñy, huyÖn §µo Nguyªn, ®­îc xem lµ n¬i lý t­ëng ®Ó ë Èn.

Thơ vặt

Xuân, lại nghe chim hót.
Cành mai lại nở hoa.
Buồn buồn nhìn nhánh cỏ,
E nó leo vào nhà.

Lời than thở trong cung

Trăng lạnh, mùi hoa như thấm sương.
Tiếng đàn réo rắt cung Chiêu Dương,
Như giọt đồng hồ ai thêm nước.
Để kéo dài thêm giọt chán chường.

Tặng Vi Mục

Cùng nặng lòng mây núi,
Không chịu về Đông Sơn.
Chắc đường đi tới đấy
Giờ cỏ mọc nhiều hơn.

Ghi lại

Mưa phùn, gác mờ tối.
Không mở cửa vì lười.
Nhìn đám rêu chợt thấy
Nó muốn bám áo người.

Tiễn biệt

Chiều, tiễn nhau trong núi.
Về đóng liếp tranh dày.
Sang năm cỏ lại mọc.
Liệu khách còn tới đây?

Gửi chồng ở xa
Bài một

Chồng hão danh lính thú,
Vợ nhan sắc phai dần.
Trang điểm xong lặng lẽ
Khóc, ngắm cành hoa xuân.

Gửi chồng ở xa
Bài bốn

Đầy sương mù, hôm ấy
Chàng và thiếp chia tay.
Giờ đứng nhìn chỉ thấy
Phía chàng trời đầy mây.

Gửi chồng ở xa
Bài năm

Trắng và mềm như lụa,
Trăng rất sáng đêm nay.
Để soi lòng của thiếp,
Trăng sáng đến rạng ngày.

Thú điền viên
Bài một

Hái hoa súng về, gió nổi.
Chống gậy ven thôn chiều tà.
Cây Hạnh 1) có người đánh cá.
Bên suối Đào Hoa có nhà.

1) S¸ch Trang Tö cã viÕt: "§øc Khæng Tö ®i ch¬i rõng Tri Duy, ngåi trªn ®µn cã c©y H¹nh (H¹nh §µn), c¸c häc trß cña ngµi ®äc s¸ch. Ngµi gÈy ®µn, ®­îc nöa khóc th× cã mét ng­ phñ r©u tãc b¹c ph¬ bá thuyÒn c©u lªn nghe".

Thú điền viên
Bài hai

Hè mà thông như vẫn lạnh.
Xuân về cỏ mọc xanh non.
Trẻ hồn nhiên, không danh lợi.
Trâu thuộc đường, tự về thôn.

Thú điền viên
Bài bốn

Hoa đào đỏ ngậm mưa đêm.
Liễu xanh mầm non mới nhú.
Hoa rụng chưa quét ngoài thềm.
Chim hót, khách lười vẫn ngủ.

Thú điền viên
Bài năm

Uống rượu cùng nhau bên suối.
Ôm đàn ngồi tựa gốc thông.
Sáng bẻ bông quỳ phía bắc,
Đêm nằm trong hang phía đông.

Đưa ma Ân Tử

Đưa tiễn ông về núi Thạch Lâu.
Táng xong, thấy bách vẫn xanh màu.
Từ nay xương trắng vùi mây trắng.
Chỉ nước xuôi về mang nỗi đau.

Khúc hát về những người trẻ tuổi

Tân Phong rượu quý sẵn, hàng ngày
Khách trẻ Hàm Dương vẫn tới đây.
Gặp nhau, cảm nhau mà nâng chén.
Ngựa buộc bên lầu, dưới gốc cây.

Than tóc bạc

Ngày nào trai trẻ, giờ răng móm,
Tóc đen nay đã trắng trên đầu.
Kiếp người bao chuyện buồn như vậy,
Không mong vào chùa thì vào đâu?

Tiết hàn thực trên sông Tị

Bên thành Quảng Vũ buổi chiều xuân,
Khách Mấn lên đường, lệ ướt khăn.
Chim hót, hoa rơi, cây liễu nhỏ
Nhìn khách sang sông, bóng khuất dần.

Ao Mạnh Thành

Dọn về ở Mạnh Thành.
Liễu già soi bóng nước.
Ai sẽ đến sau ta?
Thương cho người ở trước.

Khúc đêm thu

Giọt nước đồng hồ tí tách rơi.
Trăng khuya mờ ảo phía chân trời.
Thu đến, áo chàng chưa kịp gửi,
Xin đừng rơi sớm, lạnh, sương ơi.

Tặng quan trung thư họ Tử
bài "Trông núi Chung Nam"

Chiều, từ Tử Vi 1) xuống.
Đời oan trái nhiều bề.
Dừng ngựa bên song thụ,
Mải ngắm cảnh, quên về.

(1) Tøc Tö Vi tØnh, n¬i c¸c quan Quang Trung lµm viÖc.

Lời tiễn xuân

Người già thêm từng ngày.
Xuân đi rồi xuân đến.
Tiếc gì cánh hoa bay.
Sẵn rượu, cứ nâng chén.
.
Thơ đề chơi trên phiến đá

Chiếc bàn đá nhỏ dưới lùm cây.
Bên suối, long lanh chén rượu đầy.
Nếu quả gió xuân vô tri giác,
Sao xua hoa rụng đến nơi này?

Thơ vặt

Bác vừa từ quê ra,
Chắc biết rõ chuyện nhà.
Bụi mai vàng bên giếng
Dạo này vẫn nhiều hoa?

Khe chim kêu

Người nhàn, hoa quế nở.
Lặng im rừng đêm hè.
Trăng mọc làm chim sợ.
Giật mình, kêu dưới khe.

Khúc đêm thu

Vừa mới chớm thu, lạnh đã se.
Chưa thay áo mỏng mặc mùa hè.
Nghe mãi sáo đàn rồi cũng chán,
Nhưng ngại phòng không, chưa muốn về.

Nhớ nhau

Giống đậu núi Ngũ Lĩnh
Thu đến mọc rất nhanh.
Ăn nó nhớ nhau lắm.
Hái nhiều nữa đi anh!

Tiễn biệt

Tiễn người Nam Phố, lệ như mưa.
Khi đến Đông Châu xin hãy thưa,
Nhắn giúp: Bạn bè ngày một ít,
Khác thời còn ở Lạc Dương xưa.

Đình bên hồ

Thượng khách bước lên thuyền.
Thuyền rẽ sóng tiến lên.
Ngồi trên hiên, uống rượu.
Bốn phía đều hoa sen.

Cùng viên ngoại Lư Tượng thăm
nhà trong rừng của xử sĩ Thôi Hưng Tông

Cây xanh, bóng rợp, mát nơi nơi.
Rêu bụi không dây, có một người
Ngồi dưới gốc thông, đầu tóc xõa
Mắt trắng nhìn quanh nhận xét đời. 1)

(1) NguyÔn TÞch (cuèi ®êi Ngôy) lµ mét trong b¶y ng­êi hiÒn ë Tróc L©m, tôc truyÒn khi tiÕp ng­êi thanh cao, «ng nh×n b»ng ®«i m¾t xanh, khi gÆp kÎ xÊu m¾t «ng cã mµu tr¾ng.

Tức phu nhân 1)

Đâu vì được yêu mến
Mà quên mất tình xưa.
Khóc, ngắm hoa, lời nghẹn
Không nói gì với vua.

1) Vèn lµ vî vua n­íc Tøc thêi Xu©n thu. Së diÖt Tøc, vua Së Ðp nµng lµm vî m×nh, dï sinh ®­îc hai con nh­ng nµng kh«ng bao giê nãi mét lêi nµo víi Së V­¬ng.

Đưa chân ông Nguyên Nhị đi sứ An Tây

Mưa nhỏ Vị Thành, mưa lây rây.
Quán khách xanh xanh khói liễu bay.
Ra khỏi Dương Quan toàn khách lạ.
Ông hãy cùng tôi uống chén này.

Tiễn biệt

Vừa tiễn bạn trong núi.
Cửa đóng, ánh chiều tà.
Mới xuân, cỏ lại mọc.
Liệu bạn đã về nhà?

Nhớ nhau

Nguồn gốc từ nước Nam,
Đậu đỏ, kia, đã nở.
Xin bác hái thật nhiều -
Nó gợi ta thương nhớ.

Tiễn Chu Đại vào Tần

Tiễn bác đi Vũ Lăng.
Đây, thanh kiếm nghìn vàng.
Chia tay, xin cởi tặng
Cùng tấm lòng tao khang.

Ao Ngưng Bích

Muôn nhà chiến sự, lắm gian nan.
Mong sớm chầu vua - lòng các quan.
Trong cung quạnh quẽ hoa hòe rụng.
Ngoài ao Ngưng Bích rộn tiếng đàn.


Bát trân đồ

Giúp chia ba thiên hạ,
Lưu mãi bát trận đồ. 1)
Nước chảy, đá còn đó.
Chỉ hận không đánh Ngô.

1). Trận địa của Gia Cát Lượng bày trên bãi cát phẳng ở Ngư Phục, có tám lối vào ra gọi là bát trận.

Miếu Vũ Hầu 1)

Núi cao, miếu mọc đầy cây cỏ.
Xung quanh, nét vẽ nhạt trên tường.
Văng vẳng lời ông từ biệt chủ 2),
Nhưng không về ẩn núi Nam Dương.

1). Tức Khổng Minh.
2). Tức Hậu Chủ, con Lưu Bị.

Sống nhàn ở Võng Xuyên
Bài hai

Núi lạnh màu xanh biếc.
Suối róc rách suốt ngày.
Chống gậy đứng trước cửa,
Nghe ve kêu trên cây.
Bên sông, mặt trời lặn.
Trên gò, khói lam bay.
Hát ngông trước Ngũ Liễu
Lại Tiếp Dư đang say.

Ngắm cảnh sông Hán

Tam Tương liền Ải Sở
Kinh Môn chín nhánh thông.
Sông chảy xa tít tắp.
Núi khi thấy, khi không.
Sóng lô xô, vời vợi.
Làng xa trên bãi sông.
Tương Dương nhiều cảnh đẹp.
Lại say với sơn ông.

Đáp ông Quách Cấp Sự

Cửa động, lầu cao rợp nắng tà.
Xanh tươi đào mận, liễu ra hoa.
Chim kêu trong sảnh, gia nhân ít.
Nhà quan vắng vẻ, chuông ngân nga.
Sáng rung bội ngọc, đi lên điện.
Chiều vua ban chiếu, lạy, đi ra.
Những muốn theo vua, không ngại tuổi,
Lắm bệnh, từ quan, phải ở nhà.

Ghé chơi nhà Lý Tiếp

Suốt ngày vắng xe ngựa.
Trước cửa đầy cỏ hoa.
Khách đi theo ngõ tối.
Chó sủa dưới rừng già.
Đi, tay cầm sách đạo.
Tóc không trâm, lòa xòa.
Yên nghèo, vui đạo hạnh.
Ông là bạn của ta.
Uống xong chén rượu quí,
Lại chia tay, về nhà.

Lên thành Nhuận Châu

Lên cao, nhìn bát ngát.
Thành bên sông, xế ngày.
Chân cầu vồng mưa tạnh.
Cồn cát nước ngập đầy.
Quanh cánh buồm chim lượn.
Khói vương vấn ngọn cây.
Quê nhà nơi nào nhỉ?
Mắt nhìn về hướng tây.

Cảnh nông nhàn ở Vị Xuyên

Mặt trời xế đầu xóm.
Từ núi đàn trâu về.
Ông lão chờ lũ trẻ,
Chống gậy trước cổng tre.
Chim trĩ kêu, lúa tốt.
Tằm ngủ, ăn no nê.
Nông phu vai vác cuốc,
Gặp, nói chuyện đồng quê.
Sống nhàn là như vậy.
Cứ hát, cười hả hê.

Tây Thi
(Trích)

Người đời thích gái đẹp
Nên mới có Tây Thi.
Sáng bên khe giặt áo,
Chiều đệ nhất cung phi.
Lúc nghèo, giống người khác.
Giàu mới thành khinh khi,
Có người hầu trang điểm.
Nâng đỡ từng bước đi.
Vua yêu, càng ngang ngược,
Chẳng coi ai ra gì.

Suối Thanh Khê

Giữa rừng thông thanh vắng
Ầm ầm tiếng thác rơi.
Hai bên bờ lau lách.
Nước lạnh in mây trời.
Ta vốn ưa nhàn nhã,
Gặp chỗ này tuyệt vời.
Vậy ngồi xuống phiến đá,
Câu, quên hết sự đời.

Trả lời chú Năm Trương Nhân

Núi Chung Nam trước mặt.
Nhà tranh, xa lánh đời.
Vắng khách, cửa luôn khép.
Suốt ngày lòng thảnh thơi.
Uống rượu, lại câu cá.
Chú rỗi, mời đến chơi.

Đưa tiễn

Xuống ngựa, nâng chén rượu,
“Bác đi đâu bây giờ?”
Bác đáp: “Đời chán quá,
Về núi Nam ngâm thơ.
Để tôi đi, đừng hỏi,
Kẻo mây trắng không chờ”.

Đáp quan huyện họ Trương

Tuổi già thích yên tĩnh.
Không bận lòng đến ai.
Tự thấy mình vô dụng,
Thì về núi nằm dài.
Gió thổi bay dải áo.
Trăng soi sáng cành mai.
Bác hỏi về lẽ sống?
Hãy lắng nghe sáo chài.

Nhà riêng ở núi Chung Nam

Trẻ đã yêu đạo Phật.
Già, về sống núi này.
Hứng - một mình đi dạo.
Vui - chỉ một mình hay.
Đi đến tận nguồn nước,
Ngồi ngắm áng mây bay.
Bất chợt gặp ông lão,
Vui chuyện đến hết ngày.

Ngẫu nhiên làm bài thơ này

Về già đâm lười biếng.
Tuổi tác đến bất ngờ.
Kiếp trước chắc nghề vẽ,
Danh văn chỉ ỡm ờ.
Do vì quen mà viết.
Người đời gọi nhà thơ.
Chữ và tên đã có,
Cái tâm thì còn chờ.

Đêm thu trên núi

Đang thu, chiều trĩu nặng.
Núi hiện dần, mưa tan.
Rừng thông trăng chiếu chếch.
Suối chảy qua đá tràn.
Xôn xao tiếng con gái.
Dập dềnh chiếc thuyền nan.
Du khách còn ở lại,
Mặc cho xuân úa tàn.

Ghé chùa Hương Tích

Hương Tích đâu không biết.
Đi mấy dặm đến đây.
Núi sâu tiếng chuông vọng.
Lối đi lá phủ dày.
Suối chảy ven vách đá,
Nắng lạnh vướng trên mây.
Hoàng hôn buông, quạnh quẽ.
Sâm sẫm một bãi lầy.

Tháng Hai, trong vườn

Tu hú đậu nóc nhà.
Khắp làng hạnh đâm hoa.
Cuốc đất tìm mạch suối.
Dao phát lá xùm xòa.
Én tìm về tổ cũ.
Người xem lịch năm qua.
Nâng chén, quên không uống,
Chợt nhớ người đi xa.

Thơ làm khi về núi Tung Sơn

Qua rừng thưa, sông chảy.
Xe ngựa đi thong dong.
Chim chiều bay nháo nhác.
Nước chảy như chiều lòng.
Thành hoang bên bến cũ.
Nắng vàng như mật ong.
Về núi Tung yên tĩnh
Đóng cửa, lánh bụi hồng.

Đêm thu, ngồi một mình

Một mình, thương tóc bạc.
Chắc đã đến canh ba.
Trong mưa trái cây rụng.
Dưới đèn giun dế ca.
Khó làm tóc xanh lại.
Trường sinh tìm đâu ra?
Chỉ chăm lo đạo Phật
Mới thắng nổi cái già.

Tiễn Triệu Tiên Chu trên sông Kỳ

Mới gặp nhau vui vẻ,
Giờ đã buồn xa nhau.
Người đi, thương vất vả.
Kẻ ở, luống ngậm sầu.
Trời lạnh, núi quang đãng.
Chiều buông, sông đục ngầu.
Thuyền bác đi đã khuất,
Còn nhìn theo rất lâu.

Uống rượu cùng Bùi Địch

Nâng cốc cùng anh, rượu rót đầy.
Tráo trở, lòng người luôn đổi thay.
Bạc phơ mái tóc, gươm còn chống.
Lầu son kẻ ác ghét người ngay.
Lất phất mưa phùn, cây cỏ ướt.
Gió xuân lành lạnh, cánh hoa bay.
Việc đời bèo bọt xin đừng hỏi.
Thà rằng nằm khểnh ngắm mây bay.

Thơ làm trong núi lúc đầu thu

Bất tài, chẳng dám mộng Trường An.
Chọn chốn Đông Khê để sống nhàn.
Ngang sánh Thương Bình, con gả sớm.
Chỉ thua Đào Lệnh, chậm từ quan.
Ve kêu trong núi nghe buồn bã.
Ngoài vườn giun dế khóc râm ran.
Nhà tre vắng vẻ không ai tới.
Rừng xanh ta hẹn với mây ngàn.

Thơ làm tại nhà Võng Xuyên, trong cơn mưa dầm

Trong mưa, rừng vắng, khói trên không.
Nấu canh, nấu cá kiểu nhà nông.
Cò trắng chao bay trên ruộng nước.
Chim oanh vui hót bụi ngô đồng.
Nhìn cây, ngồi lặng, thiền trên núi.
Bẻ quỳ, chay tịnh giữa rừng thông.
Mấy bác nhà quê tranh chiếu rượu.
Ngơ ngác, chim âu cứ lượn vòng.

Núi Chung Nam

Mạch rồng chạy tới biển.
Thái Ất gần kinh đô.
Mây quyến luyến muốn tụ.
Đẹp như tranh họa đồ.
Núi xanh, khe nhiều vẻ.
Thung lũng chia thành ô.
Muốn đến đây nghỉ tạm,
Hỏi chuyện anh lái đò.

Nhà trên núi của xử sĩ họ Lý

Biết phận hèn, tự rút.
Quan lớn đầy trong triều.
Đi theo các đạo sĩ
Lên núi cao dựng lều.
Tựa núi, ngắm hoa nở.
Ngước lên, nhìn mây chiều.
Sáng bạch rồi còn ngủ,
Nằm lười nghe chim kêu.

Chia tay hai em gái

Hai em nay đã lớn.
Tóc gần bằng người ta.
Đã biết cầm đàn quí,
Đã biết che khăn là.
Nhớ anh đi lần trước,
Còn vô tư nghịch hoa.
Nay hiểu buồn ly biệt,
Ân cần, giọt lệ sa.

Tiễn Chấp Nhị ở chùa Tư Thánh

Sống ở đời, sống gửi.
Chức quan còm, sá gì.
Cả với tôi cũng vậy.
Quan trọng gì ở, đi.
Đầu hạ, hòe râm mát.
Cuối xuân, liễu xanh rì.
Bến ngự câu, bất giác
Nâng chén rượu biệt ly.

Tiễn chú Năm Trương Nhân về núi

Tiễn chú, buồn vô hạn.
Còn tiễn ai nữa đây?
Ở với nhau mấy bữa,
Chú đã vội chia tay.
Đông Sơn có nhà lá,
Nhờ quét ngõ hàng ngày.
Ta cũng nên về nốt,
Hơn cam chịu nơi này.

Quan lục sự họ Thôi

Hiếm thay, con người ấy.
Đổi quan lấy ruộng đồng.
Trẻ, giang hồ hiệp sĩ.
Già, thiền, đạo Nho thông.
Lánh đời, về núi ở,
Dựng nhà góc biển Đông.
Nghe đồn tu đắc đạo.
Tôi cũng muốn theo ông.

Thơ làm lúc thuyền xuôi
Đại Hà đến Thanh Hà

Thuyền giữa sông Đại Hà.
Trời và nước bao la.
Sóng lớn dâng cuồn cuộn.
Hai bên - vạn ấp, nhà.
Tiếp đến là đô thị.
Cả ruộng dâu, ruộng cà.
Ngoảnh lại nhìn quê cũ,
Thấy toàn mây xa xa.

Nỗi lòng đêm đông

Đêm đông dài và lạnh.
Đồng hồ điểm canh thâu.
Sương treo trên cỏ trắng.
Gặp rét, lá nhạt màu.
Áo đẹp, người ốm yếu.
Đèn đỏ, bạc tóc râu.
Triều đình chuộng người trẻ.
Mai xấu hổ vào chầu.

Đến thiền đường thăm thiền sư họ Phúc

Lối nhỏ men quanh núi.
Cây che kín thiền đường.
Chư tiên bay, tấu nhạc.
Chức nữ quì dâng hương.
Núi sáng sau rặng trúc.
Khe mát, cây khói vương.
Ngài tĩnh tâm thiền tọa.
Hoa nở thơm bên đường.

Bị đổi đi Tế Châu

Quan nhỏ dễ mắc tội.
Bị đổi đi Tế Châu.
Người chấp chính quyết định.
Vua có lòng nào đâu.
Nơi ấy làng ẩm thấp,
Dân ít, cảnh buồn rầu.
Mai đây nếu về được,
Chắc cũng bạc phơ đầu.

Sống nhàn ở Võng Xuyên 1)

Từ ngày về Bạch Xã, 2)
Không còn ở Thanh Môn, 3)
Thường tựa cây ngồi ngắm
Cảnh ruộng đồng, nông thôn.
Lau xanh soi bóng nước.
Chim trắng bay về non.
Ô Lăng Tử thong thả 4)
Tưới vườn bằng gáo con.

1. Võng Xuyên - một danh thắng, cách huyện Lam Điền 20 dặm về phía Tây Nam. Vương Duy có ngôi nhà riêng ở đó, phía trước là nhà của nhà thơ Tống Chi Vấn. Hai ông và bạn bè thường tụ họp ở đây ngâm vịnh.
2. Vùng đất phía tây cửa Kiến Xuân, thành Lạc Dương. Vương Duy nói về Bạch Xã  chỉ việc lui về ở ẩn, tu hành theo đạo Phật.
3. Cổng thành ở Trường An cũ.
4. Ô Lăng Tử, hay còn gọi là Ô Lăng Trọng Tử, là hiệu của Trần Trọng Tử, người nước Tề, nổi tiếng khí khái, vua nước Sở mời ra làm quan không chịu, hàng ngày kiếm sống bằng cách tưới nước thuê.

Nhà trên núi của quan cấp sự họ Vi

Không nhiều người tìm được
Một nơi đẹp như đây.
Núi cao liền sát cổng,
Khe nước giữa rừng cây.
Sau nhà bếp - khóm trúc.
Trước thềm đá - bụi mây.
Ai không muốn treo ấn
Để được chỗ thế này?

Viết trên đò đêm đi Ba Nam

Bến đò lúc chiều tối.
Tiếng gọi đò xôn xao.
Chuông chùa quê đang điểm.
Đèn lốm đốm như sao.
Nhìn nhạn, nhớ quê cũ.
Nghe vượn hót, lệ trào.
Đêm, đò côi, trăng sáng,
Lòng cứ thấy thế nào.

Đến hang Cao Cốc với Trình Hộ

Rỗi, đến hang Cao Cốc
Tìm bác, bác vắng nhà.
Mây xuân, cây càng ấm.
Mưa chiều, thêm đỏ hoa.
Lối vào hang vắng vẻ.
Đàn hươu đi trước nhà.
Áo quần và gối chiếu
Thấm hơi núi xa xa.

Thơ đề phòng nhà sư trên núi

Cây chìa cành vào cửa.
Núi đổ bóng xuống thềm.
Nước chảy, cối tự giã.
Lá như bàn tay mềm.
Mới biết học là ngốc.
Làm quan chỉ mệt thêm.
Sư ngủ đâu không thấy,
Chỉ nghe tiếng chuông đêm.

Đến tiểu viện của thương nhân Đàm Hưng

Đợi nhau bên Khe Hổ.
Tay cầm chiếc gậy tre.
Tiếng núi vang như giục.
Đi men theo bờ khe.
Hoa đồng nở từng cụm.
Chim gì hót não nề.
Đêm ngồi nơi rừng vắng,
Nghe gió, tưởng thu về.

Trên núi

Cổng đóng, trời tĩnh mịch.
Bóng chiều đổ mênh mông.
Ít người đến làm khách.
Nhiều chim trên ngọn thông.
Tre non phủ phấn trắng.
Sen để rơi cánh hồng.
Bến đò đèn đã sáng.
Người đi lại rất đông.

Đi ngang qua nhà sơn nhân
họ L‎ý, đề thơ lên vách nhà

Đời người như giấc mộng.
Hứng thì hát nghêu ngao.
Đất rộng, tre cứ mọc.
Sống lâu, tuổi càng cao.
Thuốc mượn Hàn Khang bán. 1)
Cửa chờ Hướng Tử vào. 2)
Chỉ hiềm mây trắng thế,
Ông biết ngủ thế nào?

1. Hàn Khang người đời Đông Hán, làm nghề bán thuốc ở chợ Trường An với giá nhất định. Một cô gái đòi mặc cả, ông nhất định không cho. Cô kia tức giận nói: “Ông là Hàn Khang hay sao mà không cho mặc cả?” Ông nghĩ bụng, mình muốn tránh cái danh mà đến một cô gái nhỏ còn biết tên, vậy ẩn danh làm gì nữa. Ông bèn bỏ sạp lên núi Ba Lăng ở ẩn.
2. Tên đầy đủ là Hướng Tử Bình, người đất Triệu Ca, đời Đông Hán, sau khi dựng vợ gả chồng cho con xong, ông cùng Cầm Khánh ngao du vùng Ngũ Nhạc đến hết đời.

Tiễn Mạnh Lục về Tương Dương

Đừng bước ra khỏi cửa.
Không tha thiết với đời.
Sống thế là hay nhất.
Bác cứ về nghỉ ngơi.
Say khướt với vò rượu.
Đọc sách, thích, cứ cười.
Còn đòi gì hơn nữa?
Đừng thơ phú, mệt người.

Xuân muộn nơi khuê phòng

Buồn buồn, ngồi trang điểm.
Mặt trời lặn, rực hồng
Hắt bóng lên thềm ngọc.
Lò sưởi tỏa hương nồng.
Bướm bay, vương vào lưới.
Chim sẻ lượn vườn đông.
Hoàng hôn, buồn man mác.
Đào mận nở bên song.

Cuối xuân ở Vũ Uy, nghe tin phán quan
Vũ Văn đi sứ miền tây đã về tới Tấn Xương

Oanh lượn quanh đồn thú.
Mưa lất phất trên lầu.
Đào thấm lệ quan ải.
Liễu biên khu gợi sầu.
Soi gương, thương tóc bạc.
Xuân, thay áo cũ nhàu.
Nghe nói bác đi sứ
Đã về tới Qua Châu.

Về Võng Xuyên

Cửa hang, nghe chuông điểm.
Tiều ngư đã vắng dần.
Đi về hướng mây trắng.
Buồn buồn cái chiều xuân.
Hoa dương nhẹ, chấp chới.
Đung đưa cọng rau tần.
Cỏ bờ đông xanh biếc.
Đóng cổng, đứng tần ngần.

Cảnh chiều sau cơn mưa

Mưa tạnh, đồng rất rộng.
Bầu trời cao, xanh trong.
Làng vươn tận khe núi.
Cổng thành giáp bến sông.
Nước ruộng xa sáng loáng.
Núi gần vút lên không.
Đang ngày mùa, bận việc,
Cả nhà ở ngoài đồng.

Than tóc bạc

Tuổi ta không còn ít -
Tóc đãbạc thế này.
Dọc ngang khắp trời đất,
Còn sống được mấy ngày?
Hết lo chiều lại sáng.
Nhớ nhà khi ngắm mây.
Còn vướng víu gì nữa
Mà tất bật đó đây?


LÝ KỲ

Tác giả: Người huyện Đông Xuyên, nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, đỗ tiến sĩ năm 725, từng giữ chức huyện úy huyện Tân Hoàng, sau từ quan về ở ẩn, giao du nhiều với các nhà thơ nổi tiếng đương thời như Vương Xương Linh, Vương Duy, Cao Thích. Không rõ năm sinh, năm mất.

Ngắm cảnh Tần Xuyên

Cảnh Tần Xuyên buổi sáng -
Đỉnh núi nhú mặt trời.
Tường thành cao lớp lớp.
Mặt sông lạnh, sáng ngời.
Tre muôn nhà xào xạc.
Thông khắp chốn xanh tươi.
Ai đi kia, than thở?
Sương mù giăng khắp nơi.

Trọ phòng thiền của Oánh Công, nghe tụng kinh

Có ai niệm Phật phía chùa Tây.
Tiếng chuông rời rạc, mảnh trăng gầy.
Đêm, sương rơi nặng, rừng xao xác.
Sáng, sáo trời kêu, rộn suốt ngày.
Lúc lặng như rơi vào chỗ trống,
Lúc ào như thác đổ từ mây.
Mới biết phù du là cõi tục.
Một lòng theo Phật nguyện từ nay.

Tiễn Ngụy Vạn lên kinh đô

Nghe người sáng dậy hát Ly Ca.
Đêm trước vượt sông, lệ thấm nhòa.
Ở đây lòng chạnh, nhìn chim nhạn,
Huống nữa một mình nơi đất xa.
Xác xơ cây lá ngoài biên ải.
Tiếng chày đập vải tận canh ba.
Đừng nghĩ Trường An nơi hưởng lạc,
Mà vui, để uổng tháng ngày qua.

TRƯƠNG VI

Tác giả: Tự Chính Ngôn, không rõ năm sinh, năm mất, đỗ tiến sĩ trong khoảng niên hiệu Thái Bảo (742 - 755), làm quan đến Lễ bộ thị lang.

Thơ đề vách nhà một người ở Trường An

Người ta kết bạn bởi tiền tài.
Tiền hết thì tình cũng nhạt phai.
Dẫu có nặng lời thề với thốt -
Lời thề như gió thoảng qua tai.

Cùng Vương Trưng Quân đi chơi
hồ Động Đình, có nỗi niềm phải suy nghĩ

Tiên Giang chảy về bắc.
Động Đình đang thu sâu.
Nghìn xa, nhớ quê cũ.
Năm canh giọt lệ sầu.
Đọc sách, không quên được.
Uống rượu thêm buồn đau.
Lạc Dương, bạn không ít,
Nhưng bao giờ gặp nhau?

Thơ làm khi uống rượu giữa sông

Ngày - nhìn núi trước mặt.
Đêm - ngắm trăng trên đầu.
Chén rượu cạn lại rót.
Mọi việc vứt khỏi đầu.
Chủ nhân vạn hộc thóc,
Tiếc chén rượu đục ngầu?
Gặp bạn mà không uống,
Sau ích gì nhớ nhau?


VÔ DANH THỊ

Thơ vặt

Gió xuân, Hàn Thực, cỏ xanh xanh.
Lúa đang bén rễ, liễu buông cành.
Có nhà mà chẳng về nhà được.
Chim cuốc kêu hoài suốt năm canh.


CƠ VÔ TIỀM

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, tự Quý Thông, đỗ tiến sĩ khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713-742).

Trọ ở chùa Long Hưng

Viếng chùa, đêm, ở lại.
Ngoài điện, rừng thông reo.
Trong chùa đèn le lói.
Tràng hạt áo tỳ kheo.
Sen xanh như phép Phật.
Ráng đỏ vắt qua đèo.
Hoa trời rơi chẳng dứt.
Chim bay giữa nắng chiều.

Ngày xuân dong thuyền chơi khu Nhược Da

Nhàn cả trong ý nghĩ.
Không cần biết đi đâu.
Gió thổi, thuyền cứ lướt.
Vào tận cửa khe sâu.
Đêm đến, rẽ núi bắc,
Đứng ngắm sao trên đầu.
Khói đầm bay mù mịt.
Trăng xuống thấp phía sau.
Chuyện đời nhiều rối rắm,
Thì làm anh đi câu.


ĐỖ PHỦ

Tác giả: Sinh năm 712, mất 770, tự Tử Mỹ, quê Tương Dương, nay thuộc tỉnh Hà Bắc, một trong những nhà thơ vĩ đại nhất đời Đường. Ông thi tiến sĩ không đỗ, một lần nhân đến Trường An, dâng lên vua Huyền Tông ba bài phú. Vua thấy hay, cho làm Đãi chế tập hiền viên. Đến đời Đường Túc Tông, ông giữ chức Hữu tập di, rồi Hoa châu tư công. Gặp lúc loạn lớn, ông bỏ quan về đất lạ Tần Châu hái rau kiếm củi lần hồi rồi lưu lạc tới Kiếm Nam. Nghiêm Vũ xin cho ông làm Tham mưu kiểm hiệu Công bộ viên ngoại lang. Đến đời Đại Lịch, ông tới Lỗi Dương, một đêm quá say rồi mất, thọ 59 tuổi. Tác phẩm: Còn lưu lại được 16 quyển thơ với hơn 1400 bài.

Cảm tác

Dở, hay tự mình biết.
Nghiệp văn, nghiệp cả đời.
Mỗi người một cách viết,
Kẻo đời sau chê cười.

Tuyệt cú

Trên nền nước biếc chim càng trắng.
Hoa đỏ hơn nhiều nhờ lá cây.
Xuân này có lẽ không về được,
Vậy biết xuân nào về được đây?

Chợt hứng

Đường trắng hoa dương, những lá sen
Tròn xanh trên suối như đồng tiền.
Mầm măng khẽ nhú không ai thấy.
Trên cát vịt trời đang ngủ yên.

Chợt hứng

Những muốn tới nơi suối khởi đầu.
Một mình chống gậy giữa Phương Châu.
Cuồng điên gió thổi, oằn tơ liễu.
Nước cuốn, hoa đào trôi tới đâu?

Tặng Lý Bạch

Thu về nhớ cảnh ngắm trăng lên.
Thẹn với Cát Hồng vì thuốc tiên. 1)
Ngang tàng, bướng bỉnh, kiêu, trọng nghĩa,
Ngày nào cũng uống, hát như điên 2).

(1) C¸t Hång tù lµ Bao Ph¸c Tö, chuyªn häc phÐp tiªn, kÓ c¶ viÖc ®Ó chÕ ra thÇn d­îc.
(2) Lý B¹ch næi tiÕng hay uèng r­îu, tÝnh khÝ hµo hiÖp, cã lóc v× ng­êi kh¸c mµ ®©m chÕt ng­êi.

Tặng Hoa Khanh

Cẩm Thành đàn sáo suốt đêm ngày,
Nửa tan vào gió, nửa vào mây.
Vốn của thiên cung, nơi hạ giới,
Ai đã từng nghe nhạc khúc này?

Bát đồ trận 1)

Giúp thiên hạ chia ba.
Nổi tiếng bát đồ trận.
Sông chảy, đá vẫn trơ.
Chưa lấy Ngô, còn hận.

1. Thời Tam Quốc Gia Cát Lương cho xếp đá lập trận bát đồ cao năm thước, rộng mười vi ở tay nam cung Vĩnh An, nay thuộc Tứ Xuyên. Sau này tướng Ngô là Lục Tốn đến xem bị lạc, may được Hoàng Thừa Nghiện, bố vợ Khổng Minh, chỉ đường mới thoát. Năm 768 Đỗ Phủ đi qua đây nên viết bài thơ này.

Tiễn Hạ Tiêm ở bến sông

Bùi ngùi lệ nhỏ lúc xa nhau:
Đã bảy mươi rồi, còn đi đâu?
Thuyền nghiêng, gió mạnh, buồn khi thấy
Trên sóng bạc đầu người bạc đầu.

Trung thu

Đêm nay là trung thu.
Trời cao, trăng huyền ảo.
Ai có tiệc lầu nam
Mà rộn vang đàn sáo.

Lại buồn

Các nước lo chinh phạt.
Quê cũ giờ thế nào?
Trước đã ít bạn hữu,
Nay thêm họa binh đao.

Tuyệt cú

Chim trắng bay, sông biếc.
Núi xanh tươi, đầy hoa.
Lại thêm một xuân nữa.
Biết bao giờ về nhà?

Gặp ông Lý Niên ở Giang Nam

Trước nhà Thái Cửu từng nghe tiếng.
Trong phủ Kỳ Vương gặp mấy lần.
Giang Nam xinh đẹp mùa hoa rụng,
Bây giờ lại gặp trạm dừng chân.

Tuyệt cú

Đôi chim oanh hót trên cành liễu.
Chấp chới trời xanh mấy cánh cò.
Khung cửa in tranh mờ núi tuyết,
Dập dìu thuyền đậu bến Đông Ngô.

Mạn hứng

Đứng ngắm sông xuân những chạnh lòng,
Một mình chống gậy bước thong dong.
Tơ liễu quay cuồng khi gặp gió.
Theo nước, hoa đào trôi dưới sông.

Quan Lý Cố mời xem tranh Tư Mã, em trai ông ta 1)
(Trích)

Cảnh thần tiên, trời, nước.
Thiên Thai, mây nhiều màu.
Đời trần này đẹp thế,
Còn thoát trần đi đâu?

1. Lý Cố mời Đỗ Phủ xem tranh của em mình là Tư Mã, và xin đề thơ bình. Đỗ Phủ viết ba bài. Đây là bài thứ hai. Bài có tám câu, xin trích dịch bốn câu ý chính.

Trông cảnh xuân

Nước mất, còn núi sông.
Cỏ vẫn mọc ngoài đồng.
Thương đời, hoa nhỏ lệ.
Tiễn bạn, chim đau lòng.
Lửa hiệu đốt ba tháng.
Thư nhà luôn chờ mong.
Tóc đã bạc, lại ngắn,
Cài trâm, cài không xong.

Được tin em Quan từ Trung Đô đã về tới Giang Lăng, cuối tháng xuân này sẽ đến Quỳ Châu, vừa mừng vừa tủi, cuộc sum họp có thể đợi chờ, làm thơ tỏ chuyện ấy, tình lộ ra cả ở lời

Em đã đến Giang Phủ.
Bao giờ về Giáp Châu?
Vì loạn, thành ly biệt,
Nay sắp sửa gặp nhau.
Bệnh hết, mắt thôi chớp.
Sáng sáng bước lên lầu,
Hết sợ chết xương trắng.
Cũng bớt phần lo âu.

Lên lầu thành Duyện Châu

Đến Đông quan thăm cha.
Lên lầu Nam nhìn ra.
Mây đầy biển Đông Hải.
Thanh Từ đất bao la.
Thành hoang còn điện Lỗ.
Bia Tấn núi xa xa.
Nơi này nhiều cảnh cũ,
Xem không muốn về nhà.

Ngắm cảnh đồng quê

Bầu trời thu trong vắt.
Một vệt mờ rừng cây.
Trời, nước hòa làm một.
Thành chìm trong sương dày.
Gió thổi, cây rụng lá.
Mặt trời lặn phía tây.
Quạ trong rừng nhao nhác.
Bay đâu hạc lẻ bầy?

Núi Vu ngày tạnh ráo

Núi Vu đẹp như gấm.
Sau mưa trời cao trong.
Cỏ ngoài ao xanh biếc.
Mây phía biển đỏ hồng.
Suốt ngày chim oanh hót.
Hạc giăng hàng trên không.
Hoa lặng lẽ héo rụng,
Gió thổi, bay ngoài đồng.

Đêm mười bảy, ngắm trăng

Trăng thu tròn và sáng.
Già, bên sông sống lười.
Cuốn rèm, trăng hắt bóng.
Chống gậy, trăng theo người.
Ánh trăng làm rồng quẫy.
Chim tỉnh, bay lên trời.
Nhà tranh bên gốc bưởi.
Long lanh giọt sương rơi.

Suy nghĩ khi ra ải

Dùng cung, cung phải cứng.
Bắn tên, tên phải dài.
Bắn người, bắn ngựa trước.
Bắt tướng để thị oai.
Giết người nên có hạn.
Người - ai cũng như ai.
Ví như tướng đánh giặc,
Đâu giết nhiều là tài.

Đêm trăng, nhớ em

Nghe trống, chân dừng bước.
Ngỗng kêu, thu gợi sầu.
Đêm nay sương dày đặc.
Quê cũ, ánh trăng thâu.
Anh em người một ngả.
Chết hay còn, ở đâu?
Thư gửi nhiều, không tới.
Binh lửa hẳn còn lâu.

Lại nhớ em

Thời loạn, nghe tin chú
Đang náu ở Tế Châu.
Đường xa, thư không tới.
Biết bao giờ gặp nhau?
Trước cũng từng chạy giặc,
Bao vất vả, buồn đau.
Thôi, mọi điều phó mặc
Dòng nước kia đục ngầu.

Đập vải

Chàng vẫn ngoài biên ải.
Mỗi bận mùa thu về,
Lau sạch chày đập vải,
Lòng thiếp buồn ủ ê.
Thiếp đập vải, nhuộm áo
Gửi cho chàng - phòng the,
Đập thật mạnh, đập mãi,
Mong ngoài ấy chàng nghe.

Gửi Đỗ Vi

Ngày lạnh, trời chóng tối.
Mất tổ, vượn kêu sầu.
Trên sông chợt nhớ bác.
Bác bây giờ ở đâu?
Gửi thân nơi cát bụi,
Có tránh khỏi buồn đau?
Gói phong thư gửi bác,
Mà lệ ứa hồi lâu.

Buổi chiều

Trâu dê đã xuống núi.
Nhà nhà cổng cài then.
Trăng gió, đêm vắng lặng.
Sông núi, cảnh không quen.
Giọt sương treo ngọn cỏ.
Vách đá, suối kề bên.
Đầu bạc cạnh đèn sáng.
Cần chi nở hoa đèn.

Lên lầu Nhạc Dương

Động Đình xưa nghe tiếng,
Nay lên lầu Nhạc Dương.
Sở Ngô ở hai phía,
Trời đất mịt mù sương.
Thân già, chiếc thuyền nhỏ,
Vắng tin bạn, người thương.
Binh đao ngoài ải bắc.
Tựa hiên, lòng vấn vương.

Đêm ở đất khách, viết thơ để nói nỗi lòng mình

Hai bờ, cỏ gợn sóng.
Chiếc thuyền, buồm dương cao.
Trên sông trăng vỡ vụn,
Ngoài đồng nhấp nháy sao.
Nghề quan lo nghĩ lắm.
Nghiệp văn, nghiệp tầm phào.
Chơi vơi giữa trời đất,
Chim âu về nơi nào?

Đền thờ vua Vũ

Đền vua Vũ trên núi.
Gió thu thổi, xế tà.
Sân đầy bưởi và quýt.
Rồng vẽ kín vách nhà.
Đền vắng, hơi mây lạnh.
Nước trong hang chảy ra.
Vua dùng xe bốn loại,
Xây đập chắn Tam Ba.

Mặt trời lặn

Mặt trời xuống sát vách.
Xuân về bên suối trong.
Bác tiều phu nhóm lửa
Trên thuyền, giữa eo sông.
Côn trùng bay đầy ngõ.
Chim giành nhau quả thông.
Giá có vò rượu đục
Uống cho vợi nỗi lòng.

Đêm xuân, mừng trời mưa

Đang tiết xuân, bất chợt
Trời đổ trận mưa lành.
Muôn vật được tưới mát.
Hơi ẩm bốc xung quanh.
Thuyền chài le lói sáng.
Đường quê mây bập bềnh.
Chắc sáng mai, rực rỡ,
Hoa nở khắp Cẩm Thành.

Chiều hôm

Nơi này nước chảy xiết.
Hoàng hôn, núi nhuộm màu.
Hoa lạnh trong cỏ rối.
Chim ngủ tận rừng sâu.
Bao giờ thấy quê cũ?
Trời thu gợi nỗi sầu.
Ở đời gặp may hiếm.
Thoắt cái đã bạc đầu.

Không gặp

Lâu không gặp Lý Bạch.
Cứ giả khùng, giả sai.
Người đời muốn ông chết,
Nhưng ta thì mến tài.
Giang hồ, rượu cứ uống.
Thơ viết cả nghìn bài.
Nay già, đừng đi nữa,
Về đọc sách, nằm dài.

Dong thuyền trên sông Bồi, đưa Vi Ban về kinh

Ngồi thuyền đưa tiễn bác.
Sông buồn khách đi xa.
Lênh đênh lâu đất khách,
Mong bác sớm về nhà.
Mây lửng lờ trên núi.
Lớp lớp cây chen hoa.
Quê người bạn bè ít,
Đã già càng thêm già.

Trên cánh đồng phía tây Thế Thành, tiễn ông
Lý phán quan và ông em Vũ phán quan đi phủ Thành Đô

Thời gian trôi lặng lẽ.
Bùi ngùi tiễn người thân.
Xa xa nước gợn sóng,
Buông tơ hàng liễu gần.
Hoa đồng nội đang nở.
Núi dạt dào sắc xuân.
Sao đời lắm ly biệt
Để buồn thương nhiều lần.

Ông Hai viên ngoại Phạm Mạc và ông
Mười thị ngự Ngô Úc chiếu cố đến thăm,
vì tiếp đãi sơ sót nên viết bài này

Sang chơi bên hàng xóm,
Không biết khách đến nhà.
Quả là vinh dự lớn
Dành cho kẻ yếu già.
Xóm vắng không có khách.
Lại ở tít đồng xa.
Mong các vị lại đến
Cùng đàm đạo, uống trà.

Sông Khúc
Bài một

Mỗi cánh hoa rơi, xuân bớt xuân.
Nhìn hoa trong gió, những bần thần.
Thôi, mặc hoa rơi, rượu cứ uống,
Để cho con tạo cứ xoay vần.
Nhà nhỏ bên sông cò vẫn đậu.
Vẫn trên sườn núi chú kỳ lân.
Nghĩ kỹ, đời này nên hưởng lạc,
Đừng vì danh hão, bận vào thân.

Sông Khúc
Bài hai

Tan chầu, cứ phải uống thật say.
Hề chi cầm áo uống hàng ngày.
Đời người thất thập xưa nay hiếm.
Nợ tiền uống rượu, chuyện xưa nay.
Rỡn nước, chuồn chuồn lên lại xuống.
Bươm bướm lại về, chấp chới bay.
Hãy nhớ: Thời gian trôi mãi mãi.
Vậy thì vui đến, cứ vui ngay.

Chơi thuyền ở bến Tây Thành

Mày xanh, răng trắng, chiếc thuyền con.
Tiêu ngắn, sáo dài cứ véo von.
Gió xuân nhẹ thổi, say lòng khách.
Cánh buồm no gió giữa hoàng hôn.
Én chao, sa cả vào mâm tiệc.
Cá lượn tung tăng giữa sóng dồn.
Nếu không có buổi chơi thuyền đẹp
Thì đâu có rượu để trào tuôn.

Đêm ngủ lại trong phủ

Đêm thu lạnh lẽo giếng ngô đồng.
Một mình ngủ lại phủ ven sông.
Trời cao, trăng sáng cho ai ngắm?
Đêm khuya tiếng trống vọng vào phòng.
Lần nữa binh đao, tin vắng bặt.
Quan ải tiêu điều, xe khó thông.
Thấm thoắt mười năm, thân lặn lội,
Nay nương một chỗ, tạm yên lòng.

Thơ đề nơi ở ẩn của họ Trương

Vui được làm khách bác.
Hứng, ở luôn hết ngày.
Hươu chạy trong vườn cỏ.
Cá mè nhảy như bay.
Mời nhau chén rượu Đỗ.
Lê trương 1) nhà có đầy.
Đường về, núi hiểm trở.
Say mà không sợ say.

1. Rượu đỗ, lê trương, hai đặc sản vùng quê của Đỗ Phủ.

Dự tiệc đêm ở nhà chàng họ Tả

Gió rừng thổi, trăng lặn.
Sương đêm vướng tiếng đàn.
Qua luống hoa nước chảy.
Sao vãi trên lan can.
Đốt nến ngồi đọc sách.
Nhìn gươm, rượu rót tràn.
Làm thơ xong, nghe hát,
Lại nhớ chiếc thuyền nan.

Ngắm cảnh buổi sớm

Trống cầm canh Bạch Đế
Báo Dương Đài rạng ngày.
Mặt trời lạnh nhô núi.
Mờ mờ những đám mây.
Cánh buồm xa, gió thổi.
Nghe rõ tiếng lá cây.
Hươu nai đùa trước ngõ
Muốn gọi mây vào bầy.

Thơ vặt ở Tần Châu

Thành Tần Châu phía bắc.
Ngôi chùa cổ sát đồng.
Tường điện loang nét vẽ.
Cửa núi phủ rêu phong.
Trăng soi sương trên lá.
Gió thổi, mây bập bồng.
Sông Vi vẫn hờ hững
Buồn bã chảy về đông.

Tuyết rơi trong đêm, trên thuyền
nhớ em là thị ngự Lư Vu Tứ

Gió thổi trên sông Quế.
Tuyết rơi nặng từng bông.
Lầu nam trăng mờ ảo.
Bãi bắc gió buốt lòng.
Ánh đèn nghiêng, thuyền nặng.
Yên tĩnh trùm mênh mông.
Ở xa, nghe gà gáy,
Chú có nhớ anh không?

Ngắm tuyết

Tuyết đã đến Trường Sa.
Mây Hồ lạnh muôn nhà.
Lá rơi bay theo gió.
Mưa nhiều, không nở hoa.
Cứ có tiền trong túi,
Bình rượu đầy thôi mà.
Khi không ai cùng uống,
Chờ quạ chiều bay ra.

Chiều tạnh

Chiều trong thôn, gió mạnh.
Sân lênh láng sau mưa.
Nắng sưởi làn cỏ mịn.
Màu sông hắt rèm thưa.
Rượu uống nhiều, tự rót.
Sách đọc xong vứt bừa.
Thỉnh thoảng nghe người nói:
Ông lão này lạ chưa!

Đom đóm

Bay ra từ cỏ mục,
Không dám gần mặt trời.
Không đủ sáng đọc sách,
Đôi lúc bám vào người.
Đôi lúc ra bãi vắng,
Chập chờn như ma trơi.
Chúng trốn đâu không biết
Giữa mây gió tháng mười?

Chim khướu

Chim khướu từ đâu tới,
Mang xuân đến mọi nhà.
Giỏi nhại tiếng chim khác,
Khéo múa bên cành hoa.
Trốn gần không ai thấy.
Hót hay khi ở xa.
Chẳng trách mỗi lần hót
Không ít người gièm pha.

Thuyền đến thành Quí Châu nghỉ lại, vì mưa dầm
không thể lên bờ từ biệt phán quan Vương Mười Hai

Thuyền đậu trên bãi vắng.
Bờ đá ánh trăng lồng.
Con gì kêu là lạ.
Mưa rào rạt trên sông.
Chuông sớm, bến sông ẩm.
Nhà cổ, mây bập bồng.
Mái chèo như cánh nhạn.
Buồn này bác biết không?

Nhìn đom đóm

Đêm thu đom đóm lập lòe bay.
Chui cả vào màn, bám cả tay.
Chắc sợ trong phòng đàn, sách lạnh,
Lại bay ra ngõ, tụm thành bầy,
Trông giống sao thưa trên trời vắng,
Vật vờ giếng nước đến bờ cây.
Buồn xem đom đóm ông đầu bạc.
Năm tới giờ này có đến đây?

Khách đến nhà

Hai phía bắc nam đều ngập nước.
Chim âu không ngớt lượn quanh nhà.
Nay bác đến chơi, ra mở cổng.
Vắng khách nhiều ngày, chửa quét hoa.
Chỉ tiếc nhà nghèo nên rượu nhạt.
Thanh đạm mâm bàn vì chợ xa.
Nâng cốc uống đi, rồi bảo trẻ
Còn bao nhiêu rượu cứ mang ra.

Cùng uống rượu ở Lam Điền

Thu đến, tuổi già gượng giải khuây.
Hai người, tôi bác, uống hôm nay.
Thẹn mình tóc ngắn làm rơi mũ.
Nhờ bạn ngồi bên giúp buộc dây.
Sông Lam góp suối từ xa đến.
Núi Ngọc hai hòn cao tận mây.
Dịp này năm tới ai còn khỏe?
Đã vậy cứ ngồi uống thật say.

Tặng người ở núi Chu Sơn

Ông đồ thôn Cẩm đội khăn ô.
Ngoài vườn thu hoạch lắm khoai ngô.
Chim sẻ quen ăn, vào tận bếp.
Dạn khách, trẻ con thật lắm trò.
Sông thu sâu độ dăm ba thước.
Chở hai ba khách một chuyến đò.
Tre xanh, cát trắng, làng bên bến.
Tiễn người trước cổng lúc trăng nhô.

Sông Thanh

Làng nằm lọt giữa khúc sông Thanh.
Xóm bến mùa hè luôn vắng tanh.
Chim âu quen thuộc chao trên nước.
Con sáo thờ ơ nhảy giữa cành.
Vẽ bàn cờ giấy chơi cùng vợ.
Uốn lưỡi câu cùn cho trẻ ranh.
Ốm mãi, uống nhiều, quen vị thuốc.
Thân hèn không thiết chuyện công danh.

Uống rượu ở sông Khúc

Vườn ngự bên sông, ngồi suốt ngày.
Gác lầu soi bóng, nước lung lay.
Theo cánh hoa lê, hoa đào rụng.
Chấp chới chim vàng, chim trắng bay.
Lười chầu, là việc xưa nay hiếm.
Lâu không có bạn, một mình say.
Tự trách già rồi không ở ẩn,
Không về nhàn nhã với rừng cây.

Thu mới

Mây khói chưa đùn thành núi lạ,
Giật mình đã thấy lá vàng rơi.
Tiếng chày đập vải vang đâu đó.
Rét lạnh vườn cây giữa đất trời.
Râm ran ve khóc, thương trăng héo.
Đom đóm lập lòe lượn khắp nơi.
Tặng đền Kim Mã bài thơ mới.
Tóc trắng, buồn thay, đã rối bời.

Cảm hứng mùa thu

Rừng phong sương xuống, khói âm u.
Khí lạnh ùn ùn phía núi Vu.
Dưới sông mây nước đua nhau chảy.
Ngoài ải gió mây cuốn bụi mù.
Cô đơn, thuyền gợi tình quê cũ.
Cúc vàng nhỏ lệ kiếp phù du.
Háo hức nhà nhà may áo mới.
Tiếng chày đập vải rộn chiều thu.

Đêm thu, ngủ ở nhà Tả Tỉnh 1)

Bờ tường ngắn, hoa ít.
Tiếng chim hót trên cao.
Trăng rải vàng xuống đất.
Trời lấp lánh muôn sao.
Không ngủ, nghe tiếng khóa.
Cả tiếng gió ào ào.
Biết là sẽ được tiếp,
Mà vẫn lo thế nào.

1. Nơi khách chờ trước khi gặp vua trong Cố Cung. Năm Chí Đức thứ hai, đời Đường Túc Tông, Đỗ Phủ được mời làm Tả thập di, chờ yết kiến nhà vua.

Theo công tử Chư Quí đến khe Trương Bát,
có đem theo kỹ nữ, buổi chiều mát gặp mưa
Bài một

Xế chiều, thuyền lướt nhẹ.
Gió thổi, nước lững lờ.
Trời đẹp, sen thơm ngát.
Tre mọc kín hai bờ.
Công tử giục thuyền chạy.
Người đẹp cười, mộng mơ.
Bỗng mây đen kéo đến,
Đúng lúc nẩy ý thơ.

Theo công tử Chư Quí đến khe Trương Bát,
có đem theo kỹ nữ, buổi chiều mát gặp mưa
Bài hai

Mưa xuống, ướt chiếu tiệc.
Gió mạnh quất bốn bề.
Cô gái Việt quần ướt.
Nàng nước Yên ủ ê.
Dây chằng làm dập liễu.
Buồm rách lúc quay về.
Thoảng hơi thu lành lạnh,
Dẫu còn đang mùa hè.

Ngày xuân, nhớ Lý Bạch

Chẳng ai bằng Ly Bạch.
Thơ ngang tàng khác thường.
Tươi mới như Dữu Tiến.
Tài cao như Bảo Lương.
Xanh như cây Vị Bắc.
Đẹp như mây Hàm Dương.
Mong sớm cùng Lý Bạch
Uống rượu, chuyện văn chương.

Thơ vặt ở Tần Châu

Thành trơ trong lũng vắng.
Núi tiếp núi xa xa.
Mây bay ra biên giới.
Trên ải mảnh trăng tà.
Quan Thuộc Quốc về muộn
Vì bận việc can qua.
Tơi bời trong khói trận,
Bùi ngùi đứng mình ta.

Tiễn bác Nghiêm ở trạm Phùng Tế

Ngậm ngùi đưa tiễn bác,
Sông núi chứa chan tình.
Hôm qua cùng đi dạo,
Nay đã đi sao đành.
Dân các quận nhớ bác.
Suốt ba triều hiển vinh.
Bác về ẩn xóm núi,
Sống nhàn nốt đời mình.

Tiễn người đi xa

Khắp nơi đều có giặc,
Bác còn định đi đâu?
Bạn bè ai cũng khóc.
Con ngựa đứng buồn rầu.
Đến mùa, cây trụi lá.
Sông tuyết phủ một màu.
Phải chia tay bạn cũ,
Chợt thấy lòng quặn đau.

Con hoẵng

Bị bắt từ khe núi
Để đưa lên bàn ăn.
Tài không bằng ẩn sĩ,
Đâu dám trách gia nhân.
Đời loạn, thú cũng khổ,
Bao hiểm họa xa gần.
Loáng một cái, vào bụng
Bọn giàu, bọn bất nhân.

Cây mai bên sông

Tháng Chạp, mai hé nụ.
Tết, hoa nở trên cành.
Vẫn biết xuân tốt đẹp,
Khách buồn, vui sao đành.
Tuyết và mai cùng trắng.
Nắng làm nước long lanh.
Cố nhìn quê, không thấy.
Núi Vu Sơn thật xanh.

Đôi én

Kiếm cái ăn, sợ hãi,
Đôi én bay vào nhà.
Tìm đến nơi mát mẻ,
Tránh cái nóng quê nhà.
Vất vả nuôi con nhỏ,
Bay đến từ phương xa.
Đời này ta cũng vậy,
Phải lưu lạc, bôn ba.

Bài hành nuôi tằm, trồng lúa

Nước có nhiều quận huyện.
Mỗi quận huyện nhiều thành.
Thành có nhiều vũ khí.
Nếu không có chiến tranh,
Biến gươm thành cày cuốc,
Thì lúa tốt, dâu xanh.
Binh sĩ không phải chết,
Dân được hưởng hòa bình.

Ở lâu nơi đất khách

Sống gửi, thương bè bạn.
Ở lâu, biết thói đời.
Tự diễu mình ốm yếu,
Bé nhỏ và dở hơi.
Vương Xán buồn, bỏ nước.
Giả Nghị khóc kiếp người.
Lũ chồn cáo ti tiện.
Cọp sói đang gặp thời.

Sông Giang, sông Hán

Vùng sông Giang, sông Hán
Có ông gàn nhớ nhà.
Nhìn trời mây vời vợi,
Buồn với mảnh trăng tà.
Mặt trời lặn, còn hứng.
Thu về, bệnh sắp qua.
Cả gia tài duy nhất
Chỉ có con ngựa già.

Sông trời

Rất sáng khi thu đến.
Mùa khác có lúc mờ.
Lung linh hai cửa khuyết.
Bên thành, trăng thờ ơ.
Ngưu Lang và Chức Nữ
Phải năm năm đợi chờ.
Sông trời lớn và rộng
Chưa nổi sóng bao giờ.

Ngắm trăng đêm mười sáu

Trăng thu sương phủ bạc,
Suốt mùa hè dát vàng.
Quan sơn trăng man mác.
Dải Ngân Hà mênh mang.
Trên núi bác tiều hát.
Tiếng sáo chài âm vang.
Trằn trọc không ngủ được.
Có con thuyền đi ngang.

Phòng khuê

Phòng khuê, ngọc giá lạnh.
Gió thu thổi qua lầu.
Ao rồng đầy cung cũ.
Trăng Tần khuyết, gợi sầu.
Giọt đồng hồ vẫn chảy.
Lặng lẽ buộc thuyền câu.
Núi Hoàng xanh phía bắc.
Vườn Lăng sương bạc màu.

Chim nhạn về

Mùa thu đến, chim nhạn
Lại bay về phương xa.
Tới La Phù tránh tuyết,
Rời Trường Hải xem hoa.
Đó là điềm ly loạn.
Bao giờ hết can qua?
Đã năm năm xa cách.
Chưa một lần về nhà.

Đêm trên gác

Ngày tháng cuối năm như ngắn lại.
Đêm đỡ lạnh hơn nhờ tuyết rơi.
Trống đánh năm canh nghe não ruột.
Sao xa nhấp nháy phía chân trời.
Chinh chiến, nhà bên rầu rĩ khóc.
Đâu đó anh chài hát, nghỉ ngơi.
Rốt cục mọi điều vùi dưới đất.
Đã lâu, sốt ruột vắng tin người.

Thơ làm trên thuyền, ngày tiểu hàn

Rượu suông, đồ nguội, nắng lung linh.
Áo mũ chỉnh tề, buồn một mình.
Sóng xuân, thuyền nhẹ như lơ lửng.
Mắt kém, nhìn hoa chẳng rõ hình.
Chao lượn trên sông con nhạn trắng.
Bên thuyền, đàn bướm cánh xinh xinh.
Mây trắng, núi xanh, dài tít tắp.
Buồn trông phía bắc, chốn kinh thành.

Ở nơi xa xôi, nhớ Lý Bạch

Nơi chân trời gió mát
Người quân tử rong chơi.
Có thấy chim hồng nhạn?
Hồ thu nước sáng ngời.
Văn chương kỵ người giỏi.
Ma quỉ thích tối trời.
Ném thơ xuống sông Mịch 1),
Trò chuyện với hồn người.

1). Khuất Nguyên bị vua Sở lưu đầy, phẫn chí mà gieo mình xuống sông Mịch La.

Đêm trăng sáng nhớ con gái

Ở Phu Châu, đơn độc
Ngắm trăng vàng lung linh.
Con gái còn thơ dại
Chưa biết nhớ cha mình.
Sương thơm trên mái tóc.
Trăng nhuộm cặp môi xinh.
Bao giờ được cùng bố
Ngắm vầng trăng hữu tình?

Viếng mộ quan thái úy họ Phòng

Công cán nơi đất khách,
Dừng ngựa trước mộ phần.
Trời cao xa, mây rách.
Đất ẩm ướt lệ gần.
Chơi cờ hầu Tạ Truyện.
Mang kiếm viếng Từ Quân
Chim oanh hót tiễn khách.
Hoa rừng rụng dưới chân.

Xem tranh và thơ Lý Cố Nhân

Phương trượng mênh mông nước.
Thiên thai trùm trời mây.
Người đời xem tranh vẽ.
Ta già - nghe, chạm tay.
Tiếc Phạm Lãi thuyền nhỏ.
Vương Kiều hạc lẻ bầy.
Mọi việc do tạo hóa.
Ai thoát khỏi đời này?

Trông cảnh đồng quê

Tam Thành đồn lính, tuyết mênh mông.
Vạn Lý cầu ngang, nước cuộn dòng.
Loạn lạc, anh em xa cách mãi.
Mình ta ứa lệ, kiếp long đong.
Tuổi già đang đến, luôn đau ốm.
Ân vua đền đáp vẫn chờ mong.
Cưỡi ngựa ra thành nhìn bốn phía,
Ngẫm bao dâu bể, tái tê lòng.


LÝ THÍCH CHI
Tác giả: Chưa rõ tiểu sử.

Làm khi thôi chức tể tướng

Thôi chức, về ở ẩn.
Cầm chén rượu trên tay,
Chợt nghĩ: Mấy người đến
Thăm nhà ta hôm nay?


BÙI DỊCH
Tác giả: Chưa rõ tiểu sử.

Tiễn Thôi Cửu

Về núi nên đi nhiều,
Thăm mọi nơi, mọi góc.
Đừng như người Vũ Lăng
Đến Đào Nguyên một chốc.


TRƯƠNG BÍ
Tác giả: Chưa rõ tiểu sử.

Gửi người

Mơ gặp bạn hiền, đến Tạ gia.
Mái hiên, lối nhỏ uốn quanh nhà.
Như thể nhớ người, sân vắng vẻ,
Trăng chiếu lạnh lùng lên xác hoa.


VƯƠNG CHI HOÁN

Tác giả: Sinh năm 695, mất năm nào không rõ, người Biện Châu (nay là tỉnh Sơn Tây), cùng với Cao Thích, Vương Xương Linh và Sầm Tham là những nhà thơ biên tái xuất sắc; chỉ một ít bài thơ của ông được lưu truyền lại.

Lên lầu Quán Tước

Sông Hoàng hòa với biển.
Nắng núi tắt từ lâu.
Muốn nhìn xa hơn nữa,
Phải lên tiếp một lầu.

Ra biên ải

Sông Hoàng như chảy vào mây trắng.
Một mảnh thành trơ giữa núi ngàn.
Sáo Khương thôi chớ hờn dương liễu,
Theo gió xuân về với Ngọc Quan.


THÔI QUỐC PHỤ

Chưa rõ tiểu sử tác giả

Cổ ý

Thềm Hoàng Kim quét sạch.
Tuyết bay như sương mù.
Buông rèm, đàn tư lự,
Không nỡ ngắm trăng thu.

Lời oán

Bên lầu, đào lơ thơ,
Mặt hồ hoa sen úa.
Dải gấm dệt chưa xong,
Tiếng trùng xuyên vách lụa.


THIÊN BẢO CUNG NHÂN

Tác giả: Năm sinh, năm mất không rõ, cả tên họ, quê quán và cuộc đời cũng vậy, chỉ biết đây là một cung nữ thời Thiên Bảo, đời Đường Huyền Tông.

Lại đề thơ trên lá ngô đồng
trong vườn Thượng uyển

Ra khỏi cấm thành, chiếc lá thơ,
Có ai họa lại, biết bao giờ?
Giá được ra đi như chiếc lá,
Trôi giữa dòng đời, thỏa ước mơ.


TRƯƠNG BẬT

Tác giả: Năm sinh, năm mất không rõ, tên chữ là Tự Trừng, người Hoài Nam, nay là Dương Châu, Giang Tô, làm quan Huyện úy Nam Đường rồi đến Trung Thư xá nhân. Tác phẩm: Toàn Đường Thi có 19 bài.

Thăm nhà họ Tạ

Ngà ngà tìm đến Tạ gia chơi,
Lắt léo đường hiên chẳng thấy người.
Chỉ trăng đa cảm trong vườn vắng,
Buồn buồn soi bóng cánh hoa rơi.


LƯƠNG HOÀNH

Tác giả: Năm sinh, năm mất không rõ, tính tình phóng khoáng, năm 40 tuổi mới được giữ một chức quan nhỏ gọi là chấp kích; quen thân với Sầm Than, Lý Cố, Tiền Khởi. Toàn Đường Thi có 15 bài của ông.

Vịnh tượng gỗ

Đẽo gỗ, đeo tơ làm tóc râu.
Như thật thoáng nhìn, nhưng chốc sau
Khi diễn xong trò, nằm một xó.
Đời người cũng vậy, khác gì đâu.


BÔNG KIẾM LỘC

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết là người nô bộc mang kiếm cho chủ, nên mới có tên Bổng Kiếm Bộc, ở Hàm Dương, "Toàn Đường Thi" có ba bài của ông.

Thơ

Con chim đậu bờ giếng,
Mỏ ngậm một bông hoa.
Người đẹp e chim sợ,
Không vén rèm nhìn xa.


LÝ ÍCH

Tác giả: Sinh năm 748, mất 829, tự Quân Ngu, người Cô Tạng, nay thuộc tỉnh Cam Túc, đỗ tiến sĩ năm 769, từng giữ nhiều chức quan, tới Thượng thư bộ lễ. Tác phẩm: có "Lý Quân Ngu thi tập".

Đêm trên thành Thụ Hàng, nghe tiếng sáo

Hồi Lạc cát giăng ngời ánh tuyết.
Thụ Hàng bóng nguyệt tắm trong sương.
Sáo đâu ai thổi nghe day dứt
Cho người chiến trận nhớ quê hương.

Bài hát Giang Nam

Làm vợ người buôn bán,
Hẹn mà nhỡ hẹn hoài.
Biết thủy triều đúng hẹn,
Thà làm vợ anh chài.

Vừa mừng được gặp người em
họ ngoại, lại phải chia tay

Sau mười năm loạn lạc,
Giờ gặp nhau ở đây.
Hỏi họ tên mới biết.
Cả hai đều đổi thay.
Đời biết bao dâu bể,
Ôn lại đến tối ngày.
Hôm sau lại đi tiếp.
Trập trùng núi phủ mây.

Lên lầu Quán Tước

Cột buồm trăm thước phía đằng xa.
Nước biếc cây xanh, một vệt nhòa.
Trống, tiêu nhà Hán vang trên sóng.
Núi Ngụy đang phơi dưới nắng ta.
Chuyện cũ nghìn năm còn quá ngắn.
Buồn mới một ngày cũng xót xa.
Nhìn xuân vời vợi, cay trong mắt,
Khói sóng bâng khuâng nỗi nhớ nhà.


HÀN THÚY VÂN

Tác giả: Năm sinh, năm mất và sự nghiệp không rõ, tương truyền là cung nhân đời Đường Duyên Tông, nay chỉ còn lại bài thơ này.

Thơ đề trên lá đỏ

Nước thì luôn vội vã.
Ta trong cung ngồi chơi.
Nhờ nước mang ra hộ
Bài thơ này cho đời.


CÁT NHA NHI

Tác giả: Năm sinh, năm mất và sự nghiệp không rõ, còn ba bài thơ trong "Toàn Đường thi".

Nhớ chồng

Chẳng sao trâm gỗ, dáng nhà quê,
Áo cưới xuềnh xoàng chẳng dám chê.
Chỉ trách không người gieo lúa mới,
Và đến hẹn về, không thấy về.


THÁI THƯỢNG ẨN GIẢ

Tác giả: Tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp không rõ, chỉ biết ông là một ẩn sĩ theo Đạo giáo đời Đường, chỉ lưu lại duy nhất bài thơ này.

Trả lời

Kê đầu lên gối đá,
Nằm ngủ dưới gốc thông.
Trong núi chẳng có lịch,
Không biết đã hết đông.


HỒ TĂNG

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất; tự Thu Điền; người Thiều Dương nay thuộc tỉnh Hồ Nam, đỗ tiến sĩ, từng giữ nhiều chức quan khác nhau, còn lưu được 160 bài.

Cầu Dự Nhượng

Dự Nhượng 1) đền ơn... câu chuyện này
Tiếng thơm lưu mãi đến ngày nay.
Nhưng hỏi mấy người như Dự Nhượng
Trong số bao người đã tới đây?

(1) Dù Nh­îng lµ ng­êi n­íc TÊn thêi Xu©n Thu ChiÕn Quèc, b¹n cña TrÝ B¸ lµ quan n­íc TÊn. TrÝ B¸ cã hiÒm khÝch víi vua TÊn, Dù Nh­îng gi¶ ®iªn t×m c¸ch giÕt vua TÊn ®Ó gióp b¹n, nh­ng kh«ng thµnh, bÞ b¾t. Tr­íc khi chÕt, Nh­îng xin ®­îc m­în vua chiÕc ¸o, tr¶i ra ®Êt, vôt mÊy roi cho h¶ giËn. Tõ ®ã Nh­îng næi tiÕng lµ bËc quèc sÜ, trung thÇn.


TƯỞNG DI CUNG

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, người Giang Hoài, từng làm Huyện lệnh Đại Phiến. "Toàn Đường thi" có hai bài.

Vịnh tượng Kim Cương

Trừng mắt, nhíu mày, vểnh cả râu,
Giống thật từ chân đến tận đầu.
Tưởng dọa được đời, ra vẻ lắm,
Nhưng trong toàn đất, có gì đâu.


TRỪ QUANG HY

Tác giả: Sinh năm 707, mất 760, người Sơn Đông thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay; đỗ tiến sĩ năm 726, làm quan đến chức Giám sát ngự sử. Tác phẩm: "Trừ Quang Hy tập" gồm 210 bài.

Đi qua Trường An

Đi ngựa qua quán rượu,
Liền vén áo vào chơi.
Một lúc tiêu trăm vạn,
Không thèm nói nửa lời.

Đường Lạc Dương

Ngày xuân, trời ấm áp,
Đường thẳng, rộng thênh thang.
Ngũ Lăng 1) quý công tử
Sóng ngựa đi thành hàng.

(1) ChØ n¬i ë cña c¸c nhµ quyÒn quý.


LÝ ĐỊCH CHI

Tác giả: Không rõ năm sinh, mất năm 747, người Lũng Tây nay thuộc tỉnh Cam Túc, từng giữ nhiều chức lớn trong triều. "Toàn Đường thi" còn lưu lại được hai bài thơ.

Viết khi thôi không còn làm tướng

Nhường người hiền chức tướng,
Về quê say suốt ngày.
Được mấy người khách cũ
Tới thăm ta hôm nay?


THÔI LỖ

Tác giả: Năm sinh, năm mất không rõ, người Kinh Nam nay thuộc tỉnh Hồ Bắc; đỗ tiến sĩ năm Quảng Minh đời Hy Tông, làm Tư Mã Lệ Châu "Toàn Đường thi" có 16 bài.

Cung Hoa Thanh

Lấp đường cỏ mọc, vắng xe loan.
Bích Điện âm u, bặt tiếng đàn.
Tự đi, tự đến, trăng đơn độc,
Không còn người đẹp tựa lan can 1).

(1) §ªm mïng b¶y th¸ng b¶y §­êng Minh Hoµng cïng D­¬ng Quý Phi ngåi ë lan can ®iÖn Thanh Hoa, chØ tay lªn trêi thÒ sèng chÕt cã nhau. Nay trªn trêi tr¨ng ®Õn råi tr¨ng ®i mµ ng­êi x­a tõng tùa lan can cïng vua ng¾m tr¨ng kh«ng cßn n÷a.


TÔ DĨNH

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, tự Diêm Thạc, làm tể tướng đời Đường Huyền Tông (713-755).

Trên Sông Phần, sợ mùa thu

Sông Phần xa vạn dặm.
Gió bấc thổi, sương mù.
Đang buồn, lòng bối rối,
Không nghe rõ tiếng thu.


KIM XƯƠNG TỰ

Tác giả: Năm sinh, năm mất không rõ, người Lâm An, nay thuộc tỉnh Chiết Giang. "Toàn Đường thi" chỉ còn bài này, các bản chép là "Xuân oán".

389. Bài ca Y Châu

Hãy xua con chim nhỏ,
Đừng cho hót trên cây,
Làm thiếp luôn tỉnh giấc
Không đến được Liêu Tây.


TỊCH HUỲNH

Tác giả: Nhà thơ thời Vãn Đường, không rõ năm sinh và năm mất. Tác phẩm: "Động đình tập".

Ngày thu trên hồ

Ngũ hồ, ngày đang tắt.
Khói sóng, cảnh gợi sầu.
Nổi trôi cần gì biết
Nước đang xuôi về đâu.


CẢNH VI

Tác giả: Không rõ tiểu sử, chỉ biết ông người Hà Đông, làm chức tả thập di năm Đại Lịch (766 - 779).

Ngày thu

Nắng chiều len tận ngõ.
Trò chuyện cùng ai đây?
Đường xưa giờ vắng khách.
Đồng lúa gió lung lay.


LÝ NGANG

Tác giả: Sinh năm 809, mất năm 840, tức Đường Văn Tông, làm vua 14 năm, bị gian thần và hoạn quan giết chết.

Thơ đề trong cung

Đường xe vua cỏ mọc.
Thượng Lâm hoa muôn màu.
Trên cao ý nghĩ rộng.
Chật hẹp chốn thâm sâu.


LÝ GIA HỰU

Tác giả: Năm sinh, năm mất không rõ, tự Tòng Nhất, người Triệu Châu nay thuộc tỉnh Hà Bắc, đỗ tiến sĩ năm 748, làm quan tới chức Thứ sử Viên Châu. "Toàn Đường thi" còn hai bài.

Lầu trúc

Ngũ Hầu quan lớn chẳng bằng ta:
Tây Giang thanh thản, lầu thay nhà.
Gió nam thổi mát không cần quạt.
Hết ngủ, cùng chim lại ngắm hoa.


DƯƠNG SĨ NGẠC

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

Lên lầu

Thành cổ xác xơ bóng liễu hòe.
Đêm qua mưa lớn, nước đầy khe.
Con đường phía nam không xe ngựa.
Lên gác một mình, chợt nhớ quê.


VƯƠNG BIỂU

Tác giả: Năm sinh, năm mất không rõ, đỗ tiến sĩ năm 779, làm quan đến chức Bí thư thiếu giám. "Toàn Đường thi" còn được ba bài

Ở thành Đức Lạc

Lên lầu Triệu Nữ ngắm hoa xuân.
Đang vui lại hát "Khúc Quan San".
Thành xuân bỗng chốc thành thu úa.
Dẫu không là lính, lệ dâng tràn.


QUYỀN ĐỨC HƯNG

Tác giả: Sinh năm 759, mất năm 818, tự Tải Chi, người Tần Châu, nay thuộc huyện Cam Túc, Sớm nổi tiếng giỏi văn thơ, làm quan đến chức thừa tướng. " Toàn Đường thi" còn khoảng 10 quyển thơ ông.

Trên núi, gặp người xa nhau đã lâu, rồi lại chia tay

Xa nhau một loáng đã mười xuân.
Bây giờ lại gặp lúc hành quân.
Rồi ngựa quay đầu, người một hướng.
Trên núi xa xa, nắng tắt dần.


NGUYÊN CHẨN

Tác giả: Sinh năm 779, mất 831, tự Vi Chi, người Lạc Dương, Hà Nam, từng làm quan, bạn thân với Bạch Cư Dị, là nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Ông còn là tác giả cuốn truyện "Hội Chân ký" mà sau này Vương Thực Phủ dựa vào để soạn lên cuốn Tây Sương ký. Tác phẩm: "Nguyên thị Trường Khách tập", gồm 60 quyển, trong đó có 26 quyển thơ, ước khoảng 800 bài.

Nghe tin Lý Bạch bị giáng làm Tư Mã Giang Châu

Trong đêm leo lắt ngọn đèn dầu,
Nghe bác bị đầy đi Giang Châu,
Đang ốm mà lo, ngồi bật dậy.
Gió lạnh, mưa thu tạt ướt lầu.


TRƯƠNG HỖ

Tác giả: Năm sinh, năm mất không rõ, tự Thừa Cát, người Nam Dương, nay thuộc tỉnh Hà Nam, suốt đời là một xử sĩ. Tác Phẩm: "Trương xử sĩ thi tập".

Tặng cung nữ

Cung cấm trăng soi tán lá mềm.
Đôi cò trong tổ ngước lên xem.
Bên đèn, khẽ rút cành trâm ngọc,
Gạt đốm lửa tàn cứu bướm đêm.


LỆNH HỒ SỞ

Tác giả: Sinh năm 766, mất 837, tự Xác sĩ, người Đôn Hoàng, nay thuộc tỉnh Cam Túc. Ông đỗ tiến sĩ năm 791, làm quan đến chức Thượng thư Bộc xạ. Trong “Toàn Đường Thi” ông có một quyển.

Chờ ân vua

Vườn nhỏ chim oanh hót.
Bướm bay nhiều cửa đông.
Lại thấy mùa xuân đến,
Nhưng không thấy xe rồng.

Bài hát của người đi lính

Gió bắc thổi nghìn dặm.
Đêm khuya, trăng xế tà.
Tai nghe trống trận dục,
Lòng mơ được về nhà.


TIẾT OÁNH

Tác giả: Không rõ tiểu sử. "Toàn Đường thi" còn lưu ba bài thơ của ông.

Ngày thu trên hồ

Ngũ Hồ nắng tắt, cánh buồm nâu,
Đâu cũng mênh mang khói sóng sầu.
Chìm nổi sự đời luôn vẫn vậy.
Cần gì phải hỏi nước về đâu?


TRỊNH NGAO

Tác giả: Sinh năm 865, mất 939, tự Vân Du, người Hà Nam, thi nhiều lần không đỗ, sau đó ở ẩn suốt đời. "Toàn Đường thi" còn 19 bài.

Khúc hát về sự giàu sang

Người đẹp khi trang điểm,
Cài trâm, đeo nữ trang,
Có biết tay và tóc
Đeo thuế của mấy làng?


NHUNG DỤC

Tác giả: Năm sinh, năm mất không rõ. Người Kinh Nam, nay là Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc, đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Thứ sử Thần Châu. Thơ thiên về tả cảnh, trữ tình nội tâm. Tác phẩm: "Nhung Dục thi tập" khoảng 120 bài.

Tiễn nhau ở đình bên hồ

Hồ xuân gợn sóng, liễu xanh rì.
Bên đình lưu luyến phút chia ly.
Quen sống bên ngoài, chim chích nhỏ
Hót vài ba tiếng tiễn người đi.

Ở đất khách, gửi cho quan
Trương lang trung tận Hồ Nam

Sông lạnh, nước tràn, dạ vấn vương.
Bóng trăng gặp trúc, rối bên đường.
Trong mơ không biết hồ rất rộng.
Đêm lại quay về đất Lạc Dương.

Họa bài thơ “Đêm thu ở lại trực, xem mưa”,
gửi cho bạn tri kỷ của đô quan viên ngoại họ Miêu

Nam cung, trời mưa mãi.
Ở lại trực nơi đây.
Đêm dài ngoài cửa phượng.
Thu lạnh, trời đầy mây.
Đom đóm bay vào cửa.
Chim kêu ngoài vườn cây.
Quan và dân đều vắng.
Tiểu Tạ 1) có thơ này.

1. Tức Tạ Diễu (464 – 499), nhà thơ thời Lục Triều, nổi tiếng về thể thơ ngũ ngôn, còn được gọi là Tiểu Tạ để phân biệt với Tạ Linh Vận (385 – 433, Đại Tạ), một nhà thơ khác thời Nam Bắc Triều.


DƯƠNG CỰ NGUYÊN

Tác giả: Sinh Năm 755, mất không rõ năm nào, người Hà Trung nay thuộc tỉnh Sơn Tây, đỗ tiến sĩ năm 789, từng giữ nhiều chức quan khác nhau, hay xướng thơ với Bạch Cư Dị. "Toàn Đường thi" còn hai quyển của ông.

Họa bài thơ "Dương Liễu" của tú tài họ Luyện

Liễu rủ bờ sông mái tóc xanh.
Dừng ngựa chờ anh hái một cành.
Tình ý, gió xuân nhè nhẹ thổi
Vào nhánh liễu gầy trong tay anh.

Ở phía đông thành, tiết xuân sớm

Nơi nhà thơ ở chớm xuân sang.
Liễu nửa còn xanh, nửa đã vàng.
Vườn cổ Thượng Lâm hoa nở rộ.
Ngắm hoa, vãn cảnh khách từng hàng.

Tiễn pháp sư Phụng Đình trở về An Nam

Quê ở xứ Nam Việt,
Muôn dặm mây năm màu.
Bái biệt vua, trở lại
Nơi núi cao, biển sâu.
Sáng tụng kinh trước sóng,
Chiều ngồi thiền trên lầu.
Trường An hãy nghĩ trước,
Rồi mới đến Giao Châu.

Tiễn Đạm Công về chùa Long Đàm
ở núi Tung để chôn cất sư thầy

Khói đồng, nước biếc buổi ban mai.
Đi ở thảnh thơi, bước dặm dài.
Bốn cây làm cột nâng nhà lá.
Nghìn hoa thành bệ dựng thiền đài.
Đi đến gặp rồng nơi động ngọc.
Theo chim trở lại chốn phòng trai.
Bên cốt sư thầy, đừng bịn rịn.
Cửa không 1) không đóng, chẳng then cài.

1. Cửa nhà Phật.


QUYỀN ĐỨC DƯ

Tác giả: tự Tái Chi, người Lạc Dương. Chưa rõ năm sinh, năm mất. Làm quan đến chức Lại  bộ thượng thư. Tác phẩm: "Quyền Văn Công tập".

Khúc Ngọc Đài Thể

Suốt đêm chờ trằn trọc.
Người đi xa về rồi.
Vội tô mày, chải tóc,
Không kịp lấy gương soi.


HOÀNG PHỦ NHIỄM

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, đỗ tiến sĩ năm 756, tự Mậu Chính, người An Định (Cam Túc).

Nỗi oán của nàng Tiệp Dư 1)

Từ điện Kiến Chương cung nữ ra.
Chiêu Dương lầu gác rộn lời ca.
Thử hỏi người vua ân sủng vậy,
Đôi mày có dài hơn mày ta?

(1) Mét cÊp bËc cña cung n÷. TiÖp D­ ë bµi nµy lµ nµng Ban TiÖp D­, cã tµi s¾c ®­îc vua yªu, sau TriÖu Phi YÕn vµo cung, vua nh¹t t×nh, ph¶i sang hÇu Th¸i hËu.

Quán trên núi

Quán trên núi vắng người.
Sớm chiều mây đơn độc.
Ngoài sân, ánh mặt trời
Như dính vào rêu mốc.

Cùng Ôn Đan Đồ lên lầu Vạn Tuế

Lầu cao, ngắm cảnh, vấn vương lòng.
Một màu xanh thẳm núi cùng sông.
Người không nhìn mãi về phương Bắc.
Chim nhạn về Nam, bay giữa đồng.
Bến cũ Đan Dương vương khói lạnh.
Qua Bộ mờ mờ một bãi nông.
Nghe nói quan quân đang dẹp giặc.
Liệu có tướng tài giúp nước không?


LẠNG SĨ NGUYÊN

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

Tiễn bạn

Tuyết rơi từ sáng, trời không mây.
Thổi dồn gió bắc, én không bay.
Tiếc nghèo, tiễn bạn không quà tặng.
Chỉ có màu xanh ngọn núi này.


UNG DỤ CHI

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

Liễu bên sông

Bên sông tha thướt liễu buông cành.
Mờ mờ như khói một bờ xanh.
Ứớc gì có thể đem tơ liễu
Làm dây níu giữ được thuyền anh.


TRƯƠNG TRỌNG TỐ

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết đậu tiến sĩ năm 779, làm quan đến chức Trung thư xá nhân.

Khúc hát đêm thu

Nước đồng hồ nhỏ suốt năm canh.
Mây tản, trăng khuya lộ một vành.
Áo chiến ba quân chưa nhận được,
Thu sang sương giá, lạnh sao đành?

Qua vườn Hán Uyển

Thái Dịch én về, chấp chới bay.
Muôn màu Hán Uyển hoa trên cây.
Xuân đẹp dành chung cho tất cả.
Mấy ai được hưởng trọn xuân này.


DÃ TĂNG

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

Vịnh trăng

Mồng bốn trăng non, một mảng mờ,
Như rắn khoanh tròn, như cuộn tơ.
Hồ con nước lặng, trăng hai nửa.
Nửa bơi dưới nước, nửa trên bờ.


TĂNG CHÍ AN

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

Tuyệt cú

Bến sông, thuyền nhỏ cột bên lầu.
Mình ta chống gậy bước qua cầu.
Gió thổi đầu trần không thấy lạnh.
Sương hoa quệt áo, ướt từ lâu.


TÀO BÂN

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, tự Liêm Giang, người Hồ Châu.

Xuân muộn

Không người thương xót cánh hoa rơi.
Màu xanh trải rộng đến chân trời.
Trong núi oanh kêu gần lạc giọng,
Bãi cỏ bên ao, ếch đáp lời.


MẠNH TRÌ

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

Lời than của vũ nữ cung Trường Tín

Vua không cần nữa, biết đi đâu?
Nhan sắc tàn phai, luống ngậm sầu.
Giận mình không thể như chim én,
Xuân về bay lượn trước rèm châu.


ĐOÀN THÀNH THỨC

Tác giả: Không rõ năm sinh, mất 863; tự Kha Cổ, người Tề châu, nay thuộc tỉnh Giang Tô.

Khúc hát Chiết Lương Liễu Chi

Thấm mưa, nụ hé, lá xanh màu.
Trường Môn bóng liễu quyện vào nhau.
Vắng bóng xe loan, xuân sắp hết.
Hoàng hôn, oanh yến hót bên lầu.

Bài hát bẻ cành dương liễu

Nhờ ơn mưa móc mọc chồi non,
Liễu buông chằng chịt trước Trường Môn.
Xe loan thôi đến, xuân đang hết.
Buồn buồn oanh hót gọi hoàng hôn.


VƯƠNG HÀN

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, người Tấn Dương, tự Tử Vũ, đỗ tiến sĩ, làm quan đến Công bộ viên ngoại lang .

Hát ở Lương Châu

Trống giục lên đường, tiếng ngựa xe.
Rượu nhiều, còn muốn uống thỏa thuê.
Binh sĩ có say, xin chớ trách -
Xưa nay chinh chiến mấy ai về?


LÝ NGAO

Tác giả: Không rõ năm sinh năm mất, tự Tập Chi, người Triệu Quân, từng theo Hàn Dũ tập làm văn. Đỗ tiến sĩ, làm đến chức Tiết độ sứ Sơn Nam. Tác phẩm: Luận ngữ bút giải Ngũ mộc kinh, Lý văn công tập....

Sống ở nơi yên tĩnh

Chọn được nơi này sống thảnh thơi.
Không đón đưa ai, thoát nợ đời.
Thỉnh thoảng hứng lên, lên đỉnh núi,
Vén mây kêu một tiếng vang trời.


BÙI ĐỘ

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất; đỗ tiến sĩ năm 805, từng làm tới chức tể tướng  cuối đời từ quan về ở ẩn, vui thú thơ rượu với bạn bè, như Bạch Cư Dị, Lưu Vũ Tích...

Nhà bên suối

Suối chảy ngay trước nhà.
Lều tranh, tán lá xòa.
Bụi trần không đến được.
Chim nước kêu xa xa.


CHÍ AN

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất và quê quán, chỉ biết ông là một nhà sư sống vào đời vua Hy Tông (874 - 888).

Tuyệt cú

Cột chiếc thuyền con bên gốc cây,
Chống gậy tới cầu ở phía tây.
Khóm liễu gió lùa không thấy lạnh.
Như mưa hoa rụng, ướt bàn tay.


TƯ MÃ LỄ

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

Nỗi oán trong cung

Lơ thơ bóng liễu rủ trước lầu.
Oanh kêu man mác gợi thêm sầu.
Năm năm hoa rụng không ai ngó,
Theo suối ra ngoài trôi đến đâu?


TRƯƠNG LAI

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

Mưa buổi sáng sớm

Núi biếc, sông xanh, mây vấn vương.
Mưa lên vách liếp, hoa bên đường.
Con chim an ủi người đơn độc -
Hót lên nghe giống giọng quê hương.


CỐ HUỐNG

Tác giả: Sinh 725, mất 785, người Hải Diêm, Tố Châu, nay thuộc tỉnh Giang Tô, có tài thơ, vẽ và viết chữ đẹp, thích khôi hài, trào phúng, đỗ tiến sĩ niên hiệu Chí Đức (756 - 757).

Nghe tiếng tù và, nhớ quê

Vườn phủ rêu xanh, vàng lá rụng.
Ngoài thành ếch nhái gọi râm ran.
Khó ngủ còn vì không gặp được
Người đang đi dưới ánh trăng tàn.

Bài từ trong cung

Tiếng đàn, tiếng hát bên lầu ngọc.
Rất vui cười nói các cung tần.
Tí tách giọt đồng, trăng đã mọc.
Vén rèm, tưởng với chạm sông Ngân.


LÂU DĨNH

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

Phiến đá Tây Thi

Tây Thi giặt lụa ở nơi này,
Bây giờ hòn đá phủ rêu dày.
Một chuyến Cô Tô không trở lại.
Trên bờ mận nở nào ai hay?


TRẦN ĐÀO

Tác giả: Sống khoảng giữa thế kỷ thứ 9, người Quách Dương, nay là Quảng Tây, đỗ tiến sĩ đời Đường, làm quan đến chức Thứ sử Dương Châu. Tác phẩm: "Tào Từ bộ tập".

Bài hát Lũng Tây

Liều thân tiêu giặc diệt Hung Nô,
Năm nghìn tướng sĩ chết đất Hồ.
Vô Định đống xương nằm dưới mộ,
Thương ở quê xa vợ vẫn chờ.


LA ẨN

Tác giả: Sinh năm 833, mất năm 909, tự Chiêu Đông, người Dư Hàng, nay thuộc tỉnh Chiết Giang, thi tiến sĩ mười lần không đỗ. Tác phẩm: "La Chiêu Đông tập".

Tặng kỹ nữ Vân Anh

Chung Lăng cách biệt chục năm nay,
Giờ gặp Vân Anh ở chốn này.
Ta chưa thành nghiệp, nàng đơn độc.
Có lẽ chúng mình không gặp may.

Tự khuây khỏa

Thường vui khi được, mất thì buồn.
Buồn lắm hận nhiều, chỉ héo hon.
Hôm nay có rượu, thì vui đã.
Mai có việc buồn, mai hẵng buồn.

Nàng Tây Thi

Vận nước luân hồi thịnh lại suy.
Người Ngô sao mãi oán Tây Thi?
Đã đành vì nàng mà Ngô mất,
Nhưng Việt thì sao, bởi cái gì?

Hoa đào

Man mác mùi hương, thấm áo quần.
Hoa đào bất chợt nở ngoài sân.
Nửa dặm ánh hồng tường Tống Ngọc.
Long lanh vài cánh chén Văn Quân.
Suốt ngày vắng vẻ, nhà u ám.
Gặp lúc trời mưa, buồn bội phần.
Dưới núi sự đời e vẫn thế.
Ngoái đầu nhìn lại, buồn cho xuân.

Nghĩ về mùa xuân khi ở sông Khúc

Nắng xuân lại ấm, sắc hoa phô,
Lòng người vẫn thế, vẫn buồn lo.
Bạn rượu Cao Dương nay hết nửa.
Dáng núi Chung Nam vẫn hững hờ.
Dẫu nhỏ, ở đời gì cũng quí.
Việc nước không dung kẻ dại khờ.
Đầy thuyền trăng sáng, tay cần trúc.
Ta phải về vui với Ngũ Hồ.


GIẢ CHÍ

Tác giả: Sinh năm 718, mất năm 772, người Lạc Dương (Hà Nam), thi đỗ Minh Kinh năm đầu Thiên Bảo Đường Huyền Tông, giữ chức Hiệu thư lang, năm 756 làm Thứ sử Nhữ Châu. Tác phẩm: trong "Toàn Đường thi" có một quyển của ông.

Đêm ở Ba Lăng, chia tay viên ngoại họ Vương

Lúc liễu ra bông, rời Lạc Dương.
Khi hoa mai nở - đến Tam Tương.
Tình đời trôi nổi như mây gió.
Ly biệt cái buồn vẫn vấn vương.

Ý xuân

Cỏ xanh, liễu biếc, sắc hoa hồng.
Hương thơm, chim hót, trời xanh trong.
Cái buồn không chịu bay theo gió,
Nên giữa xuân vui cứ não lòng.

Tiễn thị lang họ Lý đi Thường Châu

Gió mùa, tuyết lạnh, trời đầy mây.
Đường xa Ngô, Sở lúc chia tay.
Để mai có cái cho ta nhớ,
Tôi bác bây giờ uống thật say.

Mới đến Ba Lăng, cùng Lý Thập Nhị Bạch
rong thuyền chơi trên hồ Động Đình

Lá phong trên bến rụng như hoa.
Hồ thu nước gợn ánh dương tà.
Thuyền nhẹ, người vui đi, đi mãi.
Mượn ánh trăng vàng thăm Tương Nga.


LÝ ƯỚC

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

442. Xem lễ cầu mưa
           
Lúa chết, dâu khô, đồng nứt nẻ.
Dân lễ cầu mưa, khóc sụt sùi.
Trong khi lầu ngọc, người ca hát
Cứ sợ trời mưa làm mất vui.


SẦM THAM

Tác giả: Nhà thơ lớn đời Đường, không rõ năm sinh năm mất, người Nam Dương, nay là huyện Đặng, tỉnh Hà Nam, đỗ tiến sĩ năm Thiên Bảo thứ 3 (774), từng làm Giám chầu thứ sử. Tác phẩm: Sầm Than tập.

Cảnh xuân, nhà trên núi

Vườn Lương cánh quạ giữa chiều tà.
Xơ xác buồn tênh mấy nóc nhà.
Trong sân không biết người đi hết,
Háo hức xuân về, cây trổ hoa.

Thơ đề trên cây liễu bên cầu
sông Phần, quận Bình Dương

Ngày xưa ta đã sống nơi này.
Nhiều năm lưu lạc lại về đây.
Không nhận ra ta, nhìn lạ lẫm,
Cây liễu sông Phần thật đến hay.

Bên bờ sông Vị, nhớ Tần Xuyên

Sông Vị chảy về đông,
Bao giờ tới châu Ung?
Xin gửi về quê cũ
Nước mắt lạnh đôi dòng.

Giấc mơ xuân

Đêm xuân gió lạnh thổi qua giường.
Nhớ người gặp gỡ giữa sông Tương.
Người đẹp trong mơ về chốc lát,
Nghìn dặm Giang Nam vẫn vấn vương.

Tiễn bạn về kinh đô

Một mình một ngựa hướng về tây.
Vung roi, người ngựa phóng như bay.
Tháng Chín, Giao Hà đưa tiễn bạn,
Đề thơ trong tuyết, lệ rơi đầy.

Tháng Chín hành quân, nhớ vườn cũ ở Trường An

Xóm nhỏ Đăng Cao, đã đến đây,
Chẳng ai có rượu uống kỳ say.
Chợt thương khóm cúc vườn quê cũ.
Giá chi nó nở chiến trường này.

Từ đài phong Mục Túc gửi về nhà

Bên đài Mục Túc đón mùa xuân.
Hồ Lư sông dữ, lệ đầy khăn.
Quê cũ vợ buồn, nơi chiến trận
Tướng sĩ buồn hơn đến vạn lần.

Giữa sa mạc, cảm tác

Xa nhà, rong ruổi ngựa về tây.
Hai lần trăng khuyết lại trăng đầy.
Không lửa, không người, sa mạc rộng,
Biết ngủ nơi nào qua đêm nay?

Từ cửa Ngọc Quan, gửi cho
quan chủ bạ ở Trường An

Muôn dặm Trường An ở phía đông,
Sao chẳng thương nhau viết mấy dòng.
Ngoảnh mặt về tây, buồn, đã thế
Mai lại hết năm, cảnh não lòng.

Nhớ vườn cũ ở Trường An

 Muốn leo núi, lại sợ
 Không có rượu dọc đường.
 Thương hàng cúc vườn cũ
 Vẫn nở cạnh chiến trường.

Gặp sứ giả vào kinh đô

Trông về quê cũ xa vời vợi,
Vạt áo run run, lệ ứa tràn.
Trên ngựa gặp nhau, không giấy bút,
Xin nhờ nhắn hộ: Vẫn bình an.

Viết trên sa mạc Hạ Diên, lúc mặt trời mọc

Mặt trời mọc trên cát.
Cát lại nuốt mặt trời.
Công danh là gì vậy
Mà đến đây, phí đời?

Lên gác Tổng Trì

Chạm mặt trời chót vót.
Nhìn ra từ tháp này,
Thấy muôn nhà, cây cối.
Vùng Năm Làng đầy mây.
Núi Tần bé và thấp.
Sông Vị giống sợi dây.
Giác ngộ được cái tĩnh,
Nguyện thờ Phật từ nay.

Họa bài thơ "Buối sớm vào chầu
cung Đại Minh"của xá nhân Giả Chí

Ngoài làng gà gáy, tiếng xôn xao.
Oanh hót trong cung, nắng phớt đào.
Chuông điểm đền vàng, muôn cửa mở.
Lọng ô thềm ngọc, sáng gươm đao.
Sương sớm chưa khô, tha thướt liễu.
Hoa lắng tai nghe tiếng nói chào.
Ai đó xướng thơ bên ao Phụng,
Các quan không biết họa thế nào.

Có việc ở tỉnh Tây Dịch

Tây Dịch, mây tan, trời lại sáng.
Mưa nhẹ Bắc Sơn, ướt áo chầu.
Tử Vi thành cổ hoa thơm ngát.
Thanh Tỏa xanh xanh liễu biếc màu.
Sáng xếp hàng uyên, tay cầm hốt.
Chiều cưỡi ngựa về, giống hệt nhau.
Thà về ở ẩn nơi rừng núi,
Hơn làm quan vụng, bạc hết đầu.

Tiễn anh Trương đi làm úy ở Nam Hải

Anh ngại đến Nam Hải
Vì mẹ già, nhà neo.
Ở đấy người Giao sống,
Lâu đài như ốc nghêu.
Hoa đầy núi Ngũ Lĩnh.
Núi Tam Sơn mưa nhiều.
Nơi ấy nhiều ngọc quí,
Nhưng đừng quên quê nghèo.


TRƯƠNG QUÂN

Chưa rõ tiểu sử tác giả

Cảnh chiều ở Nhạc Dương

Chim nhạn đã quay lại.
Hoàng hôn, quạ lượn vòng.
Nước long lanh ánh nắng.
Ráng mỏng nhuốm mặt sông.
Vườn đỏ ối lá thị.
Lau trắng xóa bãi sông.
Trường Sa luôn rét ẩm,
Mà áo chửa may xong.


LƯU PHƯƠNG BÌNH

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, là nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường, học giỏi nhưng không đi thi, suốt đời ở ẩn, người quê Hà Nam.

Khúc xuân oán

Bên song cửa sổ ánh dương tà.
Còn ướt trên bàn giọt lệ sa.
Không thấy người đâu, nhà vắng lạnh.
Các cửa ra vào kẹt xác hoa.

Trăng đêm

Nửa nhà trăng chiếu, sát lan can
Là sao Bắc Đẩu, ánh trăng tàn.
Hơi xuân vừa bén, đêm trời ấm.
Ngoài vườn tiếng dế đã râm ran.

Nỗi oán giận ngày xuân

Xế chiều, nắng nhạt lụi ngoài hiên.
Nhà vắng, lệ rơi, ngại đốt đèn.
Trống trải sân vườn, xuân đến muộn.
Hoa lê đầy đất, cổng cài then.


LƯU TRƯỜNG KHANH

Tác giả: Sinh năm 709, mất năm 786, tự Văn Phòng, người Hà Giang, nay thuộc tỉnh Hà Bắc; đỗ tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ 21 (733) đời Đường Huyền Tông, từng giữ các chức quan nhỏ nhưng luôn gặp điều xấu, bị vu cáo, chết tại nhiệm sở; vì vậy mà thơ ông thường buồn. Tác phẩm: còn lưu được "Lưu Tùy chân tập " gồm hơn 400 bài.

Ngủ ở núi Phù Dung, gặp tuyết

Chiều đông, núi lạnh, hoàng hôn nhòa.
Gió thổi, nhà tranh, sân đầy hoa.
Sau phên chó sủa, khuya, bên cạnh
Có ai mang tuyết bước vào nhà.

Tức cảnh, tặng Lý Mục

Thuyền con một chấm cuối chân trời,
Đi mãi mà rồi chẳng tới nơi.
Những muốn mở phên mời khách tới.
Ngại nghèo, nhà dột, lá vàng rơi.

Lên núi, ghé thăm nhà họ Trịnh

Hoa rụng, cỏ thơm, nhà quạnh hiu.
Vắng người, vườn mận tiếng chim kêu.
Chó sủa đâu đây, sao đóng cửa
Để phí bao nhiêu cảnh núi đèo?

Tiễn Linh Triệt

Chùa Trúc Lâm xa xa.
Tiếng chuông chiều văng vẳng.
Nón sen đong nắng tà.
Một mình, đường núi vắng.

Nghe chơi đàn cầm

Như gió thổi rừng cây,
Nhạc vang trên bảy dây.
Điệu cũ tuy ưa thích,
Ít ai đàn thời nay.

Ngày thu, lên chùa trên đài ông Ngô, trông ra xa

Chạnh lòng nhớ quê cũ.
Đài xưa cỏ mọc dày.
Chùa vắng người qua lại.
Xa vời nước và mây.
Nắng chiều vương bờ lũy.
Tiếng khánh lạnh rừng cây.
Chuyện Nam Triều đã cạn.
Nước Trường Giang vẫn đầy.

Đi từ Hạ Khẩu đến bãi Anh Vũ, trông sang
Nhạc Dương, gửi cho ông Nguyên Trung Thừa

Bãi sông không sóng cũng không sương.
Khách Sở ngồi buồn, dạ vấn vương.
Hán Khẩu, nắng chiều nâng cánh nhạn.
Động Đình, gió thổi, thoảng mùi hương.
Thành ven vách núi, đêm thuyền đậu.
Một cây đơn lẻ đứng bên đường.
Giả Nghị dâng thư mong giúp Hán,
Phải xuống Trường Sa, nghĩ thật thương.

Vô đề

Đường dài hút heo, sông tạnh.
Trời xế, thuyền không cột dây.
Người đi trên sông xuôi ngược.
Ngoài đồng cỏ vắng chim bay.
Khe sâu trăng soi lạnh lẽo.
Lờ lững trên đầu mây bay.
Phải đến Trường Sa, thật khổ.
Bên sông, cỏ dại mọc dày.

Tìm đạo sĩ Thường ở Nam Khê

Ai qua đây, đường nhỏ
Còn in dấu chân người.
Bãi nông mây trắng phủ.
Ngoài thềm cỏ tốt tươi.
Qua màn mưa ngắm núi.
Theo con suối dạo chơi.
Ý thiền và cảnh đẹp
Gặp nhau, chẳng nên lời.

Đi ngang qua mộ Phiếu Mẫu 1)

Chịu ơn từng bát gạo,
Nên cho xây mộ này.
Mộ xưa lẫn trong cỏ.
Triều trước như mây bay.
Người qua đường hương khói.
Đỗ quyên kêu trên cây.
Bốn xung quanh xuân biếc.
Vương Tôn từng tới đây.

1. Mộ người đàn bà giặt vải được Hàn Tín xây để nhớ ơn bà cưu mang mình thuở hàn vi. Mộ mẹ Hàn Tín đối diện, cách thành Hoài An bốn mươi dặm về phía tây.

Thơ làm đầu năm mới

Xa nhà, xuân đến sớm,
Năm mới buồn ủ ê.
Già rồi còn ở đậu,
Chua xót nỗi nhớ quê.
Bạn với bầy vượn núi,
Mây khói, liễu bên khe.
Chẳng khác gì Giả Nghị.
Mấy năm nữa được về?

Tiễn Vương Mười Một đi chơi miền nam

Nhìn con thuyền rời bến,
Lệ đầm đìa, vẫy tay.
Núi cũng nhìn theo bác.
Chim lưu luyến lượn bay.
Vào xuân năm hồ lớn.
Ra đi cánh buồm gầy.
Rau tần trắng trên bãi
Vì bác, cũng buồn lây.

Đi qua quê của Trương Minh Phủ,
trước giữ chức An Nghi

Có ông già tóc bạc,
Nhà ngoài góc thành đông.
Trả ấn về ở ẩn,
Năm cây liễu ông trồng.
Chiều ra bến câu cá,
Sáng cày cấy ngoài đồng.
Thích ôm đàn đi dạo.
Nhưng ông có vui không?

Ở Giang Châu, tiễn hai quan viên
ngoại là ông Sáu Tiết và ông Tám Liễu

Từng trải sự đời, lo ứng biến.
Cũng vì cơm áo, phải đi xa.
Hà Nam lá rụng, nhiều núi Sở.
Trường Giang trăng sáng, nhạn bay qua.
Tạm vui ngoài chốn Thương Châu ấy.
Ngắm nhìn, tóc đã điểm sương pha.
Hai bác quan tâm, lo bảo trọng.
Dẫu sao ta đã lớp người già.

Qua nhà Giả Nghị ở Trường Sa

Ba năm chịu cảnh sống lưu đày,
Để niềm thương tiếc tới hôm nay.
Thơ thẩn mình ta tìm dấu vết.
Rừng lạnh, gió thu, đã xế ngày.
Văn Đế anh minh mà bạc nghĩa.
Sông Tương hờ hững chảy qua đây.
Quang cảnh xung quanh buồn, xơ xác.
Thương ông sao phải tới nơi này.


TÔN ĐỊCH

Tác giả: Không rõ năm sinh, mất năm 761, người Bác Châu, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, làm quan đến chức thái tử thiêm sự.

Lầu Vân Môn

Chùa nằm sát vách đá.
Mây khói chốn thâm tu.
Đèn treo, đêm phủ núi.
Màn vén, hồ vào thu.
Mành lụa vẽ sao sáng.
Vách đầy hình chim cu.
Ngỡ mình nơi thượng giới,
Đang cưỡi mây chu du.


LÝ ĐOAN

Tác giả: Năm sinh, năm mất không rõ, tên chữ là Chính Kỷ, tự gọi mình là Hành Ngạc u nhân, người Triệu Châu, nay thuộc tỉnh Hà Bắc, đỗ tiến sĩ năm Đại lịch thứ 5 (770). Cuối đời từ quan về ở ẩn tại Hành Sơn. Tác phẩm: "Lý Đoan thi tập" hiện còn hơn 180 bài.

Vái trăng mới

Mở rèm, thấy trăng mới,
Liền quỳ vái trước sân.
Không ai nghe lời khấn.
Gió thổi bay dải quần.

Đàn tranh

Người đẹp ngồi bên cửa
Chơi đàn như mọi ngày.
Muốn Chu lang 1) để ý
Cố tình gẩy nhầm dây.

(1) Tøc Chu Du, t­íng nhµ Ng« thêi Tam Quèc, næi tiÕng lµ ng­êi sµnh ©m nh¹c. Mét h«m Lç Tóc mêi ®Õn ch¬i, cho mét c« g¸i giái ®µn ch¬i ®µn tranh cho Du nghe. Gi÷ thÓ diÖn, Du kh«ng tiÖn nh×n ngang nh×n ngöa nªn suèt buæi ngåi yªn. C« g¸i cè t×nh g¶y sai d©y ®µn, xem Du cã biÕt kh«ng.

Dạo chơi bên suôi, gặp mưa, tặng Liễu Trung Dung

Đêm buông, núi mờ tối,
Mưa hắt hiu, mịt mờ.
Cùng nghe chung vượn hót,
Mà hai người hai bờ.


LÝ GIA HỰU

Chưa rõ tiểu sử tác giả.

Lầu trúc

Chức quan nho nhỏ, diễu quan to.
Lầu trúc dựng xong, chén thật no.
Gió nam đang thổi, không cần quạt,
Ngủ một giấc say trước lũ cò.


TIỀN KHỞI

Tác giả: Sinh năm 722, mất năm 780, tên chữ là Trọng Vân, người Ngô Hưng, nay là tỉnh Chiết Giang, đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Khảo công Lang trung. Tác phẩm: "Tiền Trọng Văn tập".

Giang hồ gặp nhau

Giang hồ nước Yên, Triệu
Gặp nhau đất Hán này.
Nỗi lòng chưa nói hết,
Nắng đã tàn phía tây.

Ngày thu

Ngoài hiên, chiều bóng xế.
Buồn, không ai giãi bày.
Đường vắng người, hiu quạnh.
Gió thổi, lúa lung lay.

Chim nhạn về

Tiêu Tương sông biếc, cỏ xanh đê.
Chim nhạn vì sao bỗng kéo về.
Có phải có người đàn dưới nguyệt,
Tiếng đàn ai oán, nhạn về nghe?

Viết khi đi thuyền trên sông

Ngủ say trong thuyền lá,
Không giật mình, sóng êm.
Mặc trên bờ lau sậy
Thao thức hoài suốt đêm.

Chiều xuân, về lều tranh núi cũ

Tân Di xuân hết, chẳng còn hoa,
Không cả cành mai trước cổng nhà.
Thương thương khóm trúc kề song cửa,
Luôn vẫn xanh buồn, đứng đợi ta.

Đề ở nhà họ Thôi, ẩn dật trên núi

Đường hoa thược dược phủ rêu dày,
Kề bên cửa sổ núi và cây.
Dưới hoa, ông chủ nằm say khướt,
Mơ thành con bướm nhởn nhơ bay.

Đi thuyền trên sông, ngắm núi Khuông Lư

Gần mà không lên được
Vì mưa lớn, gió nhiều.
Có thể trên chùa ấy
Còn sư đời Lục Triều.

Tiễn nhà sư về Nhật Bản

Có dịp đến thượng quốc,
Không phải đến trong mơ.
Nước hòa trời xanh biếc.
Thuyền đạo trôi hững hờ.
Cá rồng nghe kinh Phật.
Trăng thiền, nước ngẩn ngơ.
Vời vợi trong đôi mắt
Lung linh ngọn đèn mờ.

Trong phòng văn ở Cốc Khẩu,
gửi Dương Bổ Khuyết

Bờ dậu ráng mây phủ.
Khe cỏ mọc bời bời.
Trúc và núi thật đẹp.
Xế chiều, mưa ngừng rơi.
Hoa rụng như chậm lại.
Mấy cánh cò chơi vơi.
Sai trẻ quét sân, ngõ -
Bác hẹn chiều đến chơi.


TRƯƠNG KẾ

Tác giả: Sinh và mất khoảng trước sau năm 766, tên chữ là Từ Tốn, người Nhương Châu, nay là Hồ Nam, đỗ tiến sĩ thời Thiên Bảo, làm quan đến chức Từ Bộ viên ngoại lang. Rất nổi tiếng với bài Phong Kiều dạ bạc.

Đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều 1)

Sương bạc, trăng tà, phong đứng yên,
Xóm chài lấp lóe lửa hai bên.
Đêm vắng, tiếng chuông chùa Núi Lạnh
Từ phía Cô Tô vọng tới thuyền.

(1) ë phÝa t©y thµnh C« T« (T« Ch©u), tØnh Giang T«.

Lên lầu

Dân bị quan bắt lính,
Ruộng hóa cỏ mọc dày.
Lên lầu nhìn: Đang Tết,
Ít nhà có khói bay.


UNG ĐÀO

Tác giả: Chưa rõ tiểu sử.

Thơ đề “Cầu đứt tình”

Chỉ có tình yêu bền chặt mãi.
Sao ai gọi thế chiếc cầu nay.
Tốt hơn xin đổi thành “bẻ liễu” 1),
Để tình còn đó, chỉ chia tay.

1. Đời xưa người Trung Quốc có tục bẽ cành liễu khi chia tay.


ĐÁI THÚC LUÂN

Tác giả: Sinh năm 732, mất năm 789, người Thuận Châu, nay thuộc tỉnh Giang Tô, đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Phủ Châu thứ sử, sau bỏ quan làm đạo sĩ. Tác phẩm: " Đái Thúc Luân tập".

Miếu Tam Lư

Nguyên, Tương cứ chảy mãi.
Khuất Nguyên buồn, đau lòng.
Hiu hắt rừng cây lạnh.
Chiều, gió thổi trên sông,

Mơ về Ngư Dương

Đầu thôn liễu mơn mởn.
Bãi dâu xanh bên đường.
Mang giỏ, quên hái lá.
Đêm trước mơ Ngư Dương.

Bạn cũ quê Giang Nam
tình cờ gặp nhau ở quán khách

Vào thu, trăng lại sáng.
Bóng đêm phủ mờ mờ.
Lại gặp nhau như trước.
Cứ ngỡ đang trong mơ.
Chim giật mình, gió thổi,
Dế giun kêu thờ ơ.
Say sưa nơi đất khách,
Sợ chuông báo hết giờ.

Đêm giao thừa, trọ ở trạm Thạch Đầu

Một mình trong quán trọ,
Bạn với chiếc đèn dầu.
Đêm cuối năm sắp hết,
Xa nhà kể đã lâu.
Buồn suốt đời phiêu bạt,
Toàn nghĩ chuyện buồn rầu.
Mặt buồn và tóc bạc,
Chờ xuân đến hôm sau.


LƯ LUÂN

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, tự Doãn Ngôn, người đất Bồ, phủ Hà Trung, nay thuộc tỉnh Sơn Tây. Khoảng thời gian từ 766 đến 778 nhiều lần thi không đỗ, sau được tiến làm chức úy huyện Văn Khánh. Tác phẩm có Thi Tập gồm mười quyển.

Tiễn Lý Đoan

Ải cũ toàn cỏ úa.
Cảnh ly biệt buồn sao.
Đường ra - đầy mây lạnh.
Chiều tuyết rơi - đường vào.
Bác xa quê từ nhỏ,
Lắm hoạn nạn, lao đao.
Lặng nhìn mà gạt lệ.
Biết hẹn nhau nơi nào?

Chiều đỗ thuyền ở Ngạc Châu

Mây tạnh, mờ mờ thấy Hán Dương,
Thuyền đi còn mất một ngày đường.
Nước lặng cả ngày, khách muốn ngủ.
Suốt đêm cánh lái đợi triều cường.
Ba Tương, tóc bạc, mùa thu tới.
Chạnh lòng, trăng sáng nhớ quê hương.
Buồn nghe trống trận vang sông nước.
Quá đủ sinh linh ngã chiến trường.

Chiều xuân ở Trường An

Gió thổi mưa qua núi.
Đất trời thắm sắc xuân.
Sông ít người qua lại.
Đồng xa nối đồng gần.
Trên trời, mảnh trăng khuyết.
Bao giờ gặp người thân?
Đời nhà nho khổ thế -
Phơi mặt nơi ải Tần.

Khúc hát Tái Hạ
Bài một

Cờ làm bằng lụa đẹp.
Tên - lông chim đại bàng.
Tướng đọc to lệnh mới,
Cả vạn quân hô vang.

Khúc hát Tái Hạ
Bài ba

Quân Thiều Vu bỏ chạy.
Trăng mờ, nhạn bay cao.
Cho quân kỵ rượt đuổi.
Tuyết bám đầy cung đao.

Khúc hát Tái Hạ
Bài bốn

Doanh trại trải chiếu ngọc.
Thắng giặc, mừng chiến công.
Say, mặc giáp nhảy múa.
Tiếng trống vang khắp đồng.


THÔI HỘ

Tác giả: Năm sinh, năm mất không rõ, tự Ân Công, người Bắc Lăng, nay là huyện Định, tỉnh Trực Lệ. Ông lận đận trong thi cử, khi đỗ tiến sĩ tuổi đã cao, thuộc thế hệ sau Đỗ Phủ, trước Bạch Cư Dị. Ông làm quan đến chức Tiết độ sứ Lĩnh Nam. Bài thơ dưới đây rất được người đương thời ưu thích.

Thơ đề chỗ gặp gỡ ngày trước

Năm ngoái ngày này, cũng nơi này,
Mặt hoa, mặt người đỏ hây hây.
Người cũ đi đâu giờ chẳng thấy,
Để lại một mình hoa ở đây.


HÀN HỦ

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất, đỗ tiễn sĩ năm 754, tự Quận Bình, người Nam Dương (Hà Nam). Tác phẩm có "Thi tập", gồm 5 quyển.

Tiết hàn thực

Khắp thành đâu cũng thấy hoa bay.
Hàn thực, gió đông uốn liễu gầy.
Vua Hán trong cung truyền thắp nến.
Dinh thự Ngũ Hầu nhiều khói bay.

Thơ tặng nhân tiếp Trình Cận

Trải chiếu tre hóng gió.
Trên thành trăng rất cao.
Đêm, nhà nhà giã gạo.
Nhạn bay giữa trời sao.
Thu muộn, định ngủ sớm,
Quên cuộc đời lao đao.
Mải đọc thơ, không biết
Quạ kêu sớm lúc nào.


HẠO NHIÊN

Tác giả: Không rõ năm sinh, năm mất. Hạo Nhiên là pháp danh, ông họ Tạ, tên Trú, vào lúc có tuổi bỏ đi tu, rất được Vi Ứng Vật kính trọng

Tìm Lục Hồng Tiệm, không gặp

Đường quê cây rậm rạp.
Nhà ở mé thành xa.
Cúc mới trồng sát dậu,
Thu rét chửa ra hoa.
Gõ cửa, chó không sủa.
Hỏi nhà bên, người ta
Bảo: Ông lão vào núi,
Chiều tối mới về nhà.

No comments:

Post a Comment