Rong ruổi những dặm đường,
Đêm Trung Thu, gió mát,
Dừng ở bến Hán Dương,
Bá Nha đem đàn gảy.
Đang lúc bổng lúc trầm,
Bất ngờ dây đàn đứt.
Ông buông đàn, trầm ngâm.
“Ở nơi này hoang vắng,
Giữa rừng núi bạt ngàn.
Có ai nghe và hiểu
Mà làm đứt dây đàn?”
Ông liền cho binh lính
Lục lọi tìm ven sông.
Một chàng trai sau đó
Được dẫn về trước ông.
Chàng trai xin tạ tội
Vì nghe trộm tiếng đàn.
Chàng là người đốn củi
Sống trong cảnh nghèo hàn.
Bá Nha nghe, thấy lạ
Rằng chàng trai nông thôn
Mà cũng biết nghe nhạc,
Xao xuyến tận tâm hồn.
Ông hỏi chàng, để thử:
“Ta chơi gì vừa rồi?”
“Bẩm, chơi bài Khổng Tử
Thương tiếc thầy Nhan Hồi.”
Quả thật đúng như thế.
Ông thích thú gật đầu.
Mời xuống thuyền ăn uống
Và đàm đạo hồi lâu.
Giữa tiệc rượu, bất chợt
Bá Nha lại cầm đàn
Chơi một bài mạnh mẽ,
Ngùn ngụt chí quan san.
Chàng tiều phu tán thưởng:
“Không có gì hay hơn!
Ý ngài cao vòi vọi.
‘Nga nga chỉ cao sơn’”
Bá Nha lại chơi tiếp
Bản nhạc khác, lần này
Tiếng đàn như nước chảy,
Như gió thổi, mây bay.
“Tuyệt hay, bẩm quan lớn.
Ý ngài thật mênh mang.
‘Dương chí tại lưu thủy’.
Như nước chảy dịu dàng.”
Bá Nha lấy làm phục,
Bèn hỏi chàng tên gì.
Chàng tiều phu cúi tạ:
“Bẩm, là Chung Tử Kỳ.”
Hai người lại trò chuyện,
Cởi mở và tâm tình.
Ông mời chàng khăn gói
Cùng theo ông về kinh.
Chàng lắc đầu từ chối
Vì còn có mẹ già.
Cầm tay bịn rịn mãi,
Giờ lên đường, Bá Nha
Hẹn sang năm nhất định
Ông sẽ quay lại đây
Đón cả chàng và mẹ,
Ngày này, bến sông này.
Giữ lời và đúng hẹn,
Bá Nha đến Hán Dương.
Nhưng bến sông vắng vẻ.
Linh cảm chuyện bất thường,
Ông hỏi thì được biết
Tử Kỳ, theo mệnh trời,
Bị bệnh nặng đã chết,
Và trước khi qua đời,
Chàng xin được chôn cất
Nơi chàng được nghe ông
Chơi “Cao Sơn”, “Lưu Thủy”,
Đêm thu ấy, bến sông.
Bên ngôi mộ còn mới,
Bá Nha ngồi, cúi đầu
Rồi đàn, mỗi tiếng nhạc
Đẫm một giọt lệ sầu.
Ông bày đồ tế lễ,
Rất trang trọng, tế xong,
Đập đàn vào vách đá
Rồi vứt hết xuống sông.
Chơi đàn cần tri kỷ.
Nay tri kỷ không còn.
Vậy thì không chơi nữa.
Ông thề cùng núi non.
PS
“Cao Sơn” và “Lưu Thủy”
Hai bản nhạc bất ngờ
Bá Nha đàn đêm ấy
Vẫn còn đến bây giờ.
Đời nhà Thanh, Duy Phái
Cùng với Đường Duy Minh
Ghi thành nốt lên giấy,
Phổ biến trong dân tình.
Ngày bé, đi chợ huyện,
Tôi nghe, gần nửa ngày,
Một ông lão hát xẩm
Kéo nhị hai bài này.
Và dẫu còn con nít,
Hình như tôi cũng nghe
Tiếng gió thổi trên núi
Và nước chảy dưới khe.
Đang lúc bổng lúc trầm,
Bất ngờ dây đàn đứt.
Ông buông đàn, trầm ngâm.
“Ở nơi này hoang vắng,
Giữa rừng núi bạt ngàn.
Có ai nghe và hiểu
Mà làm đứt dây đàn?”
Ông liền cho binh lính
Lục lọi tìm ven sông.
Một chàng trai sau đó
Được dẫn về trước ông.
Chàng trai xin tạ tội
Vì nghe trộm tiếng đàn.
Chàng là người đốn củi
Sống trong cảnh nghèo hàn.
Bá Nha nghe, thấy lạ
Rằng chàng trai nông thôn
Mà cũng biết nghe nhạc,
Xao xuyến tận tâm hồn.
Ông hỏi chàng, để thử:
“Ta chơi gì vừa rồi?”
“Bẩm, chơi bài Khổng Tử
Thương tiếc thầy Nhan Hồi.”
Quả thật đúng như thế.
Ông thích thú gật đầu.
Mời xuống thuyền ăn uống
Và đàm đạo hồi lâu.
Giữa tiệc rượu, bất chợt
Bá Nha lại cầm đàn
Chơi một bài mạnh mẽ,
Ngùn ngụt chí quan san.
Chàng tiều phu tán thưởng:
“Không có gì hay hơn!
Ý ngài cao vòi vọi.
‘Nga nga chỉ cao sơn’”
Bá Nha lại chơi tiếp
Bản nhạc khác, lần này
Tiếng đàn như nước chảy,
Như gió thổi, mây bay.
“Tuyệt hay, bẩm quan lớn.
Ý ngài thật mênh mang.
‘Dương chí tại lưu thủy’.
Như nước chảy dịu dàng.”
Bá Nha lấy làm phục,
Bèn hỏi chàng tên gì.
Chàng tiều phu cúi tạ:
“Bẩm, là Chung Tử Kỳ.”
Hai người lại trò chuyện,
Cởi mở và tâm tình.
Ông mời chàng khăn gói
Cùng theo ông về kinh.
Chàng lắc đầu từ chối
Vì còn có mẹ già.
Cầm tay bịn rịn mãi,
Giờ lên đường, Bá Nha
Hẹn sang năm nhất định
Ông sẽ quay lại đây
Đón cả chàng và mẹ,
Ngày này, bến sông này.
Giữ lời và đúng hẹn,
Bá Nha đến Hán Dương.
Nhưng bến sông vắng vẻ.
Linh cảm chuyện bất thường,
Ông hỏi thì được biết
Tử Kỳ, theo mệnh trời,
Bị bệnh nặng đã chết,
Và trước khi qua đời,
Chàng xin được chôn cất
Nơi chàng được nghe ông
Chơi “Cao Sơn”, “Lưu Thủy”,
Đêm thu ấy, bến sông.
Bên ngôi mộ còn mới,
Bá Nha ngồi, cúi đầu
Rồi đàn, mỗi tiếng nhạc
Đẫm một giọt lệ sầu.
Ông bày đồ tế lễ,
Rất trang trọng, tế xong,
Đập đàn vào vách đá
Rồi vứt hết xuống sông.
Chơi đàn cần tri kỷ.
Nay tri kỷ không còn.
Vậy thì không chơi nữa.
Ông thề cùng núi non.
PS
“Cao Sơn” và “Lưu Thủy”
Hai bản nhạc bất ngờ
Bá Nha đàn đêm ấy
Vẫn còn đến bây giờ.
Đời nhà Thanh, Duy Phái
Cùng với Đường Duy Minh
Ghi thành nốt lên giấy,
Phổ biến trong dân tình.
Ngày bé, đi chợ huyện,
Tôi nghe, gần nửa ngày,
Một ông lão hát xẩm
Kéo nhị hai bài này.
Và dẫu còn con nít,
Hình như tôi cũng nghe
Tiếng gió thổi trên núi
Và nước chảy dưới khe.
No comments:
Post a Comment