Xécgây Mikhancốp
Xécgây Mikhancốp (1913 - ?), nhà văn, nhà hoạt động xã hội Nga, Viện sĩ Viện hàn lâm Liên Xô, anh hùng lao động Liên Xô, đặc biệt nổi tiếng nhờ những tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi, như “Thơ cho thiếu nhi”, “Chú Xchi-ô-pa”, kịch thơ “Khăn quàng đỏ”, “Cậu bé yêu quí”, “Tất cả bắt đầu từ tuổi thơ”, “Dấu hiệu thời gian” vân vân. Giải thưởng Lê-nin năm 1970.
Nhà triệu phú
Nước nọ có bà già
Giàu, cô
đơn, keo kiệt,
Đang khỏe
mạnh, bà ta
Một hôm
lăn ra chết.
Thế là trơ
một mình
Buồn rầu
và đơn đọc
Con chó
quí của bà
Có tên là
Bun-đôc.
Bà già ấy
có nhiều
Cháu gần
xa già trẻ,
Nghĩa là
có đủ người
Để tranh
nhau thừa kế.
Bà già ấy
có nhiều
Vàng và
tiền, vì vậy
Ai cũng
mong đến ngày
Đọc chúc
thư bà ấy.
Nhưng than
ôi, mọi người
Bực mình
và xấu hổ
Khi biết
gia tài bà
Chỉ dành
cho con chó.
Các luật
sư bó tay:
Chúc thư
bà xem kỹ
Thấy hợp
pháp, và rồi
Đủ dấu và
chữ ký.
Trước khi
chết, bà già
Đã làm
chúc thư nọ,
Vì bà muốn
trát vàng
Lên khắp
người con chó.
Chó thì
cần gì tiền?
Để mua đồ,
may mặc?
Xưa nay
chó và mèo
Không cần
gì tiền bạc.
Thế mà con
chó này
Đã trở
thành triệu phú.
Chiếc mũi
hếch hếch thêm
Hơn những
ngày có chủ.
Theo yêu
cầu chúc thư,
Nó cần
người phục dịch
Dẫn nó đi
chơi rông,
Xem chạy
thi, xem kịch.
Nó ở chính
trung tâm,
Nhà vừa
sang vừa cổ,
Có đầu bếp
hàng ngày
Làm món ăn
cho nó.
Sáng:
pho-mat Hà Lan,
Trưa:
ba-tê, xúc xích.
Tối: thịt
băm, tất nhiên,
Ăn bao
nhiêu tùy thích.
Nó đi nghỉ
mùa hè.
Và hàng
tuần, chủ nhật,
Thợ cắt
tóc đến nhà
Cắt kiểu
đầu mốt nhất.
Bun-đôc có
vi-la,
Có xe hơi
và có
Cả chiếc
áo đuôi tôm
Được may
theo kiểu chó.
Bun-đôc
uống côc-tây
Trong
những lần chiêu đãi,
Và chẳng
thèm ngoái nhìn
Các bạn
xưa chó cái.
Là một chủ
nhà băng
Nó vào câu
lạc bộ
Của những
tay cực giàu
Và học
luôn ở đó
Cách giận
dữ sủa to
Khi nghe
từ “tiến bộ”,
“Hòa bình”
và “tự do”...
Các báo
luôn tranh nhau
Phỏng vấn
ngài Bun-đôc,
Để ngài
chó trình bày
Quan điểm
cùng bạn đọc
Về hòa
bình, chiến tranh,
Về đất
đai, tài sản...
Nghĩa là nó bây giờ
Trong thế
giới tư bản
Thành nhân
vật nổi danh
Có quyền
và tiếng nói...
Ở nước ấy
đồng tiền
Không gì
không làm nổi.
Những đứa trẻ ngu đần
“Những đứa trẻ thông minh
Sẽ có
nhiều thành đạt,
Sẽ trở
thành nhà văn,
Múa ba-lê
và hát.
Nhiều đứa
đã có tranh
Về đề tài
tình bạn,
Được triển
lãm khắp nơi,
Được khen
và xuất bản.
Nhiều đứa
có khả năng
Đã được đi
đây đó
Tận nước
ngoài để thi
Các cuộc
thi này nọ.
Con bé
Na-ta-sa
Đã năm lần
được giải.
Thằng
Ca-rich bạn mày
Thì sắp
thành vĩ đại.
Chỉ những
đứa ngu đần
Là thế nào
vẫn vậy!”
Ôi, mẹ tôi
nhiều lần
Nói với
tôi điều ấy.
Nhưng tôi
chỉ đứng im
Cắn môi
như biết lỗi.
Tôi không
muốn nói gì
Về việc
này khó nói.
Mặc những
đứa thông minh
Sẽ có
nhiều thành đạt,
Sẽ vẽ
tranh, làm thơ,
Múa ba-lê
và hát.
Mặc ai đó
đóng phim
Chơi vĩ
cầm rất giỏi -
Đó không
phải là điều
Ai cũng
làm được nổi.
Sau này
tôi là ai,
Làm được
gì - tôi biết.
Sẽ có ngày
tôi đi
Vào tai-ga
giá rét.
Cùng với
đám bạn bè
Chơi hàng
ngày trong ngõ,
Tôi sẽ đặt
đường ray
Xây nhà,
xây thành phố.
Tàu nối
nhau lao đi,
Núi rừng
vang tiếng máy.
Mẹ tôi sẽ
tự hào
Về con
trai lúc ấy.
Bây giờ mẹ
trách tôi
Có thể vì
ghen tị,
Quên rằng
làm công nhân
Cũng không
thua nghệ sĩ.
Trên tàu điện
Chiếc tàu
điện số Mười
Đang chạy
kia, giữa phố.
Một trăm
năm mươi người
Đứng và
ngồi trên đó.
Hành khách
vào rồi ra,
Chen đi
rồi chen lại,
Nhưng cậu
Cô-li-a
Thì ngồi
rất thoải mái.
Cậu ngồi
ngay hàng đầu.
Ghế vừa êm
vừa sạch.
Cậu tới
sân trượt băng,
Cặp đôi
giày dưới nách.
Bỗng tới
bến số Năm
Một bà già
mệt mỏi
Hổn hển
bám tay cầm
Leo lên
tàu chật chội.
Hành khách
vào rồi ra,
Chen vai
rồi chen cánh.
Cô-li-a
thì ngồi,
Bà già
đứng bên cạnh.
Cuối cùng
tới sân băng,
Tàu từ từ
dừng lại.
Cô-li-a
vội vàng
Bước xuống
tàu thoải mái.
Bà già
đang định ngồi
Thì chỉ
trong nháy mắt
Có một cậu
thiếu niên
Đã tranh
bà ngồi mất.
Đó là
Va-len-tin
Trượt băng
về, nhanh nhẹn
Leo lên
toa và ngồi
Rất êm và
rất tiện.
Hành khách
vào rồi ra,
Chen vai
rồi chen cánh.
Va-len-tin
cứ ngồi,
Bà già
đứng bên cạnh.
Chuyện kể
ra còn dài,
Nhưng mà
thôi, phải hiểu
Là nên
nhường chỗ ngồi
Cho những
người già, yếu.
Còn các cậu?
Đứa nhìn
ra phố,
Đứa ngồi
trên ghế gỗ,
Tô-li-a
hát,
Bô-rit
ngồi im,
Mắt lim
dim.
Ni-cô-lai
hai chân đung đẩy...
Đã xế
chiều lúc ấy.
Cả bọn chỉ
ngồi chơi.
Ga-li-a
tựa lưng bờ giậu,
Chú mèo
nhảy lên cây.
Bô-rit bắt
đầu lên tiếng,
Đại khái
thế này:
- Trong
túi tớ có chiếc đinh.
Còn các
cậu?
- Hôm nay
khách đến nhà mình.
Còn các
cậu?
- Nhà tớ
hôm qua mèo đẻ
Những năm
con,
Chóng lớn,
mắt to và tròn,
Thế mà
không chịu ăn gì cả.
- Nhà tớ
có bếp ga.
Còn các
cậu?
- Chỗ tớ
Có ống dẫn nước đến nhà!
- Nhà tớ
hôm qua lửa tắt,
Đó là điều
thứ nhất.
Sẽ có xe
chở củi ngày mai -
Là điều
thứ hai.
Còn điều
thứ ba là mẹ tớ
Đã bay về
phương đông.
Vì đơn
giản mẹ tớ
Là phi
công!
- Là phi
công?
Thì đã
sao! -
Vô-va đáp
Từ trên
cao.
Như
Cô-li-a mới thích:
Có mẹ là
công an, rất oách!
Còn mẹ
Ca-rim và Ai-xư
Cả hai là
kỹ sư.
Và mẹ
Li-ô-va là đầu bếp.
Nên mẹ cậu
- phi công
Chưa là gì
hết!
Lê-na nói:
Quan trọng hơn mọi đứa
Là mẹ tớ -
nhân viên xe lửa,
Một lúc
phục vụ hai toa
Từ đây đến
tận Za-xe-pa!
- Nhưng có
mẹ là thợ may, điều đó
Không lẽ
xấu? - Ni-na hỏi nhỏ.
Ai sẽ may
quần áo, thấy không?
Tất nhiên,
không là phi công!
Phi công
lái máy bay -
Thế là rất
tốt.
Đầu bếp
làm bánh ngọt,
Cũng là
điều hay.
Cô giáo
dạy ở trường,
Ốm đau nhờ
bác sĩ...
Nghĩa là
mẹ nào cũng cần,
Mẹ nào
cũng quí!
Lúc ấy đã
xế chiều
Chẳng còn
gì để nói.
Những ước mơ không thành sự thật
Khi tôi
lên tám tuổi
Tôi chỉ
ước mơ sao
Có một
chiếc xe đạp
Loại bé
thôi, không cao.
Tôi đạp xe
suốt ngày
Đi hết đó
và đây.
Nhưng tôi
buồn suýt khóc
Khi người
lớn bảo tôi
- Không có
xe cũng đã
Khổ với
cậu lắm rồi.
Tôi muốn
có con chó
Nhưng lập
tức được khuyên
Rằng đã
mười hai tuổi
Nuôi chó
là không nên,
Rằng đừng
làm thằng ngốc,
Rằng nên
tìm sách đọc...
Luôn luôn
bị từ chối,
Tôi thì
chẳng dám đòi.
Cứ thế
người ta tặng
Hoàn toàn
trái ý tôi:
Nào áo
khoác, nào khăn,
Nào bút
lông, nào lịch...
Nghĩa là
những cái gì
Tôi không
cần, không thích.
Tiếc là
sao người lớn
Nhiều lúc
không hiểu ta,
Trong khi
họ vẫn nói:
Phải giữ
gìn tuổi thơ!
Về cây trinh nữ
Ai nằm
kia, đang trùm chăn bông
Kín cả đầu
cả hông?
Ai đang
nằm kê ba chiếc gối
Bên một
bàn thức ăn để nguội?
Ai tỉnh
dậy, mặc áo quần,
Chẳng buồn
gấp chăn,
Rồi sau đó
dùng nước sôi rửa mặt,
Chấm qua
trán, đôi môi
Và đôi
mắt?
Ồ chắc đây
là một ông già
Tuổi một
trăm hay một trăm mười ba?
Không!
Ai cau có,
miệng ngậm đầy bánh ngọt
Và còn
kêu: - Ở đâu căm-pôt?
Đưa cái
kia!
Đưa cái này!
Không, cái
khác!
Đưa đây!
Ồ chắc đây
là một anh tàn phế
Mới nói
thế?
Không!
Thế thì là
ai đây?
Và vì sao
suốt ngày
Phải đi
ủng lông,
Phải mang
găng ấm,
Để khỏi
lạnh tay,
Để không
bị cảm,
Dù mặt
trời đang chiếu sáng trên trời,
Dù nửa năm
chưa hề có tuyết rơi?
Hay người
ấy sắp phải đi Bắc Cực
Nơi gấu
trắng sống trong băng dày đặc?
Không!
Xin mọi
người cứ nhìn kỹ - thì ra,
Đó chỉ là
cậu bé Mi-chi-a!
Mi-chi-a
của mẹ!
Mi-chi-a
của bố!
Sống ở nhà
52, trên đại lộ.
Suốt ngày
trong phòng,
Đắp đầy
chăn bông,
Ngoài bánh
ngọt, kẹo, đường và hoa quả,
Cậu không
ăn gì cả.
Nhưng vì
sao?
Vì sao ư,
úi dào,
Vì vừa
dậy, sáng nào cũng thế,
Người ta
bắt cậu đo nhiệt kế,
Rồi mặc
áo,
Rồi đi
giày,
Và bất kể
ban đêm hay ban ngày
Cậu muốn
ăn cái gì cũng được!
Nếu trên
trời có tí mây đen
Là cậu đi
giày cao cổ.
Nếu buổi
sáng cậu thích nằm thì, ôi,
Suốt ngày
nằm yên một chỗ.
Nhưng vì
sao?
Vì sao ư,
úi dào,
Vì bố mẹ
chiều anh con ghê quá\.
Vâng, chỉ
chiều và nuôi lớn mà thôi,
Không chịu
dạy cho con gì cả.
Không chịu
dạy để con thành phi công,
Thành
người lính lái xe tăng dũng cảm.
Không rèn
luyện để con thành công nhân,
Thành
chiến sĩ hoa tiêu trên chiến hạm.
Nên cứ
thế, bên bố mẹ, Mi-chi-a
Lớn dần
lên, sợ giá băng, gió bão
Như những
cây trinh nữ sợ mùa đông
Trong tủ
kính của vườn bách thảo.
Vẽ tranh
Tôi lấy
một tờ giấy
Vẽ đậm một
con đường,
Và vẽ thêm
cạnh đấy
Một con bò
dễ thương.
Tôi vẽ
vườn bên trái.
Vườn lấm
chấm trái cây.
Vẽ thêm
mưa bên phải
Những sợi
mưa không dày.
Đường tôi
tô màu đỏ,
Bò tôi tô
màu hồng.
Một ít mây
sau đó
Tôi vẽ
thêm trên không.
Những mũi
tên sắc nhọn
Tôi vẽ
xuyên qua mây,
Ý nói
giông, gió lớn
Đã thổi
sang vườn cây.
Tôi định
vẽ nước chảy
Thành
những dòng suối con.
Tiếc là
bút chì gãy,
Mà mực
cũng không còn.
Cuối cùng,
tôi bắc ghế
Dán tranh
tôi lên tường
Dù tranh tôi có thể
Chỉ thuộc
loại bình thường.
Mèo con
Này, các
cậu biết không ,
Có chuyện
này rất lạ:
Nhà tớ mèo
đẻ con -
Đúng năm
con tất cả,
Cả nhà tớ
thi nhau
Tìm tên
hay để đặt
Cuối cùng
gọi: "Một, Hai,
Ba, Bốn,
Năm - tuyệt thật.
Con Một rất
thông minh
Con Hai
lông màu trắng
Con Ba hay
làm ồn
Con Bốn
rất nhí nhắng.
Còn con
Năm, biết không,
Giống Hai,
Ba như lột,
Cũng có
đốm trên lưng,
Cũng lười
và học dốt.
Một, Hai,
Ba, Bốn, Năm -
Năm con
mèo đẹp tuyệt.
Mời các
bạn đến xem.
Cứ xem rồi
sẽ biết!
Vê-ra đau răng
Cô hàng
xóm Vê-ra
Đau răng
từ hôm qua -
Đau hai
chiếc răng cửa.
Răng còn
non, răng sữa.
Cô rên
suốt ngày đêm
Ai dỗ cũng
không im.
Mẹ thì lo
hâm nước
Không rời,
con nửa bước.
Bố làm
trò, vẽ râu
Để Vê-ra
quên đau.
Còn bà thì
cuống quít
Lo còn hơn
con nít.
Cbỉ ông
nội một mình
(Ông là
cựu chiến binh)
Là không
lo gì hết.
Ông bảo:
Ồ, không chết!
Chú muỗi lếu láo
Bác Gấu mở
hiệu thuốc
Treo tấm
biển rất to:
"Dành
cho chim và thú
Xin mời
vào, đừng lo!".
Gà từ đâu
chạy tới:
"Chào
bác gấu Misa!"
"Chú
cần gì?" Gấu hỏi.
"Cần
thay cái mào gà".
Tiếp đến
là cô Vịt
Nước mắt
chảy ròng ròng.
"Mắt
tôi đau, - Vịt nói. -
Ông có
thuốc chữa không?"
Dê bước
vào nhăn nhó,
Trông mặt
thật đáng thương.
"Tôi
trót ăn rễ đắng.
Bác bán
cho ít đường".
Gấu hết
lòng phục vụ,
Không từ
chối người nào
Bỗng có
một con Muỗi
Từ cửa sổ
bay vào.
Gấu quát:
"Này anh kia,
Sao vào
bằng cách ấy?"
Muối trâng
tráo vênh râu:
"Vào
cách vào chả vậy?"
"Phải
đi đứng đàng hoàng.
Đây là nhà
có chủ.
Ngoài cửa
tôi đã ghi
Dành cho chim và thú!"
"Thì
đã sao? - Muỗi đáp. -
Tôi hơi
đâu mà tìm!
Khi tôi
không là thú
Mà cũng
chẳng là chim".
Rồi chú
Muỗi lếu láo
Cãi lộn
với mọi người.
Cô Vịt
cáu, há mỏ -
Thế là cậu
toi đời!
Tiêm phòng
- Lớp Một
đi tiêm phòng!
- Gọi mình
đấy, biết không?
Tiêm phòng
ư? Thì sao?
Chẳng là
gì với tớ.
Tiêm thì
tiêm, úi dào!
Không có
gì đáng sợ.
Xưa nay
chỉ anh hèn
Mới sợ
tiêm, nói thật,
Tớ luôn
cười, thản nhiên
Nhìn kim
tiêm nhọn hoắt.
Tớ xung
phong đi đầu
Chìa tay
cho y tá.
Hoàn toàn
không thấy đau -
Thần kinh
tớ như đá.
Tin hay
không thì tuỳ
Tớ sẵn
sàng lúc ấy
Đổi con
cù, hộp bi
Để tiêm
thêm. Thế đấy!
- Lớp Một
đi tiêm phòng!
- Gọi mình
đấy, biết không?
Gọi mình
ư? Bây giờ?
Thì ta đi!
Thật lạ,
Tớ không
sợ, nhưng sao
Đầu gối
run ghê quá!
Lý do
Ma-sa muộn
học nhiều lần.
Lý do vì
sao như vậy?
Thứ nhất
là vì chiếc chăn
Ấm quá,
không sao cho dậy.
Thứ hai là
vì chiếc gương
Cứ bắt
đứng soi không chán.
Thì cô vẫn
dặn: ra đường
Phải chải
tóc cho cẩn thận.
Thứ ba
phải mất một giờ
Để ăn bánh
mì, uống nước...
Trong khi
thời gian không chờ
Vậy sao mà
không muộn được!
Chiếc bóng của tôi
Bất kì tôi
đi đâu
Bóng tôi
đi theo đấy.
Tôi mà
ngồi xuống bàn,
Nó liền
làm như vậy.
Bóng bắt
chước mọi điều,
Bám theo
từng bước nhỏ.
Nó cũng
giống như tôi -
Không chịu
yên một chỗ.
Ở ngoài
đường, thật hay -
Lúc nó
chạy trước mặt,
Lúc lẽo
đẽo theo sau,
Lúc biến
đi đâu mất.
Có lúc chỉ
mấy giây
Nó lớn
nhanh trông thấy.
Giá mà bọn
trẻ con
Cũng lớn
nhanh như vậy.
Một sáng
nọ, mùa đông,
Dậy sớm
hơn thường lệ,
Tôi ra
vườn dạo chơi
Hít khí
trời mát mẻ.
Trong khi
đấy bóng tôi
Nằm im
không dám cựa -
Thì ra cu cậu lười
Muốn ngủ
thêm chút nữa.
Những người bạn tốt
Mi-sa rất
khổ tâm
Và phải
luôn xấu hổ:
Cậu không
thể phát âm
Như bạn bè
trong phố.
Cậu nói
lắp từng từ,
Thật buồn
cười, khổ sở.
Nhưng các
bạn không trêu,
Mà động
viên, giúp đỡ.
"Mi-sa,
cậu đừng buồn,
Và nhất là
đừng vội.
Hãy bình
tĩnh, tự tin,
Nói những
gì định nói".
Misa nói
một từ
Rồi im,
môi mấp máy...
Nhưng các
bạn vẫn chờ
Vì biết
cần phải vậy.
Đánh nhau
Vịt bảo
Gà: "Các cậu
Trứng đẻ
ít, lại xấu
Người ta
đồn đến rằm
Các cậu sẽ
lên mâm!"
Gà đáp
ngay: "Nói láo!
Bác Ngỗng
già luôn bảo
Rằng giống
Vịt đã lười,
Ăn bẩn,
lại ham chơi.
Chỉ biết
kêu cạc cạc,
Và nói xấu
người khác!"
"Sao?
- Cái lão Ngỗng già
Mà lại dám
chê ta? -
Vịt quát
to - Đợi đấy
Đâu rồi,
cái lão ấy?
Ta sẽ cho
biết tay!"
Ngỗng chạy
đến: "Ta đây!"
"Ôí,
đánh nhau! Đánh nhau!"
Gà Tây kêu
lạc giọng
Rồi hoảng
sợ cúi đầu
Mổ luôn
vào chân Ngỗng.
Nghe kêu,
Gà Trống, Ngan
Chạy đến
xem từng đàn.
Trong khi
Ngỗng và Vịt
Quần, cắn
nhau không ít.
Hai con cứ
đánh nhau,
Trụi lông,
toác cả đầu
Mọi người
xem, hoảng sợ,
Đến bây
giờ vẫn nhớ!
Kính ở đâu?
Cô Ôn-ga
tội nghiệp
Để kính
đâu không biết
Thế là tìm
khắp nhà
Tìm mãi mà
không ra.
Cô lục tìm
dưới gối,
Dưới chăn,
trong góc tối
Trong chạn
bát, gầm bàn,
Tìm cả
ngoài lan can.
Tìm không
sót một chỗ
Tìm cả
trong ổ chó.
Thật kì lạ
điều này -
Kính không
cánh mà bay.
Mệt, buồn
đến suýt khóc,
Cô Ôn-ga
thở dốc
Ngồi nghỉ
bên chiếc gương
Kê ngay
sát đầu giường.
Đang thở
dài lúc ấy
Nhìn
gương, cô chợt thấy
Chiếc kính
ngay trên đầu -
Thế mà tìm
đâu đâu!
Đó là
chuyện có thật
Về chiếc
gương thần kì,
Nhờ nó mà
kính mất
Lại tìm
thấy nhiều khi.
Hai chú cừu
Có một chú
cừu đen
Theo sườn
núi đi lên
Đến một
chiếc cầu vắng
Thì gặp
anh cừu trắng.
Cừu trắng
nói: "Nghe đây!
Vấn đề là
thế này:
Cầu hẹp,
không đi được,
Anh nhường
tôi đi trước!"
Cừu đen
đáp: "Be be,
Anh nói
sao dễ nghe!
Tôi ấy à?
Xin lỗi,
Xê ra,
đừng cản lối!"
Rồi cừu
trắng, cừu đen
Cùng hăng
hái bước lên,
Húc, tranh
nhau đi trước
Nhưng đi
làm sao được?
Mặt trời
chiếu trên cao
Dưới cầu
sông cuộn chảy.
Cả hai con
lộn nhào
Chết dưới
dòng sông ấy!
Lời khuyên quan trọng
Đừng dùng
roi dạy chó
Đừng mắng
và trêu nó.
Chó được dạy bằng roi
Sẽ là con
chó tồi.
Đánh nó
xong, thử gọi,
Nó sẽ
không còn tới.
Hòa bình
Giê-nhi-a
tròn tám tuổi,
Cậu tổ
chức ngày sinh.
Khách đến
thăm tặng cậu
Khẩu súng
lục xinh xinh,
Rồi xe
tăng, đại bác,
Khẩu súng
máy tí hon,
Mới, đen,
trông như thật,
Có băng
đạn hình tròn.
Trong khi
khách ăn uống,
Một mình
Giê-nhi-a
Tháo tung
các khẩu súng
Vứt lung
tung khắp nhà.
- Ôi, đồ
chơi còn mới,
Hỏng rồi
sao? Thật kinh!
- Không !-
Giê-nhi-a đáp lại. -
Con chơi
trò "Hoà bình".
Giấc mơ
Tôi nằm mơ
một giấc mơ kỳ lạ
Như thể
tôi đang bơi trên biển cả,
Trên một
con tàu lớn rộng và dài
Đi thật
xa, đi tới một nước ngoài
Người ta
chở tôi đi, sau đấy
Để tôi lại
suốt đời bên nước ấy.
Trên con
tàu xa lạ ấy người ta
Uống rồi
ăn, rồi chơi bi-a.
Cũng xa lạ
là ngọn cờ, tiếng nói,
Tôi cố
nghe mà không sao hiểu nổi
Và xung
quanh, tôi thấy rất nhiều điều
Không như
tôi từng quen,
Không như
tôi từng yêu.
Tôi không
hề mua vé,
Không hề
muốn lên tàu
Thế thì
sao họ bắt
Và chở tôi
đi đâu -
Tôi không
biết vì sao
Cũng không
biết cách nào
Tôi đã lạc
lên tàu đó
Tôi chỉ
biết một điều:
Tôi đang
gặp điều đau khổ.
Và thế là
từ nay
Tôi phải
sống xa nhà,
Xa Tổ quốc
Xa mẹ,
cha,
Xa bạn bè
thân thuộc.
Sao, không
thích ư, cậu bé?
Ai đấy
nói, cười to.
Tôi thì
muốn,
Rất muốn
Muốn trở
về Liên Xô.
Khi xuống
tàu, nhất định
Tôi sẽ
trốn về nhà
Đừng hòng
ai giữ nổi,
Trốn thật
nhanh, thật xa.
Bỗng đồng
hồ báo thức
Réo to
trên đầu tôi.
Ôi, tiếng
chuông quen thuộc!
Thế là
thoát nạn rồi.
Thật may
mà, - tôi nghĩ.-
Mình không
ở nước Mỹ.
Chim sáo
Ngay bên
mái nhà tôi
Có con
chim - nghệ sĩ.
Chúng tôi
nghe suốt ngày
Tiếng líu
lo không nghỉ.
Đồng còn
mây mù bay,
Sương còn
treo từng hạt,
Thế mà
chim từ lâu.
Dậy và say
sưa hát.
Hát không
vì vinh quang,
Cũng không
vì tiền bạc.
Mà chỉ vì
trái tim,
Vì không
thể làm khác.
Chim hót
hay, ngân dài,
Tiếng vang
xa và rộng
Mà chẳng
đòi tiền công
Cho tài
năng, lao động.
Hãy làm người
Bầy kiến ở
trong rừng
Ngoài việc
làm, chúng có
Các luật
riêng của mình,
Và nhà là
chiếc tổ
Người tốt
chẳng bao giờ
Ngồi không
và lười nhác:
Sáng, cô
giáo tới trường.
Chú công
an đi gác.
Còn kiến
thì luôn luôn
Làm suốt
ngày vất vả.
Chui dọc
rồi chui ngang
Dưới cỏ
khô và lá.
Cậu dạo
chơi trong rừng
Gậy cầm
tay, tinh nghịch,
Chọc tổ
kiến vỡ tung,
Đốt lên,
cười vui thích.
Đang được
sống yên lành,
Bỗng bất
ngờ gặp nạn,
Đàn kiến
chạy thoát thân,
Người một
nơi, tán loạn.
Trong tổ
kiến hồi lâu
Lửa vẫn
còn âm ỉ,
Cậu thờ ơ
đứng nhìn
Vô tâm và
ích kỷ.
Tôi không
nói quá lời.
Khi gọi
cậu như vậy -
Cậu chưa
làm một phần
Những gì
vừa để cháy.
Thời đại
nguyên tử này
Cậu không
là con kiến
Nhưng cậu,
một con người,
Phải thành
người toàn diện.
Một ngày quan trọng
Tờ lịch đỏ
trên tường:
Hôm nay là
ngày lễ,
Ngày mồng
Một tháng Năm,
Ngày mùa
xuân đẹp đẽ.
Tháng Hai
và tháng Mười
Cũng nhiều
ngày như vậy,
Nhiều ngày
đáng chờ mong
Trên những
tờ lịch ấy.
Các bạn
trẻ chúng ta.
Thích
những ngày số đỏ
Vì pháo
hoa, duyệt binh
Những ngày
này mới có.
Nhưng
trong số rất nhiều
Những ngày
vui, chủ nhật.
Có một
ngày mùa thu
Bình
thường mà vui nhất.
Ngày ấy
lịch trên tường
Không được
in số đỏ
Các khẩu
hiệu và cờ
Cũng không
treo ngoài phố.
Nhưng ta
nhận ra ngay
Nhờ một
điều giản dị
Là học
sinh đến trường
Khắp nông
thôn, thành thị,
Là những
tốp học sinh
Diện áo
quần rất mốt,
Là cái
dáng rụt rè
Của những
em lớp một...
Một năm
nhiều ngày vui
Quan trọng
và vui thật.
Nhưng
chính ngày khai trường
Quan trọng
và vui nhất.
No comments:
Post a Comment